0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tình hình thanh toán chung

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM " DOC (Trang 33 -67 )

Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng là một trong 4 định hướng lớn của Ban

lãnh đạo NHNN đề ra cho toàn ngành. Thực hiện chủ trương đó trong lĩnh vực

thanh toán, kế toán của hệ thống Ngân hàng đã đạt được những kết quả to lớn và rất cơ bản. Việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống thanh toán, kế toán thủ công sang công tác điện tử, tin học đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự nghiệp đổi

mới hoạt động Ngân hàng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền

kinh tế, của ngành Ngân hàng, Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam ngay từ khi

dung, hình thức cũng như công tác phục vụ và đã thu được những kết quả khả

quan, cụ thể: Các nguồn chu chuyển tiền tệ ngày càng được tập trung qua Ngân

hàng nhiều hơn, thể hiện ở doanh số thanh toán qua Ngân hàng ngày càng tăng trong đó doanh số TTKDTM không ngừng được nâng lên, góp phần xoá đi tình trạng khan hiếm tiền mặt do tâm lý thích dùng tiền mặt của khách hàng, từ đó tiết

kiệm chi phí cho việc in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền mặt….

Để thấy được thực trạng công tác TTKDTM tại Sở giao dịch ta xem xét

bảng sau:

Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác thanh toán tại Sở giao dịch NHNo &

PTNT Việt nam

( Đơn vị: triệu đồng)

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh số thanh toán qua Ngân hàng của Sở

giao dịch tăng từ 194.533.302 triệu năm 1999 lên 373.782.012 triệu năm 2000 với

mức tăng là 179.248.710 triệu tương đương 92,14%. Đến cuối năm 2001, tổng thanh toán đạt 489.098.994 triệu đồng, tăng 115.316.982 triệu so với năm 2000, tương đương với tỷ lệ tăng 30, 85%.

Trong đó, ta thấy năm 1999 TTKDTM đạt doanh số 194.502.770 triệu,

chiếm 99,73% tổng thanh toán. Đến cuối năm 2000, con số này là 372.904.689 triệu, chiếm 99,77% trong tổng thanh toán , tăng so với năm 1999 là 178.901.919 triệu , tương đương với tỷ lệ tăng 92,21%. Tính đến 31.12.2001, doanh số

TTKDTM là 448.216.132 triệu, chiếm 99,8% tổng thanh toán, tăng 115.221.443

triệu so với năm 1999, tương đương với tỷ lệ tăng 30,9%. Điều này có nghĩa là thanh toán bằng tiền mặt đã giảm xuống cả về doanh số lẫn tỷ trọng trong tổng

thanh toán.

Như vậy, qua số liệu mô tả ở trên thì TTKDTM luôn chiếm một tỷ trọng rất

cao trong tổng thanh toán của Sở giao dịch, điều đó chứng tỏ hình thức TTKDTM đang ngày càng được sử dụng một cách phổ biến và dần khẳng định được chỗ đứng trong nền kinh tế. Đó cũng là kết quả tất yếu của việc đổi mới chính sách,

chế độ của hệ thống Ngân hàng , kết hợp với đội ngũ cán bộ trẻ hoá, có năng lực,

Bên cạnh đó, qua số liệu Bảng 4, ta thấy tình hình công tác TTKDTM ở Sở

giao dịch là lý tưởng với một tỷ lệ cao (luôn trên mức 99%) nhưng con số này không phản ánh tình hình TTKDTM của nền kinh tế. Nguyên nhân của khối lượng

TTKDTM cao là do NHNo & PTNT Việt nam ký hợp đồng thanh toán nhanh với các Ngân hàng nước ngoài như CITYBANK, ABN, AMRO…. Đặc biệt, với

nhiệm vụ là sở đầu mối trong toàn hệ thống thì ngoài khách hàng là các tổ chức

kinh tế, các cá nhân, Sở giao dịch còn có quan hệ với các Ngân hàng trong và

ngoài nước, hơn nữa, khách hàng của Sở giao dịch thường là khách hàng lớn do đó

phần thanh toán nội bộ thường chiếm khoảng 70% tổng giá trị TTKDTM. Như

vậy, có thể noí tình hình hoạt động TTKDTM của Sở cũng giống như các Ngân

hàng lớn trên địa bàn Hà nội là đang trên đà phát triển, bước đầu đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Góp phần vào thành công đó không thể không kể đến nỗ lực

của bản thân Ngân hàng trong việc đổi mới công tác thanh toán, cải tiến và đa dạng

hoá các thể thức thanh toán làm cho quá trình thanh toán không ngừng được hoàn thiện.

Tuy nhiên, trong kỳ, ta thấy thanh toán bằng tiền mặt giảm về số tương đối nhưng lại tăng lên về số tuyệt đối (Năm 2001 tăng 95.539 triệu so với năm 2000).

Tỷ lệ này chủ yếu là thanh toán tiết kiệm cho dân cư, chi lương cho các đơn vị có

tài khoản tiền gửi tại Sở giao dịch, đặc biệt là khách hàng mở tài khoản cá nhân

vẫn sử dụng thanh toán bằng tiền mặt. Thực tế này cho thấy tâm lý ưa dùng tiền

mặt trong nhân dân vẫn là hiện tượng phổ biến. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành Ngân hàng nói chung và Sở giao dịch nói riêng phải quan tâm để giảm bớt tỷ lệ thanh

toán bằng tiền mặt, tạo thói quen TTKDTM trong dân cư.

Trong quá trình hoạt động, quán triệt các quyết định, Nghị định, thông tư hướng dẫn của chính phủ, của NHNo cũng như sự chỉ đạo, điều hành cảu ban lãnh

đạo Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam, phòng kế toán đã có nhiều cố gắng

trong việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ đem lại kết quả khả quan. Công tác TTKDTM được áp dụng rộng rãi, chiếm ưu thế trong thanh toán, phù hợp với điều

kiện mới của nền kinh tế.

Hiện nay, Sở giao dịch đã áp dụng hầu hết các thể thức TTKDTM. Đi sâu

nghiên cứu, phân tích tình hình sử dụng các công cụ TTKDTM trong những năm

qua của Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam ta có bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình áp dụng các thể thức TTKDTM tại Sở giao dịch NHNo

& PTNT Việt nam

Đơn vị: triệu đồng

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng trong tổng doanh số TTKDTM thì thanh toán bằng UNC vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất chứng tỏ hình thức này được sử dụng phổ

biến nhất thể hiện ở cả về doanh số lẫn số món thanh toán. Qua khảo sát thực tế tại

Sở giao dịch cho thấy khách hàng rất ưa sử dụng hình thức thanh toán này. Ngược

lại, ta lại thấy thể thức thanh toán bằng UNT đạt doanh số thấp nhất so với tổng

TTKDTM . Về tình hình thanh toán Séc, tuy chiếm tỷ trọng không cao so với các

thể thức TTKDTM khác nhưng nó tương đối ổn định qua các năm, điều đó chứng

tỏ thanh toán bằng Séc luôn được khách hàng ưa chuộng và sử dụng một cách thường xuyên. NPTT cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị TTKDTM. Trong khi đó, hai hình thức TTD và thẻ thanh toán lại hoàn toàn chưa được sử

dụng nhưng nhìn chung về doanh số, TTKDTM luôn có chiều hướng tăng.

a). Tình hình sử dụng Séc

Hiện nay, tại Sở giao dịch sử dụng hai loại séc đó là séc chuyển khoản và séc bảo chi. Như ta đã biết, Séc là một trong những phương tiện TTKDTM rất hữu

ích, nó được xem là một công cụ thanh toán tiến bộ nhất trong các hình thức thanh

toán truyền thống của Ngân hàng vì thủ tục có phần đơn giản, thời gian nhanh, kịp

thời, dễ sử dụng.

Bảng 6: Tình hình thanh toán séc tại Sở giao dịch NHNo & PTNT Việt nam

Đơn vị: triệu đồng

Qua số liệu bảng (6) ta thâý: tổng doanh số thanh toán bằng Séc của năm

món, chiếm 0,6% tổng số món. Đến năm 2000, thanh toán séc đã tăng thêm 936

món với số tiền là 23.678 triệu đồng đưa doanh số thanh toán séc của năm 2000

lên 43.050 triệu, chiếm 0,012% tổng doanh số TTKDTM với 1.722 món tương đương 0,76% tổng số món thanh toán. Năm 2001, thanh toán bằng séc tiếp tục tăng

cả về số món và số tiền, cụ thể số món là 2.214 món, chiếm 0,79% tổng số món thanh toán, vượt 492 món so với năm 2000, đưa doanh số thanh toán lên 69.778 triệu, chiếm 0,014% tổng giá trị TTKDTM, tăng 26.728 triệu so với năm 2000, tương đương với tỷ lệ tăng là 62,1%.

Với những con số trên, ta nhận thấy, tình hình thanh toán séc của Sở giao

dịch tương đối ổn định và đang dần khẳng định được vị trí xứng đáng của mình

trong TTKDTM. Để có cái nhìn cụ thể hơn về hình thức này, xác định được hạn

chế và nguyên nhân của nó trong việc sử dụng séc từ đó có những biện pháp khắc

phục, ta sẽ đi phân tích từng loại séc:

a.1). Séc chuyển khoản

Đây là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng; tuy nhiên, nó lại ít được sử dụng tại Sở giao dịch. Điều này được thể hiện rõ qua các số liệu

sau:

Trong năm 2001, Sở giao dịch đã thực hiện được 980 món với tổng số tiền

là 22.878 triệu đồng, chiếm 32,8% trong tổng doanh số thanh toán séc tại Sở và chiếm 0,005% tổng doanh số TTKDTM. Nếu so với năm 2000 thì doanh số thanh

toán bằng séc chuyển khoản tăng 9.348 triệu với số món tăng lên là 242 món. So với năm 1999 thì năm 2001 tăng được 731 món với mức tăng về doanh số là 16.900 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 282,7%.

Tỷ trọng thanh toán bằng séc chuyển khoản trong thanh toán bằng séc nói

riêng và TTKDTM nói chung trong những năm qua còn thấp, tuy có chiều hướng gia tăng nhưng không lớn lắm. Qua khảo sát thực tế tại Sở giao dịch ta thấy, những

món có giá trị cao, người bán không chắc chắn khả năng thanh toán của người mua

thì họ thanh toán với nhau bằng các thể thức khác. Bởi lẽ:

- Séc chuyển khoản có thủ tục khá đơn giản: Do người mua phát hành và trả

Chính vì đơn giản như vậy nên khi xảy ra phát hành quá số dư thì quyền lợi của người thụ hưởng bị xâm phạm.

- Người thụ hưởng bị chiếm dụng vốn do nguyên tắc hạch toán ghi nợ trước, có sau của ngân hàng.

- Phạm vi thanh toán của séc chuyển khoản bị hạn chế

Cũng từ tính rủi ro cao cho người thụ hưởng như vậy nên tâm lý của người

thụ hưởng ít khi chấp nhận thanh toán bằng séc chuyển khoản.

Mặc dù, séc chuyển khoản có những hạn chế nhất định như đã trình bày ở

trên và hiện nay đang ít được sử dụng nhưng xét ở góc độ nào đó thì séc chuyển

khoản cũng có những ưu điểm là thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, thời gian luân chuyển

vốn nhanh, không phải lưu ký tiền chờ thanh toán như một số hình thức thanh toán khác... Đây cũng là những ưu điểm mà các ngân hàng nói chung và sở giao dịch

nói riêng có biện pháp khuyến cáo và tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng nhiều hơn.

a.2). Séc bảo chi

Trong các công cụ thanh toán séc thì séc bảo chi có ưu thế và an toàn hơn

tất cả các loại séc khác. Điều này được thể hiện rõ nét tại sở giao dịch NHNo &

PTNT Việt Nam.

Năm 1999, doanh số séc bảo chi đạt 13.394 triệu đồng, chiếm 19,14% trong

thanh toán séc và 0,007% trong tổng doanh số TTKDTM. Sang năm 2000, séc bảo chi tăng 447 món, tương đương 16.126 triệu so với năm 1999. Năm 2001, séc bảo chi tăng cả về số món và doanh số nhưng tỷ trọng so với doanh số séc lại giảm

xuống còn 67,2% chiếm 0,014% trong tổng TTKDTM. Như ta đã biết, trong điều

kiện nền kinh tế thị trường thì mức độ tin cậy giữa các đối tác khách hàng là chưa cao, hơn nữa, nhu cầu về vốn của các tổ chức hiện nay rất căng thẳng đòi hỏi đảm

bảo khả năng thanh toán nhanh và chắc chắn. Đây là lý do giải thích vì sao séc bảo chi được sử dụng nhiều hơn séc chuyển khoản tại sở giao dịch.

- Đứng trên góc độ là người thụ hưởng thì séc bảo chi có nhiều ưu điểm : có

tính chắc chắn vì khi thực hiện thanh toán cho khách hàng có tài khoản tại 2 ngân

thụ hưởng và ghi Nợ sau vào tài khoản người trả tiền. Mặt khác, phạm vi thanh

toán của séc bảo chi rộng hơn séc chuyển khoản.

- Tuy nhiên, đứng trên góc độ người trả tiền thì sử dụng séc bảo chi lại có nhược điểm : Do phải mở một tài khoản để lưu ký tiền nên ít nhiều đối với đơn vị

phát hành séc cũng bị chi phí đọng vốn trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, để được bảo chi, khách hàng phải làm thủ tục bảo chi nên cũng có những phiền hà đối

với họ.

Tuy vậy, trong những năm qua sở giao dịch cũng đã làm mọi cách để phục

vụ khách hàng tốt nhất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nhược điểm vốn có

của thể thức này như cố gắng đảm bảo tính toán và xử lý các bước về nghiệp vụ

bảo chi cũng như thanh toán séc bảo chi trong thời gian ngắn nhất (thông thường 1

séc bảo chi được thanh toán trong vòng 2 - 4 ngày).

b). Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền

Qua bảng 5 - tình hình áp dụng các thể thức thanh toán, ta có thể nhận thấy

thực tế trong thời gian qua, UNC là phương tiện thanh toán phổ biến và có mức

doanh số cao nhất tại sở giao dịch. Trung bình tỷ trọng thanh toán bằng UNC

chiếm tới 99% trong tổng số TTKDTM.

Đến 31/12/2000, thanh toán bằng UNC tăng lên rất nhanh cả về số tiền cũng như số món so với năm 1999, cụ thể : số món đạt được là 77.174 món, chiếm

34,21% tổng số món, tăng 47.683 món so với năm 1999, doanh số đạt được là 372.181.989 triệu, tăng 178.628.553 triệu so với năm 1999.

Năm 2001, số món UNC là 97.244 món, chiếm 34,1% tổng số món thanh toán, tăng so với năm 2000 là 20.070 món với doanh số tăng 114.975.328 triệu, đưa doanh số UNC năm 2001 lên 487.157.317 triệu, chiếm 99,9% tổng TTKDTM.

Nhìn chung, số món thanh toán bằng UNC có chiều hướng tăng dần, hay nói cách khác, UNC ngày càng được khách hàng ưa chuộng và sử dụng. Nguyên

nhân chính làm cho UNC được sử dụng rộng rãi là do :

- Phạm vi thanh toán rộng (thanh toán trong cả nước), thủ tục thanh toán đơn giản, người trả tiền chỉ cần lập UNC gửi ngân hàng phục vụ mình, nếu UNC

hợp pháp, hợp lệ, tài khoản tiền gửi đủ số dư, ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán ngay.

- Mặt khác, do ứng dụng công nghệ tin học vào thanh toán làm cho quá trình thanh tán bằng UNC được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

- Ngoài ra, UNC còn được sử dụng cho bản thân ngân hàng như để thực

hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, chi trả lãi, điều hoà vốn... nên doanh số

thanh toán UNC ngày càng cao.

- Hơn nữa, với chức năng thanh toán của sở đầu mối sở giao dịch có quan hệ thanh toán với nhiều khách hàng lớn như KBNN, các Ngân hàng nước ngoài (CITYBANK, ABN, AMRO...), nhận điều hoà vốn nội, ngoại tệ cho các chi nhánh

trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, có nhiều đơn vị lớn như sứ quán

Mỹ, tổ chức CARE, công ty máy tính FUJSU, công ty chuyển phát nhanh BNT...

trả lương cho cán bộ công nhân viên thông qua tài khoản tiền gửi tại sở giao dịch

bằng UNC. Chính những hoạt động này đã nâng doanh số thanh toán bằng UNC

của sở giao dịch lên mức cao nhất.

Tuy vậy, thể thức thanh toán này chỉ được áp dụng trong trường hợp khách

hàng có tín nhiệm lẫn nhau vì độ rủi ro vẫn là lớn cho cả 2 bên tuỳ thuộc vào thời gian giao hàng trước hoặc sau khi lập UNC. Trường hợp giao hàng sau khi lập

UNC trả tiền, nếu bên bán không đủ hàng hoặc chần chừ không chịu giao hàng thì thiệt hại thuộc về bên mua. Ngược lại, nếu bên bán giao hàng trước khi bên mua UNC trả tiền mà khi bên mua hàng không đủ hoặc không có tiền để thanh toán sẽ

bị ngân hàng từ chối thanh toán UNC đó. Như vậy, người bán khôngthu được tiền

và cũng không đòi được hàng. Trong trường hợp khách hàng không tin tưởng nhau

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM " DOC (Trang 33 -67 )

×