Đối với hình thức thanh toán bằng UNC

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam " doc (Trang 58 - 60)

Theo hình thức thanh toán này, việc trả tièn nhanh hay chậm đều phụ thuộc

thanh toán. Tuy nhiên, trong các quy định hiện hành lại không hề có kỷ luật thanh

toán nào để ràng buộc đơn vị mua. Do đó cần đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị trong thanh toán bằng cách :

- Cần quy định rõ thời hạn đơn vị mua phải lập UNC để trả tiền. Trong diều

kiện hiện nay, nên quy định sau 2 ngày kể từ ngày nhập kho hàng hoá, nhập các

cung ứng dịch vụ thì đơn vị mua phải lập UNC để trích tài khoản trả tiền cho đơn

vị cung cấp. Khi nộp UNC phải kèm theo hoá đơn nhập kho hàng hoá để ngân

hàng kiểm soát.

- Khi đơn vị mua đã lập UNC để thanh toán, nếu trên tài khoản đơn vị mua

không còn tiền hoặc thiếu tiền thì ngân hàng nên giữ lại UNC để theo dõi và tính phạt chậm trả, phạt phát hành quá số dư như đối với hình thức thanh toán séc.

- Trong cơ chế thị trường hiện nay, khách hàng của các ngân hàng chủ yếu

là các danh nghiệp và các tổ chức sản xất kinh doanh cũng như cá nhân có nhu cầu

về vốn cao, việc cho khách hàng vay trong thanh toán vừa tháo gỡ khó khăn về tài

chính cho khách hàng, đảm bảo cho đơn vị thụ hưởng thu được tiền, vừa thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng lại giữ được quan hệ tốt với khách hàng.

Như vậy, khi UNC quá số dư thì ngân hàng nên cho vay để đảm bảo khả năng thanh toán. Để làm tốt điều đó thì phải phân loại khách hàng. Nếu đối tượng là khách hàng tốt, có quan hệ thường xuyên lâu dài nhưng do nguyên nhân khách

quan dẫn tới số dư trên tài khoản không đủ thanh toán trong thời ngắn thì ngân hàng nên cho khách hàng vay với mức lãi suất phù hợp (cao nhất là bằng lãi suất

nợ quá hạn của loại cho vay ngắn hạn mà ngân hàng đang áp dụng).

3.3.3. Đối với hình thức thanh toán UNT

Khi khách hàng mở tài khoản ở ngân hàng một cách phổ biến thì nhà nước nên quy định các ngành thu các loại dịch vụ như : bưu điện, điện, nước, thuế ... sử

dụng hình thức thanh toán UNT. Chắc chắn, khách hàng sẽ ưa chuộng hình thức

này vì họ đỡ mất thời gian đi lại, muốn vậy, đòi hỏi bảng kê thanh toán tiền dịch

vụ của các ngành bưu điện, điện lực... phải chính xác. Khi doanh số thanh toán

tăng thì ngân hàng cũng cần xem xét thu phí thanh toán theo tỷ lệ phần trăm nhất định sao cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam " doc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)