C. Tiến trình dạy học
2. Cách vẽ đồ thị h/s: y= ax +b (a≠
0 )
Cho x = 0 ⇒ y = b ta được
điểm P (0; b) là giao điểm của đồ thị với trục tung. Cho y = 0 ⇒ x = - a b ta được điểm Q (- a b
; 0) là giao điểm của đồ thị với trục hoành
Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm P, Q ta được đồ thị hs y = ax + b
GV gọi 1 HS đọc lại 2 bước làm (SGK) Sau đó cho HS làm (?3) và gọi 2 HS lên bảng thực hiện. Mỗi HS vẽ 1 đồ thị.
Hàm số nào đồng biến? Nghịch biến.
(?3)
Vẽ đồ thị h/s : a) y=2x-3 b)y= -2x +3
a) Cho x= 0 suy ra y= -3 ta có điểm A( 0; -3 )
Cho y= 0 suy ra x= 3
2 ta có điểm B(3
2; 0)
kẻ đương thẳng qua 2 điểm A,B ta được đồ thị hàm số y=2x-3 3 y= -2x +3 3 2 y=2x-3 Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc và nắm vững kết luận về đồ thị h/s y = ax + b ( a ≠ 0) và cách vẽ đồ thị h/s y = ax + b. - Làm BT 15, 16 (SGK)
Rút kinh ghiệm... ...:... ...
ngày nhà giáo việt nam 20-11
Tiết 24: Luyện tập
Ngày soạn9/11/2008 Ngày giảng 10 /11/2008
A. Mục tiêu:
- Kiến thức :HS được củng cố : tính chất của hàm số bậc nhất ,Đồ thị h/s
y = ax + b (a ≠ 0) là 1 đường thẳng luôn cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, song song với đt y = ax nếu b ≠ 0 hoặc trùng với đt y = ax nếu b = 0,
- Kỹ năng : HS vẽ thành thạo đồ thị hs y = ax + b bằng cách xác định 2 điểm phân biệt thuộc đồ thị
-Thái độ : Cẩn thận ,chính xác , B. Chuẩn bịGV Và HS
GV: Bảng phụ kẽ sẵn lưới ô vuông. HS: Giấy kẽ sẵn ô vuông.
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. HS1: Chữa bài tập 15 (SGK)
HS2: Nêu khái niệm đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0, b ≠ 0)
Hoạt động 2: Bài mới GV gọi 1 học sinh đọc bài Yêu cầu cả lớp làm
GV cho học sinh nhắc lại: Khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến. Sau đó gọi trả lời phần a.
Em hiểu phần b ntn?
(đồ thị hàm số đi qua điểm A (1; 2) là ntn? GV cho học sinh làm yêu cầu và gọi học sinh trả lời.(thì toạ độ điểm đó thoả mãn h/s)
Đồ thị hs y = (m- 3)x là đt như thế nào? Nêu cách vẽ.
Gọi 1HS lên bảng vẽ đồ thị trên bảng phụ đã kẻ sẵn lưới ô vuông. Bài 15 (SBT - 59) a. Hàm số y = (m - 3) x - Đồng biến⇔m – 3 > 0 ⇒m > 3 - Nghịch biến ⇒ m – 3 < 0⇒ m < 3 b. Vì đường thẳng y = (m - 3) x đi qua điểm A(1;2) nên ta có:
2 = (m -3) 1 ⇒ m = 5
c. Vì đường thẳng y = (m - 3)x đi qua điểm B(1; - 2) nên ta có:
- 2 = (m - 3)1 ⇒ m = 1 d. Vẽ đồ thị:
Với m = 5 thì y = 2x, đt hs y = 2x đi qua gốc toạ độ và điểm ⇒ A (1;2) Với m = 1 thì y = -2x đt hs y = -2x đi qua gốc toạ độ và điểm B(1; -2)
GV gọi hs đọc bài:
Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời:
- Đồ thị HS cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 là như thế nào?
Cho HS làm và trả lời.
- GV yêu cầu HS làm phần b tương tự -> gọi 1 HS trả lời.
Với a = 2 hs có dạng như thế nào ? Nêu cách vẽ đồ thị của 2 hs trên.
GV gọi 1 hs lên bảng vẽ đồ thị của 1 hs trên. x y 2 -2 -3 Bài 16 (SBT) a. Đồ thị hs y = (a-1)x + a cắt trục tung tại điểm 2 có nghĩa là đi qua điểm A (0; 2) nên ta có:
2 = (a - 1)x + a ⇒ a = 2
b. Đồ thị hs y = (a- 1)x + a cắt trục hoành tại điểm – 3 có nghĩa là đi qua điểm B(- 3; 0) nên ta có: 0 = (a - 1).(-3) + a ⇒a = 2 3 = 1,5 c. với a = 2 thì y = x + 2 với a = 1,5 thì y = 0,5x + 1,5 • vẽ đồ thị h/s y = x +2 cho x=o ⇒y=2ta được điểm (0;2) cho y=o ⇒x=-2ta được điểm (-2;0)
• vẽ đồ thị h/s y =0,5x +1,5 cho x=0 ⇒y=1,5ta được điểm (0;1,5) cho y=0 ⇒y =-3 ta được điểm (0;-3) Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm trên Ta được đồ thị hàm số y =0,5x +1,5
Hoạt động 3: Củng cố
Cho HS nhắc lại cách vẽ đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0; b ≠ 0 )
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Đọc trước bài: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
-Rút kinhnghiệm... ... ...
Tiết 25: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
Ngày soạn /11/2008 Ngày giảng /11/2008
A. Mục tiêu:
- Kiến Thức :HS nắm vững điều kiện để 2 đường thẳng y = ax + b và y = a’x + b’ (a ≠
0; a’ ≠ 0)
- Kỹ năng: HS biết chỉ ra các cặp đường thẳng song song, cắt nhau. Biết vận dụng lý thuyết vào việc tìm giá trị của tham số trong các hàm số bậc nhất.
-Thái độ : Làm việc cẩn thận ,chính xác B. Chuẩn bị của gv và hs :
Thước thẳng , giấy kẻ ô vuông
C. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài
Hoạt động 1: Kiểm tra
GV yêu cầu cả lớp làm và gọi 1 HS lên bảng làm BT.
HS làm xong giáo viên cho HS dưới lớp nhận xét (GV đánh giá cho điểm)
Cho 2 đường thẳng bất kỳ trên mặt phẳng có những vị trí nào xảy ra.
Bài tập: Vẽ trên cùng 1 mặt phẳng toạ độ, đồ thị các hàm số:
y = 2x; y = 2x + 3
Nêu nhận xét về 2 đồ thị này
Hoạt động 2: Bài mới.
GV yêu cầu HS vẽ tiếp đồ thị hs y = 2x - 1 trên mặt phẳng toạ độ với BT .
Em có NX gì về vi trí 2 đường thẳng y = 2x + 3 và y = 2x – 1
Nhận xét về hê số a, b của 2 h/s trên.
Theo em 2 đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) y = a’x + b’ (a’≠ 0) khi nào song song, khi nào trùng nhau. Đưa ra kết luận (SGK)