Kết quả kháng sinh đồ

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh do vi khuẩn bacillus sp. gây ra trên cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) nuôi tại khánh hòa (Trang 44 - 49)

Kết quả kiểm tra độ nhạy của các chủng vi khuẩn B. cereus phân lập từ cá bệnh

đối với các loại kháng sinh được trình bày tại bảng 3.4. Kết quả cho thấy vi khuẩn nhạy cảm với 4 loại kháng sinh, mẫn cảm yếu (trung gian) với 3 loại kháng sinh và có khả năng kháng với 5 loại kháng sinh.

Bảng 3.4: Độ nhạy của chủng vi khuẩn B. cereus phân lập từ cá chẽm bệnh ở

Khánh hòa với 12 loại kháng sinh được phép dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đường kính vòng kháng

khuẩn (mm) Độ nhạy của kháng sinh Loại kháng sinh Nồng độ kháng sinh (µm) CRB170613 NHB130214 CRB170613 NHB130214

Erythromycin 15 25 24 Nhạy Nhạy

Ciprofloxacin 5 20 24 Nhạy Nhạy

Gentamycin 10 17 20 Nhạy Nhạy

Rifampin 30 16 17 Nhạy Nhạy

Nalidicid acid 30 15 15 Trung gian Trung gian

Doxycycline 30 14 15 Trung gian Trung gian

Streptomycin 10 14 14 Trung gian Trung gian

Tetracycline 30 13 13 Kháng Kháng Clindamycin 2 13 13 Kháng Kháng Norfloxacine 5 10 0 Kháng Kháng Cefalexin 30 0 0 Kháng Kháng Amoxycillin 25 0 0 Kháng Kháng 3.2.Thảo luận

Vi khuẩn B. cereus phân bố rộng rãi trong môi trường tự nhiên bao gồm cả trong

đất, nước và không khí; trong thực vật; trong ống tiêu hóa của côn trùng cũng như trong các môi trường làm việc của con người như môi trường bệnh viện, môi trường trong các nhà máy chế biến thực phẩm [42, 48, 57]. Liên quan tới hoạt động sống của

con người, bên cạnh vai trò có ích khi B. cereus có mặt trong thành phần của một số

này gần đây được quan tâm hơn với vai trò là tác nhân gây bệnh. Nhiều bệnh xảy ra

trên người và động vật đã được thông báo do B. cereus gây ra [21], trong đó có bệnh trên động vật thủy sản như trên cá chép Cyprinus carpio, cá Morone saxatilis [11, 18,

36]. Cũng có nhiều thông báo về sự hiện diện của vi khuẩn này theo hướng có hại đến sức khỏe con người ở thực phẩm như sữa, gạo, ngũ cốc và những thức ăn giàu carbohydrate khác [10, 14, 15, 66]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào thông báo về

phân lập vi khuẩn B. cereus từ cá chẽm bệnh và từ thức ăn công nghiệp dùng cho cá

chẽm cũng như xác định khả năng gây bệnh của vi khuẩn này trên cá chẽm. Vì vậy,

đây là thông báo đầu tiên về phân lập vi khuẩn B. cereus từ cá chẽm bệnh, từ thức ăn

viên dùng cho cá chẽm và cũng là thông báo đầu tiên về vi khuẩn này như là tác nhân gây bệnh trên cá chẽm.

Trong nghiên cứu này, ngoài 2 chủng vi khuẩn B. cereus phân lập được từ cá chẽm

bệnh nuôi ở khu vực Khánh Hòa, các mẫu thức ăn công nghiệp dạng viên được sử dụng cho cá chẽm bệnh cũng có tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn này với tần số 8/17 (47%), mật độ từ 102 đến 103 CFU/g. Với kết quả trên, thức ăn nhiễm vi khuẩn B. cereus được

xem là một trong những nguồn đưa vi khuẩn này vào cơ thể cá và môi trường nuôi cá chẽm.

Theo thức ăn, vi khuẩn được đưa một cách bị động vào ống tiêu hóa của cá và có thể hiện diện tạm thời trong ống tiêu hóa của cá như trong trường hợp ở ruột của một số động vật có vú [57]. Tuy nhiên, vi khuẩn này đã được chứng minh có thể thích nghi

tốt trong vật chủ khi một vài nghiên cứu thông báo tìm thấy trên vi khuẩn này (B. cereus ATCC 14579) một gen giúp vi khuẩn thích nghi việc sử dụng protein như

nguồn dinh dưỡng chính hơn carbohydrate khi sống trong cơ thể vật chủ và gen này

được bảo tồn [41]. Mặt khác, độc lực của vi khuẩn B. cereus do các gen không di

truyền quyết định và dễ dàng trao đổi các gen độc lực lẫn nhau [21]. Bên cạnh đó,

nghiên cứu này cũng đã xác định chủng vi khuẩn B. cereus TAOC3 phân lập từ thức

ăn có khả năng gây bệnh cho cá ở với liều gây nhiễm ID50 là 105,82 CFU/cá. Vì thế nên,

khi gia tăng mức độ phơi nhiễm sinh vật với B. cereus có thể gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh do vi khuẩn này gây ra. Điều này đồng nghĩa với sự hiện diện của B. cereus trong

các mẫu thức ăn sử dụng cho cá có thể đã gây ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe cá, làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của cá với vi khuẩn này.

Kết quả cảm nhiễm thực nghiệm cho thấy các chủng B. cereus phân lập được đã

tác động bất lợi gây những biến đổi bệnh lý cho cá chẽm khi dẫn truyền ở nồng độ

thích hợp, kết quả này có sự tương đồng với những nghiên cứu về các loài Bacillus gây bệnh trên một số loài cá khác. Hai chủng vi khuẩn B. cereus sử dụng trong thí

nghiệm cảm nhiễm đã gây xuất huyết nội quan nghiêm trọng và tích dịch xoang bụng ở cá chết, hiện tượng này tương tự với mô tả của Oladosu và CTV. (1994) [11] về biểu hiện bệnh lý ở các loài cá nước ngọt nghi bị nhiễm bệnh Bacillosis ở Nigeria

trong khoảng thời gian 1989-1991. Khi dẫn truyền bằng cách tiêm cơ, B. cereus cũng

đã gây ra những tổn thương trên da cá chẽm như xuất hiện vùng mờ đục trên da, hoại tử và lở loét vùng cơ dưới da. Những tổn thương này giống với những tổn thương do

vi khuẩn B. mycoides, một loài trong nhóm vi khuẩn B. cereus, gây ra trên cá nheo Mỹ năm 1992 [36]. Tuy nhiên, giống như thông báo trong nghiên cứu trên cá Morone saxatilis và cá nheo Mỹ [36], hiện tượng cá chết chỉ xảy ra ở những nồng độ vi khuẩn

cao, từ 106 CFU/cá trở lên hay tổn thương hoại tử, lở loét cơ chỉ xảy ra ở nồng độ lớn hơn 103 CFU/cá ở chủng vi khuẩn CRB170613 và lớn hơn 104 CFU/cá ở chủng vi khuẩn TAOC3.

Vi khuẩn B. cereus cũng là tác nhân gây bệnh cho nhiều loài động vật có vú. Nhiều nghiên cứu cảm nhiễm B. cereus trên những động vật này cũng đã cho biểu

hiện bệnh tương tự. Vi khuẩn này đã được thông báo gây ra hoại tử lở loét trên da ở chuột [19], thỏ [58] khi tiêm dưới da ở nồng độ vi khuẩn thấp hơn 106 CFU/cá thể hay gây chết cho chuột khi gây nhiễm bằng hình thức tiêm xoang bụng, tiêm dưới da hay qua đường hô hấp ở nồng độ vi khuẩn 107 CFU/cá thể [19, 60]. Điều thú vị là trong các thí nghiệm ở chuột, diễn biến bệnh lý trên chuột và trên cá chẽm khá giống nhau, vật chủ đều chết cấp tính trong vòng 6 h ở nồng độ cao nhất, 107 CFU/cá và 107 CFU/chuột, nhưng các nồng độ thấp không có dấu hiệu hay chỉ gây hoại tử lở loét tại vùng tiêm. Giải thích cho hiện tượng chết cấp tính trên chuột ở những nghiệm thức gây nhiễm nồng độ cao, Tayabali và CTV. (2010) [60] đã nghiên cứu và phát hiện sự gia tăng 11-200 lần các cytokine IL-1β vàTNF-α (các cytokine có vai trò là chất truyền tin giúp biệt hóa và huy động các tế bào bạch cầu tới vùng viêm) sau 2 h tiếp xúc vi khuẩn ở các nhóm chuột gây nhiễm với liều cao; mặt khác vi khuẩn cũng đã không được tìm thấy trong cơ thể chuột sống sót sau 160 h; từ những điều trên tác giả đã

nhận định những con chuột chết cấp tính ở nồng độ cao là do một hiện tượng giống sock nghiêm trọng.

Liều gây chết 50% (LD50) đã không xác định được trong nghiên cứu này do hiện tượng chết chỉ xảy ra ở hầu hết cá được tiêm nồng độ cao ở cả hai chủng vi khuẩn; liều gây nhiễm 50% (ID50) của hai chủng vi khuẩn CRB170613 và TAOC3 được xác định lần lượt là 104,47 CFU/cá và 105,82 CFU/cá. Dường như độc lực của chủng TAOC3 phân lập từ thức ăn thấp hơn so với độc lực của chủng vi khuẩn CRB170613. Điều này có thể được giải thích do khả năng thích nghi trong cơ thể vật chủ của hai chủng vi khuẩn. Chủng CRB170613 đã từng gây bệnh, đã thích nghi một phần với hệ miễn dịch và khả năng sử dụng protein của cơ thể cá chẽm nên liều gây nhiễm thấp hơn. Dù có sự sai khác nhưng kết quả cảm nhiễm đã chứng tỏ hai chủng vi khuẩn phân lập từ thức ăn và từ cá đều có độc lực, có khả năng gây bệnh nhưng yếu và có thể xếp vào nhóm tác nhân gây bệnh cơ hội. Mặt khác, những biểu hiệu tổn thương trên cơ ở thí nghiệm

gây nhiễm đã chứng tỏ B. cereus có thể là tác nhân gây nhiễm cục bộ, gây tróc vẩy,

hoại tử cơ, lở loét dưới da cho cá chẽm nuôi được kiểm tra. Những thương tổn trên da này có lẽ không gây chết cá nhưng đã tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập, phát triển và gây bùng phát bệnh. Điều này được khẳng định thêm khi hiện tượng đa

tác nhân ở tất cả các mẫu cá chẽm bệnh phân lập được B. cereus và cũng giải thích

cho tần số bắt gặp vi khuẩn này thấp trong quá trình nghiên cứu.

Kết quả kiểm tra mô học đã chứng minh hiện tượng nhiễm khuẩn hệ thống của cá chẽm khi gây nhiễm vi khuẩn nồng độ cao, cao hơn 106 CFU/cá. Đồng thời, những đáp ứng của cơ thể với sự xuất hiện của vi khuẩn cũng được thể hiện qua hiện tượng viêm mạch, sự thâm nhiễm của bạch cầu trong các tổ chức mô. Có thể chính những phản ứng này của cơ thể cá đã gây nên hiện tượng xuất huyết nghiêm trọng và tổn thương về mặt cấu trúc tổ chức mô và tế bào ở các cơ quan, gây nên những biến đổi không phục hồi và là nguyên nhân gây cá chết nhanh chóng.

Kết quả kháng sinh đồ cho thấy khả năng sử dụng thành công một số loại kháng sinh để điều trị bệnh do vi khuẩn này gây ra trên cá. Tuy nhiên nguy cơ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn này rất cao khi 5/12 loại kháng sinh thử nghiệm đã bị

kháng, 2 loại kháng sinh đã từng được thông báo nhạy cảm với chủng Bacillus cereus

Mặt khác, dù được phép sử dụng nhưng hầu hết các loại kháng sinh nhạy cảm đều nằm trong danh sách khuyến cáo hạn chế sử dụng trong thủy sản [1]. Vì thế nên việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh này chỉ là biện pháp tạm thời, không mang tính bền vững.

Sự hiện diện của vi khuẩn trong các mẫu cá chẽm bệnh và trong thức ăn đã

chứng tỏ nguy cơ nhiễm vi khuẩn B. cereus cao ở cá nuôi. Vì là tác nhân cơ hội nên B. cereus có thể tồn tại trong cá và trong môi trường nuôi với vai trò như là sinh vật trong

hệ vi sinh tự nhiên hay với vai trò là tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, dù ở bất kỳ trường

hợp nào, sự hiện diện của B. cereus trong cá và trong môi trường nuôi sẽ gia tăng xác suất có mặt của B. cereus trong các sản phẩm cá đông lạnh. Mặt khác, ở người, vi

khuẩn này được biết đến là nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm cũng như tác nhân cơ hội gây tổn thương nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở mắt, da [21, 57]. Vì vậy mà sự hiện diện của vi khuẩn trong cá bệnh và trong thức ăn sử dụng cho cá không chỉ gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trên cá mà còn gia tăng nguy cơ gây bệnh cho người.

Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh do vi khuẩn bacillus sp. gây ra trên cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) nuôi tại khánh hòa (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)