Kết quả kiểm tra mô học cá chẽm nhiễm bệnh sau khi cảm nhiễm

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh do vi khuẩn bacillus sp. gây ra trên cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) nuôi tại khánh hòa (Trang 41 - 44)

Những mẫu mô thu từ 4 cá sống sót khi kết thúc thí nghiệm tiêm xoang bụng không phát hiện thấy vi khuẩn và những biến đổi mô học rõ rệt. Tuy nhiên, tất cả các mẫu mô học của cá hấp hối đều thể hiện các biến đổi của hiện tượng nhiễm khuẩn hệ thống với sự xuất hiện các vùng viêm ở các cơ quan như gan, thận, lách, não.

Vi khuẩn xuất hiện từng đám ở màng ngoài thận, hay trong vùng mô kẽ của thận (hình 3.10 b). Hiện tượng viêm mạch cùng với sự thâm nhiễm của tế bào bạch cầu và hồng cầu bao quanh các ống thận (hình 3,10 c), các tế bào biểu bì ống thận bị thoái hóa, ống thận mất đi cấu trúc dạng ống (hình 3.10 d).

Hình 3.10: Mô học của thận cá chẽm khỏe (a) và các biến đổi mô bệnh học ở thận cá

chẽm bệnh do B. cereus: tổ chức thận thể hiện từng đám vi khuẩn (mũi tên) (b), hiện tượng

viêm mạch (c), xâm nhiễm bạch cầu (*) và ống thận bị mất cấu trúc dạng ống (mũi tên) (d).

a b c d 100µm 75µm 10µm 200µm * 50µm

Ở gan, hiện tượng viêm được thể hiện với sự sung huyết ở các mao mạch, các tế bào nội mạc mạch máu bị tổn thương dẫn đến sự thoát dịch vào các mô kẽ, sự thâm nhập của các tế bào bạch cầu đến vùng viêm và sự xuất hiện các vùng gan bị xơ hóa do viêm (Hình 3.11 b). Ở một số tiêu bản, các tế bào gan bị không bào hóa, hay thoái hóa từ nhẹ đến nặng và hoại tử mất đi cấu trúc hình đa diện. Vi khuẩn cũng được phát hiện từng đám trong vùng viêm (hình 3.10 c).

Hình 3.11: Mô học của gan cá chẽm khỏe (a) và các biến đổi mô bệnh học

của tổ chức gan cá chẽm bệnh gây bởi B. cereus: tổ chức mô gan cá bệnh thể

hiện hiện tượng viêm mạch (b), sung huyết ở các mao mạch và tế bào gan bị không bào hóa (c), vi khuẩn xuất hiện từng đám (d).

a b c d * * 100µm 200µm 20µm 100µm 100µm

Hình 3.12: Mô học của lách, não cá chẽm khỏe (a) (c) và các biến đổi mô bệnh

học của lách, não, cơ cá chẽm bệnh gây bởi B. cereus: tổ chức lách cá bệnh thể hiện

sự sung huyết (mũi tên) và thâm nhiễm bạch cầu (*) (b); tổ chức não cá bệnh thể hiện xuất huyết màng não (mũi tên) (d); tổ chức cơ bị hoại tử (NE) (e) và vi khuẩn xuất

hiện từng đám trong vùng cơ bị hoại tử (mũi tên) (f).

Ở lách, vùng rìa ngoài tổ chức mô lách hiện diện các ổ viêm với sự xuất hiện và bao vây bởi các tế bào bạch cầu (hình 3.12 b). Tổ chức mô não thể hiện hiện tượng xuất huyết màng não (hình 3.12 d), ngoài ra cũng bắt gặp hiện tượng sung huyết: xoang mạch máu bị giãn nở, tập trung nhiều tế bào máu. Tổ chức mô cơ của cá được

dẫn truyền bằng phương háp tiêm cơ thể hiện sự hoại tử mất đi cấu trúc dạng bó, vùng cơ bị hoại tử bắt màu toan tính đậm (hình 3.12 e), vi khuẩn cũng xuất hiện từng đám giữa các bó cơ bị hoại tử (hình 3.12 f).

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh do vi khuẩn bacillus sp. gây ra trên cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) nuôi tại khánh hòa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)