Kết quả thí nghiệm xác định độc lực

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh do vi khuẩn bacillus sp. gây ra trên cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) nuôi tại khánh hòa (Trang 37 - 41)

Kết quả thí nghiệm dẫn truyền bằng phương pháp tiêm xoang bụng.

Ở cả hai chủng vi khuẩn CRB170613 và TAOC3, hiện tượng chết cấp tính trong vòng 18 h sau khi dẫn truyền đã xảy ra ở hai liều gây nhiễm cao, 107 CFU/cá và 106 CFU/cá, tuy nhiên, ở những liều gây nhiễm thấp hơn, cá không thể hiện bất cứ dấu hiệu bệnh lý nào bất thường trong suốt quá trình thí nghiệm (hình 3.4). Ở nồng độ vi khuẩn cao nhất, 107 CFU/cá, cá có dấu hiệu bất thường sau khi dẫn truyền vi khuẩn 4 h, bắt đầu chết sau 5 h và đạt tỷ lệ chết 100% sau 6 h.

Hình 3.4: Tỷ lệ chết tích lũy của cá chẽm ở những nồng độ vi khuẩn khác nhau khi dẫn truyền bằng phương pháp tiêm xoang bụng chủng vi khuẩn CRB170613

và chủng TAOC3.

Sau khi gây nhiễm thực nghiệm, cá bệnh thường có màu sắc đen tối, thể hiện sự bất thường trong hoạt động như cá mất thăng bằng, bơi lờ đờ trên mặt nước hay hôn mê nằm ở đáy bể. Một số cá bệnh bị xơ vây, xuất huyết ở gốc vây bụng, vây hậu môn hay xuất huyết hậu môn (hình 3.5 a). Giải phẫu nội quan bên trong của cá chết cho thấy hầu hết cá có hiện tượng tích dịch xoang bụng, gan xuất huyết hay tái nhạt, nội

tạng teo nhỏ và xuất huyết (hình 3.5 b), não xuất huyết. Đã phân lập được B. cereus từ

gan, thận, não của tất cả cá chết trong thí nghiệm, tuy nhiên không tìm thấy vi khuẩn này ở mẫu cấy từ gan, thận, não ở cá sống sót khi kết thúc thí nghiệm.

Hình 3.5: Dấu hiệu bệnh lý của cá chẽm khi gây nhiễm bằng cách tiêm xoang bụng: xuất huyết vây (a); xuất huyết nội quan, tích dịch xoang bụng (b). Kết quả thí nghiệm dẫn truyền bằng phương pháp tiêm cơ.

Tương tự như kết quả của thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm xoang bụng, thí nghiệm cảm nhiễm bằng phương pháp tiêm cơ cũng chỉ gây chết cá khi liều gây nhiễm cao, từ 106 CFU/cá trở lên, mà không gây chết ở liều gây nhiễm thấp hơn (hình 3.6). Toàn bộ cá chết đều có hiện tượng hoại tử ở vùng tiêm, vùng hoại tử lan rộng ra xung quanh vị trí tiêm và chiếm một diện tích lớn ở vùng lưng cá. Giải phẫu cá nhiễm bệnh cho thấy sự xuất huyết các nội quan (hình 3.8 a). Vi khuẩn luôn được phân lập thuần từ gan, thận, não của cá hấp hối.

Kết quả thí nghiệm tiêm cơ cũng cho thấy cá biểu hiện thương tổn xung quanh vùng tiêm ở các nghiệm thức dẫn truyền nồng độ vi khuẩn CRB170613 từ 3,78 x 103 CFU/cá trở lên và nồng độ vi khuẩn TAOC3 lớn hơn hoặc bằng 8,13 x 104 CFU/cá. Ở những liều gây nhiễm càng cao, diễn biến bệnh lý càng nhanh (hình 3.7) và dấu hiệu bệnh lý càng rõ ràng. Những tổn thương được thể hiện bao gồm vùng da xám nhạt do hoại tử cơ xuất hiện quanh vị trí tiêm (hình 3.8 a) hay trên vùng da biểu hiện bất thường xuất hiện vết lở loét có thể lan rộng và ăn sâu vào cơ cá (hình 3.8 b). Trong suốt thời gian thí nghiệm, tỷ lệ chết ở cá đã biểu hiện lở loét là 0%. Những tổn thương lở loét có xu hướng được phục hồi khi kết thúc thí nghiệm, sau 14 ngày. Liều gây nhiễm 50 % (ID50) của hai chủng vi khuẩn CRB170613 và TAOC3 lần lượt là 104,47 CFU/cá và 105,82 CFU/cá.

Hình 3.6: Tỷ lệ chết tích lũy của cá chẽm khi dẫn truyền bằng phương pháp tiêm cơ vi khuẩn CRB170613 và TAOC3.

Hình 3.7: Dấu hiệu bệnh lý của cá chẽm khi gây nhiễm bằng phương pháp tiêm cơ: vùng cơ trên lưng hoại tử mờ đục, nội quan xuất huyết (a), cá bi hoại tử lở

loét tại vùng tiêm (b).

b a

Hình 3.8: Tỷ lệ tích lũy cá chẽm biểu hiện hoại tử, lở loét cơ khi dẫn truyền bằng phương pháp tiêm cơ ở những nồng độ vi khuẩn khác nhau chủng vi khuẩn

CRB170613 và chủng vi khuẩn TAOC3.

Hình 3.9. Tương quan giữa nồng độ vi khuẩn B. cereus tiêm vào cơ và tỉ lệ cá

Một phần của tài liệu tìm hiểu bệnh do vi khuẩn bacillus sp. gây ra trên cá chẽm lates calcarifer (bloch, 1790) nuôi tại khánh hòa (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)