Tình hình sử dụng, quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hải Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở đô thị tại địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 67 - 104)

4. Ý nghĩa:

3.2.Tình hình sử dụng, quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hải Hà

3.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Kết quả thống kê đất đai qua các năm từ 2006 đến năm 2010 được thể hiện ở bảng 4.1. Theo đó, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Hải Hà năm 2006 đến 2010 là 51393,17ha. Trong đó có 3 nhóm đất chính là: Đất nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Loại đất chủ yếu trên địa bàn là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu các loại đất, nhưng đến năm 2010 đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng tương gần bằng nhau. Diện tích của các loại đất thay đổi qua các năm, theo hướng giảm đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó đất ở và đất chuyên dùng tăng nhiều nhất. (Số liệu thống kê kiểm kê năm 2010 của phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Hải Hà, 2009) [8].

Bảng 4.7: Tình hình sử dụng đất qua các năm Đơn vị tính: (ha) STT Mục đích sử dụng Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng diện tích tự nhiên 51393,17 51393,17 51393,17 51393,17 51393,17 1 Đất nông nghiệp NNP 33371,30 33354,34 33343,68 33321,65 39836,05 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6359,89 6341,40 6331,30 6333,85 5022,24 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3987,91 3969,42 3959,32 4067,97 3782,52

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2371,98 2371,98 2371,98 2265,88 1239,72

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 26150,87 26197,47 26196,37 26133,97 33918,74

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 14584,55 14701,15 14700,05 14567,65 18711,20

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 11566,32 11496,32 11496,32 11566,32 15207,54

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 860,17 815,10 815,64 853,46 894,70

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,37 0,37 0,37 0,37 0,37

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3840,94 4276,56 4290,59 3774,17 5764,35

2.1 Đất ở OTC 342,93 353,46 361,96 329,53 388,86

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 316,05 321,93 330,43 303,78 348,42

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 26,88 31,53 31,53 25,75 40,44

2.2 Đất chuyên dùng CDG 1037,05 1460,24 1465,77 983,40 2440,06

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp CTS 24,70 24,70 24,70 24,26 19,10 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 133,54 132,74 132,74 132,74 112,11

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,80 0,80 0,80 0,80

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp CSK 111,91 524,30 525,66 77,56 1269,90 2.2.5 Đất mục đích công cộng CCC 766,90 777,70 781,87 748,04 1038,15

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,98 0,98 0,98 0,98 0,95

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa

địa NTD 86,89 88,79 88,79 86,89 90,68

2.5 Đất sông suối và mặt nư-

ớc chuyên dùng SMN 2371,09 2371,09 2371,09 2371,37 2841,80

2.6 Đất PNN khác PNK 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00

3 Đất chưa sử dụng CSD 14180,93 13762,27 13758,90 14297,35 5792,77

3.1 Đất bằng chưa sd BCS 6838,47 6539,26 6537,97 6869,17 4909,48

3.2 Đất đồi núi chưa sd DCS 7328,66 7209,21 7207,13 7415,57 853,99

3.3 Núi đá không có rừng NCS 13,80 13,80 13,80 12,61 29,30

Huyện Hải Hà có tổng diện tích tự nhiên là 51393,17 ha, dân số thưa và phân bố không đồng đều, dân số nông thôn là 48.805 người chiếm 88,38% dân số toàn huyện. Dân số đô thị là 6.416 người chiếm 11,62% dân số toàn huyện. Mật độ dân số 102 người/km2, tại thị trấn Quảng Hà có mật độ dân số cao nhất huyện, gần 4.000 người/km2. Hiện nay, đất nông nghiệp chiếm 64,83% trong tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 7,34%, trong đó có 329,53 halà đất ở (chiếm 8,73%), như vậy, đất phi nông nghiệp chủ yếu được sử dụng vào mục đích để ở, xây dựng các công trình chuyên dùng và các loại đất phi nông nghiệp khác. Nhóm đất nông nghiệp chiếm phần lớn 33321.65 ha, phân bố chủ yếu ở các xã. Còn lại là đất chưa sử dụng chiếm 27,81% so với tổng diện tích tự nhiên.

3.2.2. Tình hình cấp GCN quyền SDĐ tại huyện Hải Hà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hải Hà đã có sự biến động về giá đất tương đối nhiều. Ta quan tâm đến vấn đề chuyển nhượng đất qua các năm 2006 đến 2010. Năm 2006, thị trường BĐS diễn ra bình thường. Năm 2007, 2008, 2009 thị trường BĐS lại diễn ra sôi động hơn, do Chính Phủ phê duyệt khu Công nghiệp cảng biển nước sâu trên địa bàn huyện. Nguồn cung đất đai trong thị trường khá lớn, việc chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai diễn ra nhiều hơn so với các năm trước. Năm 2010 việc chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai lắng xuống so với năm 2007, 2008 và 2009 nhưng vẫn giữ được mức ổn định. Việc thực hiện chuyển nhượng tương đối dễ dàng và thuận tiện. Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được công khai và thực hiện thuận tiện, tuy nhiên việc xác định thời điểm sử dụng đất, thời điểm để cho hợp thức hóa cấp giấy chứng nhận còn găp nhiều khó khăn nên gây thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước.

Bảng 4.8 : Tình hình cấp giấy chứng nhận QSD đất đến năm 2010

(Nguồn: Số liệu phòng Tài nguyên và Môi trường huyện)

ST T Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 Tình hình cấp giấy chứng nhận QSDĐ Số giấy chứng nhận đã trao Số lƣợng giấy đã cấp Diện tích đã cấp GCNQSDĐ (ha) Hộ gia đình, nhân Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức (1) (2) (3) (11) (12) (13) (14) (17) I Đất nông nghiệp 39836,05

1 Đất sản xuất nông nghiệp 5022,24

2 Đất lâm nghiệp 33918,74 1884 0 4170,77 0 1884 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 894,70 70 0 280 0 70 5 Đất nông nghiệp khác 0,37

II Đất phi nông nghiệp 5764,35 13125 0 317,3 0 13125

1 Đất ở 388,86 13125 0 317,3 0 13125

2 Đất chuyên dùng 2440,06

- Đất trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp 19,10 - Đất quốc phòng 112,11

- Đất an ninh 0,80

- Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp 1269,90 - Đất có mục đích công

cộng 1038,15

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,95

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,68

5 Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 2841,80 6 Đất phi nông nghiệp khác 2,00

III Đất chƣa sử dụng 5792,77

Số liệu bảng trên cho thấy đến hết năm 2010, phòng TN&MT trường huyện mới tập trung cấp được GCNQSD đất Lâm Nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất ở cho các hộ gia đình cá nhân, (riêng đất sản xuất nông nghiệp hàng năm đã cấp theo Nghị định 64 của Chính phủ huyện cơ bản đã cấp được cho các hộ dân trên 16 xã, thị trấn. Tuy nhiên còn 2 thôn của 2 xã chưa cấp được một phần do địa hình phức tạp và một phần vào thời điểm đó không có dân cư sinh sông) và hiện tại phòng Tài nguyên – Môi trường huyện không còn lưu được số liệu cụ thể về diện tích và số GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp đã cấp cho các hộ dân. Trong qua trình thực hiện việc cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân việc cấp giấy CNQSD đất cho đất ở được huyện hết sức quan tâm.

Số diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận so với diện tích cần cấp được thể hiện qua đồ thị hình 4.1.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 Diện tích đất cần cấp Diện tích đất đã cấp Đất lâm nghiệp Đất ở Đất NTTS

Hình 4.1: Biểu đồ diện tích đã cấp giấy CNQSD đất

Kết quả qua biểu đồ hình số 4.1 cho thấy hiện nay trên địa bàn huyện Hải Hà đã cấp được hầu hết diện tích đất ở chiếm 317,3 ha (81.6%) so với tổng tiện diện tích cần cấp. Diện tích đất lâm nghiệp cấp được 4170,77 ha (12.3%) so với diện tích cần cấp. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ

sản cấp được 280 ha (31.3%) so với diện tích cấp được cần cấp là 894,7 ha.

Kết quả thống kê công tác cấp GCN quyền sử đất, cấp mới, chuyển nhượng được thể hiện qua đồ thị hình 4.2.

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2006 2007 2008 2009 2010 Số vụ chia tách Số vụ chuyển nhƣợng Số vụ chuyển mục đích Số vụ cấp mới

Hình 4.2. Thống kê các trƣờng hợp cấp GCN QSD đất ở theo từng loại trên địa bàn huyện Hải Hà giai đoạn 2006-2010

Số liệu đồ thị 4.2. cho thấy số GCN quyền SDĐ được cấp cho các vụ mua bán, chuyển nhượng đất là cao nhất. Năm 2006 có số vụ chuyển nhượng thấp nhất là 212 vụ, năm 2007 có số vụ chuyển nhượng là 280 vụ, phản ánh thời kì đóng băng của thị trường BĐS. Đến năm 2008, tổng số vụ chuyển nhượng đạt cao nhất (545 vụ) do thị trường đã bắt đầu sôi động trở lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế, những đường phố trung tâm, những đường phố nối trực tiếp với các khu đô thị lớn, có lưu lượng giao thông lớn, mật độ dân cư đông thường có số chuyển nhượng lớn hơn do tâm lý chọn đường phố thuận tiện để ở và sản xuất, kinh doanh và phục vụ cho đi lại.

Nhìn chung, giá đất các đường phố nhóm I, II thường rất cao, hơn nữa những chủ sở hữu và sử dụng của các thửa đất ít có nhu cầu chuyển nhượng. Tại các vị trí trên các đường phố nhóm I, II, chủ sử dụng đất có thể trực tiếp kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng với giá cao để thu lợi

nhuận. So với các đường, phố các nhóm còn lại, những thửa đất thuộc đường, phố nhóm III có điều kiện cơ sở hạ tầng và khả năng sinh lợi khá, sự chuyển nhượng nhà đất trong nhóm diễn ra sôi động do phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người.

Qua số liệu thu thập tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện Hải Hà cho thấy, thực tế người dân khi đến cơ quan công chứng làm thủ tục mua bán thường ghi giá chuyển nhượng không đúng và thấp hơn nhiều so với thực tế giá mua bán. Chính vì vậy cơ quan thuế khi tính nghĩa vụ tài chính cho người nhận chuyển nhượng dựa trên bảng giá quy định của Nhà nước để tính thuế, và chỉ tính thuế trước bạ theo giá chuyển nhượng tại hợp đồng với điều kiện giá chuyển nhượng lớn hơn giá do Nhà nước quy định. Vì vậy để đảm bảo tính xác thực của giá chuyển nhượng khi tính thuế chuyển QSDĐ và tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước, việc điều tra giá thực tế để có được những thông tin về giá đất là rất cần thiết và phản ánh được mặt bằng giá đất trên địa bàn quận. Giá này được coi như là giá chuyển nhượng QSDĐ trên thị trường (sau đây gọi là giá thị trường). Thực tế qua điều tra có những tuyến đường không có sự chuyển nhượng QSDĐ ở một số vị trí và trong một số năm cụ thể. Do vậy, các bảng điều tra giá chuyển nhượng sẽ không xác định được giá đất giao dịch ở những vị trí đó.

3.2.3. Công tác quản lý đất đai của huyện Hải Hà

Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan đã tạo thành một hệ thống pháp luật đất đai khá hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, luật chỉ quy định những nội dung chung nhất và áp dụng trong phạm vi cả nước, để luật đất đai thực sự đi vào cuộc sống, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, đòi hỏi phải cụ thể hoá các quy định của pháp luật. Huyện thực hiện triển khai đầy đủ 13 nội dung quản lý về đất đai tại khoản 2, điều 6, Luật đất đai 2003.

Căn cứ vào điều kiện thực tế huyện đã ban hành một số văn bản pháp qui về quản lý sử dụng đất. Sau khi ban hành huyện tổ chức thực hiện triệt để và có hiệu quả tích cực.

Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Thông qua đó mà pháp luật đất đai đã được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Người sử dụng đất đã hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. Thực hiện chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 6/11/1991 của thủ tướng chính phủ đến năm 1994 huyện đã hoàn thành việc xác định địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Trong công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2010 trên địa bàn toàn huyện đã được đo vẽ bản đồ địa chính chính quy gồm 11 xã, 1 thị trấn. Đây là những thuận lợi cơ bản để tiến hành các hoạt động về đo đạc bản đồ phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: gồm 16 tờ được đo vẽ vào năm 2010 tỷ lệ 1/5.000 và một tờ cấp huyện có tỷ lệ 1/10.000 đã được cấp trên phê duyệt và đưa vào sử dụng. Năm 2010 cùng với công tác kiểm kê đất đai trên toàn huyện đã đo vẽ lại toàn bộ các bản đồ hiện trạng.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Gồm 16 tờ cấp xã có tỷ lệ 1/5.000 và một tờ cấp huyện có tỷ lệ 1/25.000. Chủ trương của huyện đo vẽ loại bản đồ này nhằm mục đích phục vụ cho công tác lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất, để sử dụng đất đai cho hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao tại các địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển nền kinh tế đã được cấp trên phê duyệt, đưa vào sử dụng.

Việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ trước mắt và cả lâu dài. Đây là một trong những căn cứ pháp lý quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ đất đai như: giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất... Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhất thiết phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt. Việc chuyển quyền của người sử dụng đất chỉ được thực hiện khi phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất là một trong nội dung quan trọng trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nó phản ảnh cụ thể chính sách của nhà nước giao cho những quyền và nghĩa vụ nhất định. huyện đã hoàn thành việc giao đất sản xuất nông nghiệp, và giao đất lâm nghiệp và đất ở cho các hộ gia đình cá nhân. Đất chưa sử dụng giao cho UBND xã quản lý. công tác quản lý việc thuê đất của huyện đã có được những kết quả, các đơn vị được thuê đất đã sử dụng đất có hiệu quả, hợp lý, nộp tiền thuê đất theo đúng quy định. Công tác thu hồi đất đảm bảo đúng trình tự thủ tục, người có đất bị thu hồi được bồi thường thiệt hại theo chế độ, chính sách của nhà nước. Diện tích đất sau khi thu hồi được giao cho các chủ sử dụng để sử dụng vào các mục đích theo quy hoạch đã được duyệt.

Việc thống kê, kiểm kê đất đai, hàng năm được sự giúp đỡ của sở Tài nguyên Môi trường, UBND huyện hoàn thiện thống kê đất đai đơn vị mình quản lý. Thực hiện tốt chỉ thị 382/ CT - ĐC ngày 31/01/1995 của Tổng cục Địa chính quy định: “ Mỗi năm một lần phải thống kê diện tích đất đai và 5 năm một lần phải kiểm kê đất đai ở địa phương mình. Đồng thời phải nộp bản phân tích thuyết minh, phân tích rõ tình hình sử dụng đất đai tại địa phương dẫn đến biến động đất đai”.

Trong những năm qua công tác quản lý các nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai của huyện đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc quản lý nguồn thu này do Chi cụ thuế huyện chủ trì phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường, Kho Bạc nhà nước huyện thực hiện.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia giao dịch về quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, UBND huyện đứng ra xác nhận trong các hồ sơ mua bán đất đai; hồ sơ thế chấp nhà đất vay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở đô thị tại địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 67 - 104)