4. Ý nghĩa:
1.3.3.2. Công tác định giá đất tại Việt Nam
Hiện nay công tác định giá đất của nước ta được quy định khá chặt chẽ trong Luật đất đai 2003. Định giá đất là cụ thể hoá quyền định đoạt đối với đất đai của Nhà nước theo quy định tại khoản 2 điều 5 Luật đất đai 2003:
“Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau:
a. Quyết định mục dích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
b. Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất.
c. Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
d. Định giá đất.
Trên thực tế, Nhà nước khó năm bắt giá đất trên thị trường vì nó biến động mạnh mẽ theo thời gian và không gian. Vì vậy để phục vụ cho công tác quản lý của mình, Nhà nước quy định khung giá chuẩn các loại đất. Tại
điều 56 Luật Đất đai về giá đất do Nhà nước quy định ghi rõ: “Việc định giá đất của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây”:
a. Sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi có chênh lệch lớn so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường thì phải điều chỉnh cho phù hợp;
b. Các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau;
c. Đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau”
Tại khoản 2 xác định nhiệm vụ của Chính Phủ: “Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá đất các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian; trường hợp phải điều chỉnh giá đất và việc xử lý chênh lệch giá đất liền kề giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
“Căn cứ vào nguyên tắc định giá đất quy định tại khoản 1 Điều này, phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất do Chính phủ quy định, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng giá đất cụ thể của địa phương trình HĐND cùng cấp cho ý kiến trước khi quyết định.
Giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm được sử dụng làm căn cứ để tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê khi giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất; tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước”.
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất quy định: “Căn cứ
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh được quyết định giá các loại đất cụ thể trong giới hạn cho phép tăng thêm không quá 20% so với mức giá tối thiểu của khung giá đất cùng loại”. Quốc hội (2003). [10]
Để tiến hành các công tác định giá đất được thống nhất từ trung ương đến địa phương pháp luật nước ta quy định rõ về hệ thống các cơ quan có thẩm quyền trong việc định giá. Về phía Chính phủ có liên ngành các cơ quan làm nhiệm vụ định giá bao gồm: Ban vật giá Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ xây dựng và Bộ Tài nguyên - Môi trường. Về phía UBND tỉnh, thành phố có các cơ quan trợ giúp: Sở tài chính - vật giá, Sở xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường. Các cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho một số thành viên và thông qua một Uỷ ban hoặc Hội đồng có trách nhiệm định giá theo một mục đích cụ thể.
Ngày 26/11/2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 114/2004/TT- BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Theo đó quy định phương pháp xác định giá đất theo phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp thu nhập. Ngày 06/12/2007, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 145/2007/TT-BTC hướng dẫn áp dụng thực hiện Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP. Theo đó đã quy định thêm hai phương pháp xác định giá đất là: phương pháp chiết trừ và phương pháp thặng dư. Như vậy việc xác định giá đất có bốn phương pháp để thực hiện. Ngoài ra còn có phương pháp chi phí, các nước trên thê giới cũng áp dụng vào để xác định giá đất. Ta có thể tham khảo thêm. (Nguyễn Thế Huấn và Phan Thị Thu Hằng, 2008). [6].
1.3.4. Đặc điểm của thị trƣờng đất đai Việt Nam trong những năm vừa qua
Thị trường đất đai ở Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tính chất của một thị trường ngầm với những đặc điểm chủ yếu sau:
* Thị trƣờng đất đai mang nặng tính tự phát
Tính tự phát của thị trường đất đai những năm qua thể hiện tập trung ở chỗ quan hệ cung - cầu về đất đai và các quan hệ chuyển nhượng, mua bán, kinh doanh đất đai diễn ra thiếu sự quản lý và điều tiết một cách chặt chẽ và hữu hiệu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng đó là chúng ta chưa nhận thức một cách đầy đủ vị trí, vai trò của thị trường đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Do chưa nhận thức đầy đủ nên chúng ta chưa chính thức thừa nhận thị trường đất đai, từ đó chưa có chủ trương, chính sách và các biện pháp cụ thể, phù hợp để định hướng và tạo điều kiện cho các quan hệ đất đai vừa vận động theo các quy luật của thị trường vừa theo định hướng của Nhà nước. Trong khi đó nhu cầu chuyển nhượng, mua bán đất đai lại là một nhu cầu thực tế, thiết yếu và có xu hướng ngày càng gia tăng. Do vậy hầu hết các quan hệ chuyển nhượng, mua bán đất đai trong những năm qua đã phải vận động trong một thị trường không chính thức.
* Thị trƣờng đất đai những năm qua biến động bất thƣờng
Thị trường đất đai ở Việt Nam còn là một thị trường biến động bất thường với những cơn sốt đất gây ra những thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế và cho đời sống xã hội. Trong hơn 10 năm qua, trên thị trường đất đai đã diễn ra hai cơn sốt đất vào các năm 1993 - 1995 và 2001 - 2003. Việc diễn ra các cơn sốt đất với giá đất tăng đột biến nói chung không phải do nhu cầu sử dụng đất của dân cư tăng nhanh đột biến mà chủ yếu là do tác động bởi các dạng hoạt động đầu cơ đất đai gây nên đã gây tác động xấu và gây thiệt hại cho nền kinh tế và đời sống của dân cư.
* Hoạt động của thị trƣờng đất đai còn nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nƣớc
Việc chuyển nhượng, mua bán, kinh doanh đất đai trong dân cư chủ yếu được thực hiện theo phương thức trao tay. Các bên mua bán phần nhiều không làm thủ tục pháp lý và không thực hiện nghĩa vụ tài chính (nộp thuế
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuế trước bạ) với Nhà nước. Ở các đô thị, hoạt động môi giới nhà đất của tư nhân phát triển tràn lan và rất lộn xộn. Các “văn phòng nhà đất”, “trung tâm nhà đất” mọc lên khắp nơi, phần lớn không đăng ký kinh doanh và không nộp thuế cho Nhà nước. Ở Hà Nội có hàng trăm “văn phòng”, “trung tâm” loại này; ở thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1300 doanh nghiệp kinh doanh nhà đất và nhiều “văn phòng”, “trung tâm” kinh doanh nhà đất bất hợp pháp. Theo ước tính có tới 70 - 80% lượng giao dịch trên thị trường nhà đất diễn ra dưới dạng các quan hệ ngầm với phương thức mua bán trao tay.
Những đặc điểm trên cho thấy quản lý Nhà nước đối với thị trường đất đai còn bị buông lỏng, có nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu về tạo lập và quản lý một hệ thống thị trường đồng bộ trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tự phát, lộn xộn, biến động bất thường và không kiểm soát được của thị trường đất đai ở Việt Nam những năm qua. Việc xây dựng một thị trường đất đai có tổ chức với sự kiểm soát và điều tiết hữu hiệu của Nhà nước đã trở thành một yêu cầu bức thiết của thực tiễn. (Nguyễn Thế Huấn và Phan Thị Thu Hằng, 2008). [6].
1.3.5. Xu thế biến động giá đất ở huyện Hải Hà
Huyện Hải Hà nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, có đường Quốc lộ 18A Hạ Long – Móng Cái chạy ngang qua, là con đường chính để đến cửa khẩu Bắc Luân thuộc thành phố Móng Cái. Ngoài ra huyện có cửa khẩu Bắc Phong Sinh cách thị trấn Quảng Hà 22 km giáp Trung Quốc, phần đông dân số của huyện sống chủ yếu là làm Nông, Lâm, Ngư nghiệp, việc giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ những năm gần đây cũng ngày càng phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng trong huyện cũng được quan tâm và nâng cấp, là đô thị loại V (có giá đất tối thiểu là 30 nghìn đồng và giá đất tối đa là 6,7 triệu đồng theo Nghị đinh 188) đang phấn đấu trở
thành đô thị loại IV. Tình hình biến động giá nhà đất của huyện chủ yếu diễn ra trong địa bàn thị trấn. Đặc biệt là ở khu trung tâm thị trấn (Chợ trung tâm; Trung tâm thương mại) có cơ sở hạ tầng khá đồng bộ và một số khu vực trung tâm và đô thị mới… đây là địa điểm giao lưu, buôn bán cho nên có lượng người qua lại với mật độ đông hơn, ngoài ra còn có các cơ quan, các ngành khác của huyện và thị trấn được xây dựng toàn bộ trên địa bàn trung tâm thị trấn. Với sự định hướng phát triển kinh tế của huyện, với nhiều sự đầu tư về cơ sở hạ tầng xã hội, nhu cầu sử dụng đất của người dân cũng tăng lên.
Huyện Hải Hà những năm gần đây quá trình đô thị hoá cũng có sự phát triển nhất định đặc biệt là cơ sở hạ tầng làm cho đất đai của huyện có xu hướng tăng giá nên thị trường bất động sản của huyện cũng phát triển. Đặc biệt qua điều tra cho thấy đất ở vị trí trung tâm, ven trục đường giao thông quan trọng ở khu công nghiệp hoặc ở các vị trí mà đất có khả năng sinh lợi lớn (gần chợ, gần trung tâm thương mại, gần các khu đô thị mới…) thị trường đất đai ở những nơi này có sôi động hơn, hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra tương đối nhiều đặc biệt ở những thời điểm có cơn sốt về giá đất. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động giá đất ở huyện là:
- Nhu cầu về xây dựng nhà ở; nhu cầu về kinh doanh thương mại tại các ví trí thuận lợi.
- Đầu cơ về đất tại các vị trí có khả năng sinh lời. - Do ảnh hưởng của biến động giá đất trong cả nước.
1.4. Đánh giá chung về tình hình biến động giá đất
Nhin chung qua tìm hiểu và phân tích diễn biến thị trường đất đai trên thế giới và ở Việt Nam từ trước đến nay luôn có những biến động nhất định. Tại mỗi một thời điểm lịch sử phát triển khác nhau trên một quốc gia hay một lãnh thổ nhất định thì thị trường đất đai cũng có xu hướng biến động mạnh hay với tốc độ biến động vừa phải còn do anh hưởng của rất
nhiều yếu tố tác động đến thị trường đất đai như yếu tố an ninh chính trị, chính sách, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa… Các yếu tố trên đếu có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thị trường đất đai, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến giá đất tại một vị trí, một vùng, một quốc gia, một lãnh thổ và trên toàn thế giới. Qua đó ta có thể khảng định việc xác định giá đất là một việc hết sức quan trọng trong việc điều tiết thị trường đất đai, bình ổn giá đất góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung cho từng vùng, từng quốc gia và thế giới.
Giá đất là một phạm trù kinh tế khách quan, nó gắn liền với quá trình trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn ... và có liên quan đến lợi ích của các đối tượng liên quan. Thông thường, trước khi tài sản nhà đất tham gia các giao dịch cho một mục đích khác nhau đều cần phải xác định giá đất.
Chúng ta biết rằng giá đất được xác định thông qua luồng thu nhập do mảnh đất đó mang lại, nên giá đất để đánh giá tiêu chuẩn, đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất biết khai thác những lợi thế của mảnh đất thì sẽ đánh giá mảnh đất đó có giá trị cao hơn những người không thấy được lợi thế đó. Vì thế đất đai càng được sử dụng có hiệu quả thì giá của nó sẽ càng cao. Đặc biệt đối với bất kỳ một sự trao đổi, mua bán của một loại hàng hóa nào đều cần phải có yếu tố giá cả.
Quyền sử dụng đất cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt. Nó không được bày bán trên thị trường như các hàng hóa khác. Người mua và người bán không có cơ hợi và đủ lượng thông tin cần thiết để lựa chon. Mặt khác, đất đai thường có giá trị lớn, số lần mua bán ít do đó thiếu kinh nghiệm. Vì những lý do đó nên xác định giá đất cần phải có các nhà chuyên môn có kinh nghiêm. Như vậy các loại gitao dịch trên thị trường bất động sản liên quan đến quyền sử dụng đất đều cần phải xác định giá đất. Ngoài ra giá đất theo
khung giá của Nhà nước ban hành là cơ sở pháp lý, tạo điều kiện để sở hữu toàn dân về đất đai được hòa nhập vào cơ chế thị trường. Khung giá đất ban hành theo loại đường phố, theo vị trí. Hệ thống khung giá này còn bao gồm bảng giá của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo từng năm. Các giao dịch trên thị trường quyền sử dụng đất đều dựa trên cơ sở của khung giá này để định giá cho thửa đất. Hiện nay giá trong khung giá mới theo Nghị đinh 188 đã cao hơn rất nhiều so với khung giá cũ, chặng hạn ở Hà Nội, giá cao nhất là 67,2 triệu đồng/m2, thấp nhất là 500 nghìn đồng/m2. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng đất tham gia công khai vào thị trường quyền sử dụng đất nói riêng và thị trường bất động sản nói chung. Mặc dù khung giá đất đã nâng lên đáng kể nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giá thị trường, vì vậy nảy sinh các hoạt động giao dịch “ngầm” vươt khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước.
Đặc biệt đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất, giá đất cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là chính