Xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở đô thị tại địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 54 - 104)

4. Ý nghĩa:

2.3.5. xuất một số giải pháp

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành đề tài, nhiều phương pháp nghiên cứu được sử dụng kết hợp nhằm đạt được mục đích và yêu cầu của đề tài đề ra. Các phương pháp chủ yếu bao gồm:

2.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu

Thu thập số liệu tại Phòng Tài nguyên Môi trường huyện, qua mạng Internet, qua sách báo… Dùng để thu thập các thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất và các tài liệu liên quan đến giá đất ở đô thị khu vực nghiên cứu.

2.4.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

- Căn cứ vào giá quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và điều kiện thực tế huyện Hải Hà Quảng Ninh. Tôi chọn 12 đường phố có tính chất đại diện, phản ánh được sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và giá đất của các đường có nhiều biến động và chia làm 4 nhóm:

Nhóm I (trên 3 triệu đồng/m2) gồm các đường phố: Nguyễn Du - Trần Bình Trọng – Lý Thường Kiệt.

Nhóm II (từ 2 đến cận 3 triệu đồng/m2) gồm các đường phố: Đường Nguyễn Du - Chu Văn An.

Nhóm III (từ 1 đến cận 2 triệu đồng/m2) gồm các đường phố: Đường Trần Khánh Dư – Trần Quốc Toản.

Để tìm hiểu ảnh hưởng của loại đường phố đến giá đất.

- Trên cùng một tuyến đường chính với giá đất được quy định theo Quyết định Quyết định số 4368/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh quy định các loại giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Lựa chọn một số lô đất trên cùng tuyến đường. Để tìm hiểu ảnh hưởng vị trí lô đất đến giá trị thửa đất.

- Trên cùng một tuyến đường lựa chọn một số ô đất liền nhau nhưng kích thước chiều mặt tiền khác nhau nên giá thị trường khác nhau. Để tìm hiểu ảnh hưởng của chiều rộng mặt tiền của lô đất đến giá đất.

- Lựa chọn 02 khu dân cư được quy hoạch trên địa bàn huyện Hải Hà giai đoạn 2006 - 2010, các dự án đã hoàn thành và đã giao xong: Khu dân cư gần chợ trung tâm thương mại mới (Theo quy hoạch của huyện) và khu dân cư phố Nguyễn Du. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các dự án quy hoạch đến giá đất.

2.4.3. Phƣơng pháp điều tra dữ liệu thị trƣờng theo mẫu phiếu

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, người dân địa phương qua mẫu phiếu điều tra, được lập cho việc thu thập thông tin từng thửa đất… qua đó dữ liệu được sử dụng để điều tra giá chuyển nhượng, cho thuê đất ở đô thị trên thực tế thị trường huyện Hải Hà.

2.4.4. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê: Tổng hợp sắp xếp các số liệu theo thời gian từng năm của giai đoạn điều tra.

- Phương pháp xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được tổng hợp và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel.

- Phương pháp so sánh: So sánh giá đất theo quy định của Nhà nước với giá đất thực tế trên thị trường nhằm làm nổi bật những tương tác qua lại, những ảnh hưởng phát sinh đến hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người dân. Đánh giá các quy định về giá đất do thành phố áp dụng cho địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến giá đất ở đô thị.

Tổng hợp, nghiên cứu giá đất và một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong khu vực, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về đất đai của chính quyền cấp cơ sở.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Hải Hà 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Hải Hà có 16 đơn vị hành chính thị trấn (xã). Trong đó có 01 thị trấn và 15 xã. là một huyện miền núi nằm ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích 51.393,17 ha, dân số gần 55.221 người, được tiếp giáp với các thành phố trong tỉnh theo các hướng sau:

- Phía Bắc giáp Trung Quốc.

- Phía Đông giáp Thành phố Móng Cái. - Phía Tây giáp huyện Đầm Hà và Bình Liêu. - Phía Nam giáp biển Đông

Huyện có vị trí thuận lợi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Đông của tỉnh Quảng Ninh. Là đầu mối vận chuyển, buôn bán hàng hóa tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc,[9]

Hải Hà nằm trên quốc lộ 18, trục đường kinh tế phát triển quan trọng vùng Đông Bắc nối Hà Nội, thành phố Hạ Long và Móng Cái. Huyện có Khu kinh tế Cửa khẩu (KTCK) Bắc Phong Sinh là Khu KTCK cấp quốc gia trên biên giới Việt Trung, được vận hành theo quy chế riêng với cơ chế chính sách thông thoáng, môi trường thuận lợi, hấp dẫn; là địa bàn đột phá phát triển của vùng núi huyện Hải Hà.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội

1- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP (theo giá 1994)

Trong những năm qua các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh của huyện đã sắp xếp lại theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường, giá trị sản lượng cũng như các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp hàng năm đều tăng, song tỷ trọng ngành công nghiệp còn thấp, chiếm tỷ trọng 21,2% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2005 đạt 60,23 tỷ đồng (giá cố định 1994); 79,84 tỷ đồng (giá HH). Năm 2010 đạt 212,10 tỷ đồng (giá CĐ 1994); 127,85 tỷ đồng (giá HH); tốc độ tăng 28,63%/năm thời kỳ 2006 - 2010.

Bảng 4.1: Tăng trƣởng GTSX ngành CN-XD thời kỳ 2006- 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2005 2007 2008 2009 2010 TĐT

(%/năm)

1 Giá trị sản xuất (giá 1994) 60,2 88,7 110,2 148,7 212,1 28,6 2 Giá trị tăng thêm (giá 1994) 30,4 43,0 50,8 58,3 71,0 18,5 3 Giá trị sản xuất (giá HH) 79,8 121,3 151,8 306,4 404,5 4 Giá trị tăng thêm (giá HH) 49,5 71,8 85,3 104,1 127,9

2- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN thời kỳ 2006 - 2010

- Theo thành phần kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp huyện Hải Hà thời kỳ 2006-2010 đạt 24,1%/năm.

- Theo ngành công nghiệp: Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm công nghiệp khai thác và công nghiệp điện nước, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến tăng từ 66,9% năm 2005 lên 80,0%. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm từ 29,5% năm 2005 xuống 19,9%. Năm 2010, công nghiệp điện nước giảm từ 3,6% năm 2005 xuống còn 0,08% năm 2010.

Bảng 4.2: Tăng trƣởng GTSX công nghiệp phân theo thành phần kinh tế thời kỳ 2006-2010 (giá CĐ 1994)

ĐVT: Triệu đồng

TT Năm 2005 2007 2008 2009 2010 TĐT (%)

Tổng số 36.546 51.715 63.228 89.766 108.012 24,2

1 Công nghiệp khai thác 10.794 11.600 11.636,0 25.379,5 21.512,0 14,8 2 Công nghiệp chế biến 24.442 38.580 51.191,0 64.296,8 86.433,0 28,7 3 CN SX điện, nước 1.310 1.535 401,0 90,0 66,6 - 44,9

(Nguồn: Thống kê huyện Hải Hà 2010)

Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế theo ngành và thành phần kinh tế

ĐVT: % TT Phân ngành 2005 2007 2008 2009 2010 I Theo nhóm ngành 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Khai thác 29,5 22,4 18,4 28,3 19,9 2 Chế biến 66,9 74,6 81,0 71,6 80,0 3 Điện, nước 3,6 3,0 0,6 0,1 0,08 II Theo thành phần KT 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Khu vực KT trong nước

- Kinh tế Nhà nước 24,9 18,87 13,9 9,9 9,6 - Huyện (ngoài QD) 75,2 81,13 86,1 90,1 90,4 Tập thể 0,5 0,3 1,6 0,3 0,2 Tư nhân 2,6 2,0 0,8 20,4 27,7 Cá thể 72,1 79,0 83,8 69,4 62,5 2 Khu vực KT có vốn ĐTNN - - - - -

3- Thu ngân sách: Những năm gần đây, thu ngân sách hàng năm tăng khá. Nếu như năm 2005 tổng thu ngân sách địa phương đạt 108.539 triệu đồng thì đến 2009 chỉ tiêu thu đã là 280.906 triệu đồng. Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 20,94%.

- Chi ngân sách năm 2010 khoảng 197.292 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên 155.802 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 18.997,2 tỷ đồng. Kho bạc Nhà nước đã chủ động trong công tác xử lý dự toán chi, kiểm soát chi ngân sách, tiền mặt đáp ứng các nhiệm vụ chi cho các đơn vị, chi cục thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thu và tăng thu ngân sách cho địa phương.

Như vậy tình hình tài chính của huyện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa đủ chi cho phát triển kinh tế, còn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên.

Bảng 4.4: Thu chi ngân sách thời kỳ 2006 - 2010

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung 2005 2007 2008 2009 2010 108.539 148.691 193.999 234.005 280.806

1 Thu NSNN trên địa bàn huyện 55.481 73.247 110.979 79.883 95.859,6 - Thu từ phát triển kinh tế 3.714 4.584 24.630 28.676 34.411,2 - Thu biện pháp tài chính và thuế khác 51.767 68.663 64.020 48.962 58.754,4

2 Thu kết dư ngân sách 2.131 11.553 16.588 19.905,6

3 Thu chuyển giao giữa các cấp NS 41.118 71.852 79.344 148.427 178.112,4

4 Thu ngoài ngân sách 7.155 3.857 7.597 9.116,4

II Tổng chi 58.990 77.705 136.908 164.410 197.292

1 Chi đầu tư XDCB 4.087 6.128 10.719 15.831 18.997,2

2 Chi thường xuyên 54.904 56.294 88.447 129.385 155.802,0

(Nguồn: Phòng TC-KH và Thống kê huyện Hải Hà)

4- Tăng trƣởng giá trị sản xuất Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2006- 2010 đạt 10,49%/năm, trong đó: Nông nghiệp tăng 6,76%/năm; lâm nghiệp tăng 4,04%/năm; thủy sản tăng 15,52%/năm (trong ngành nông nghiệp: trồng trọt tăng 5,91%/năm, chăn nuôi tăng 8,45%/năm, dịch vụ nông nghiệp tăng 5,64%/năm).

Bảng 4.5: Tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 (theo giá cố định 1994)

ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2005 2007 2008 2009 2010 TĐT (%) Tổng GTSX 166,4 198,2 227,6 257,2 274,0 10,5 1 Nông nghiệp 91,6 109,8 116,6 117,8 127,0 6,8 - Trồng trọt 61,0 68,5 70,6 70,6 81,3 5,9 - Chăn nuôi 29,7 40,3 45,0 46,1 44,5 8,5 - Dịch vụ NN 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 5,6 2 Lâm nghiệp 8,2 10,8 14,8 15,6 10,0 4,0 3 Thuỷ sản 66,6 77,6 96,2 123,8 137,0 15,5

(Nguồn: Thống kê huyện Hải Hà 2010)

5- GDP bình quân đầu người đạt 13,6 triệu đồng/năm (tăng 3,24 triệu đồng so với năm 2009).

6- Lao động, việc làm

- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 25.593 người: lao động nông lâm, thuỷ sản chiếm 81,30%; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 4,89%; lao động thương mại, dịch vụ chiếm 13,90%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt 25%; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 12-15%.

- Số lao động được giải quyết việc làm năm 2010 là 1.280 lao động (tăng gần 600 lao động so với năm 2005). Trong đó nông lâm, thủy sản 460 người, công nghiệp xây dựng 290 người, dịch vụ 530 người.

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu là phổ thông, phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực nông lâm thuỷ sản và chưa qua đào tạo nên thu nhập chưa cao. Đây là khó khăn, thách thức lớn của huyện trong quá trình phát triển công nghiệp thời kỳ tới, đặc biệt tổ hợp công nghiệp - đô thị - cảng biển nước sâu Hải Hà hiện nay đang triển khai thi công.

Bảng 4.6: Chuyển dịch cơ cấu lao động thời kỳ 2006 – 2010

Đơn vị tính: người

STT Chỉ tiêu 2005 2010

I Tổng lao động trong tuổi có việc làm 24.257 28.238

1 Lao động nông lâm, thuỷ sản 20.098 22.958 2 Lao động công nghiệp - xây dựng 1.119 1.381 3 Lao động thương mại - dịch vụ 3.040 3.899

II Cơ cấu lao động theo ngành (%) 100 100

1 Lao động nông lâm, thuỷ sản 82,85 81,3 2 Lao động công nghiệp – xây dưng 4,61 4,89 3 Lao động thương mại - dịch vụ 12,54 13,8

(Nguồn: Thống kê huyện Hải Hà năm 2010)

7- Thu nhập và mức sống

- Theo số liệu thống kê huyện, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 6,2 triệu đồng/người năm 2005 lên 13,6 triệu đồng/người năm 2010. Nhìn chung, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, đời sống ngày một nâng cao.

- Theo số liệu thống kê, năm 2005 huyện Hải Hà có 3.073 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 28,13% tổng số hộ. Theo kết quả rà soát, bình xét cuối năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo còn 14,7%, số hộ nghèo còn 2.222 hộ, cận nghèo là

7,95%, tương đương 1.198 hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, tuy nhiên ở các xã vùng cao, miền núi địa hình rộng, phức tạp, dân trí thấp, số hộ đã thoát nghèo nhưng chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra. Các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là xã Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Đức.

8- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

9- Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân. (Phòng thống kê - UBND huyện Hải Hà, 2009),[9]

10- Về giáo dục

Những năm gần đây, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục ổn định và phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất của nhân dân được nâng lên đã có ảnh hưởng tích cực đến công tác giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện. Sự nghiệp giáo dục được Đảng, chính quyền các cấp, các ngành quan tâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đã dược tăng cường đầu tư xây dựng, mua sắm, góp phần đưa chất lượng giáo dục đào tạo huyện Hải Hà ngày càng hoàn thiện hơn.

- Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp đến từng thôn bản lẻ ở các xã vùng cao biên giới, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu học tập trên địa bàn huyện. Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ từ năm 2007, phổ cập THCS năm 2004, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2005 và hiện đang triển khai phổ cập giáo dục THPT theo kế hoạch của tỉnh và huyện.

- Mạng lưới trường lớp - học sinh: Toàn huyện có 49 trường học (14 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 13 trường THCS, 04 trường PTCS, 02 truòng THPT và 01 trung tâm HN & GDTX); 16/16 xã có trung tâm học tập cộng đồng. Trong đó: Giáo dục mầm non: Tỷ lệ 0 – 2 tuổi ra lớp đạt 5,4%, tỷ lệ trẻ 3 – 5 tuổi ra lớp đạt 75,3%. Mẫu giáo có 93 lớp, gồm 2.208 học sinh; Giáo dục tiểu học: 313 lớp, 4678 học sinh. Giáo dục THCS: 124

lớp, 3.221 học sinh; Giáo dục THPT: 42 lớp, 1.686 học sinh; Giáo dục thường xuyên: 04 lớp, 138 học viên.

11- Về Y tế

Mạng lưới y tế trên địa bàn huyện: có 1 bệnh viện Đa khoa, 1 trung tâm y tế, 1 phòng y tế và 16 trạm y tế xã (đạt chuẩn quốc gia về y tế). Tổng số giường bệnh là 144 giường (trong đó bệnh viện đa khoa 90 giường, trung tâm y tế xã 54 giường); số cán bộ y tế 143 người, trong đó bác sỹ có 25 người (phòng y tế 2 người, trung tâm y tế dự phòng 2 người, bệnh viện đa khoa 11 người và trạm y tế xã, thị trấn 10 người).

- Cơ sở và trang thiết bị: Bệnh viện đa khoa được đầu tư nâng cấp cở sở hạ tầng năm 2009 với các trang thiết bị khá hiện đại: máy chụp, chiếu XQ, máy siêu âm, máy xét nghiệm, máy Mô-ni-tơ theo dõi bệnh nhân, máy thở, máy tạo oxy.... trang thiết bị đầy đủ theo Bộ Y tế quy định, đội ngũ cán bộ bước đầu đã đáp ứng đuợc nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong huyện. Đến năm 2010, 16/16 trạm y tế được xây dựng quy mô đạt chuẩn Quốc gia về nhà trạm và được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế. Các trạm đã được mua sắm và hoàn thiện trang thiết bị, y dụng cụ theo tiêu chuẩn của bộ y tế, đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh, 10 trạm có bác sỹ còn được trang bị thêm máy siêu âm, máy xét nghiệm.

12- Về dân số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở đô thị tại địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 đến 2010 (Trang 54 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)