Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Xây dựng và quản lý thương hiệu bưởi Đoan Hùng (Trang 50 - 56)

5. Kết cấu của luận văn:

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a) Vị trí địa lí

Đoan Hùng là huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội 140km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ (Hà Giang) hơn 100km. Huyện nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh miền núi với đồng bằng, tiếp giáp các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang.

Nhƣ vậy, vị trí địa lí huyện Đoan Hùng chính là điều kiện thuận lợi cho quá trình thƣơng mại hoá sản phẩm bƣởi quả Đoan Hùng. Bởi theo các dịch vụ vận tải đƣờng bộ và đƣờng sông, bƣởi Đoan Hùng đƣợc nhiều đối tƣợng ngƣời tiêu dùng ở nhiều miền trên đất nƣớc biết đến.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng

b) Đặc điểm đất đai

Theo Viện thổ nhƣỡng nông hoá (1998), thì trên địa bàn huyện, nguồn đất thích hợp phát triển cây bƣởi là rất phong phú đa dạng, chủ yếu là đất vƣờn tạp, đất mầu đồi và một phần từ đất trồng cọ và cây lâm nghiệp. Tổng diện tích đất còn có khả năng trồng bƣởi đặc sản vào khoảng 1.630,45 ha, trong đó diện tích đất trồng bƣởi Sửu là 535,28 ha và diện tích đất trồng bƣởi Bằng Luân là 1.095,17 ha. Đất trong vùng có hàm lƣợng dinh dƣỡng từ trung bình đến khá, gồm đất phù sa và đất đỏ rất thích hợp cho cây bƣởi.

Kết quả nghiên cứu hiện trạng vùng trồng bƣởi cho thấy, bƣởi tập trung chủ yếu trong đất thổ cƣ, chủ yếu là đất vƣờn và đồi thấp. Bƣởi đƣợc trồng chủ yếu theo hình thức xen ghép với chè, cây rau mầu và các cây ăn quả khác, ít có những vƣờn chuyên canh bƣởi. Gần đây, huyện Đoan Hùng cũng chú trọng đến một số giải pháp nhƣ dồn đổi ruộng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và qui hoạch đất ở những khu đất công để tạo ra các vùng trồng bƣởi tập trung, điển hình là ở xã Chí Đám, Bằng Luân, Nghinh Xuyên và Ngọc Quan.

Theo kết quả điều tra, khảo sát diện tích, phân bố và đặc tính của các loại đất trong vùng trồng bƣởi ở huyện Đoan Hùng của Viện Thổ nhƣỡng nông hóa, bao gồm:

- Nhóm đất phù sa: có diện tích chiếm 13,57% tổng diện tích điều tra, đƣợc hình thành từ sự bồi tụ của hai con sông, sông Chảy và sông Lô, phân bố dọc theo hai con sông mà chủ yếu tập trung ở các xã Chí Đám, Đông Khê, Hùng Quan, Quế Lâm, Nghinh Xuyên, Phƣơng Trung, Phong Phú và Hữu Đô. Nhóm đất này có địa hình bằng phẳng, tơi xốp, hàm lƣợng cácbon hữu cơ và đạm tổng số thƣờng chỉ đạt ở mức thấp, nhƣng lân và kali tổng số lại đạt ở mức độ khá.

hình thành tại chỗ do sự phong hoá của đá mẹ, phân bố địa hình đồi thấp, chủ yếu tập trung ở các xã Bằng Luân, Minh Lƣơng, Phúc Lai, Ca Đình. Nhóm đất này tơi xốp, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tơi xốp, chua, hàm lƣợng đạm, lân, kali trung bình đến thấp.

- Nhóm đất xám: diện tích chiếm 78,72% tổng diện tích điều tra, đƣợc hình thành do sự phong hoá của đá phiến sét, đá biến chất và trên thềm phù sa cổ, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, có ở tất cả các xã trong vùng trồng bƣởi. Đất này có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, khá tơi xốp, chua đến chua vừa, hàm lƣợng dinh dƣỡng ở mức trung bình tuỳ theo các điều kiện hình thành.

- Nhóm đất cát: chỉ chiếm 0,53% tổng diện tích điều tra, đƣợc hình thành từ sự bồi đắp của sông ô, tập trung ở các xã Chí Đám. Nhóm đất này có thành phần cơ giới từ cát pha, ít chua nhƣng có hàm lƣợng dinh dƣỡng chỉ đạt mức nghèo.

Tóm lại, huyện Đoan Hùng khá đa dạng với các loại đất khác nhau, nhìn chung các loại đất đều có thành phần cơ giới nhẹ, địa hình tƣơng đối bằng phẳng khá thuận lợi cho các hoạt động cải tạo đất, chăm bón cho các loại cây trồng, hàm lƣợng dinh dƣỡng của các loại đất ở đây đều ở mức trung bình, vì vậy trong quá trình canh tác bƣởi nói chung ngƣời trồng cần có các biện pháp chăm sóc hợp lí, đặc biệt các hoạt động chăm sóc bƣởi, nhằm duy trì và nâng cao độ phì của đất.

Theo bản thuyết minh đăng bạ cho sản phẩm bƣởi đặc sản Đoan Hùng (Cục Sở hữu trí tuệ, Chƣơng trình SPC, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Phú Thọ, Dự án xác lập và quản lí quyền đối với tên gọi xuất xứ Đoan Hùng cho sản phẩm Bưởi của tỉnh Phú Thọ), cho thấy đất trồng hai giống bƣởi đặc sản này có các yếu tố đặc thù về tự nhiên quyết định tính đặc thù về chất lƣợng của bƣởi Đoan Hùng. Thể hiện:

• Địa hình, khí hậu

- Địa hình

Sự có mặt của hai con sông lớn là sông Lô và sông Chảy tạo ra một kiểu khí hậu đặc trƣng cho vùng thƣợng huyện của huyện Đoan Hùng. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên hƣơng vị đặc trƣng của bƣởi quả Đoan Hùng. Điều này đƣợc giải thích bởi sự tác động của những con sông đến các đặc trƣng vi khí hậu tạo nên chất lƣợng của hoa quả đặc sản. Bên cạnh đó, chế độ nƣớc trong đất cũng đƣợc đánh giá là yếu tố có ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng hoa quả đặc sản.

- Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu thống kê khí tƣợng của trạm Phú Hộ, khí hậu huyện Đoan Hùng có các đặc trƣng của khí hậu vùng trung du và miền núi phía Bắc, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa hạ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, có nhiệt độ khá cao, lƣợng mƣa cao với cƣờng độ mạnh. Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa này thƣờng có các đợt gió mùa xen kẽ với các đợt nắng ấm, độ ẩm không khí thấp, có nắng hanh và sƣơng muối.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung trung bình các tháng trong năm dao động trong khoảng 17o – 29oC. Nhiệt độ thấp nhất vào khoảng 15,5oC xảy ra vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm; nhiệt độ cao nhất vào khoảng 29,7o

C diễn ra vào tháng 6, tháng 7 hàng năm. Nhìn chung nhiệt độ khu vực huyện Đoan Hùng thuận lợi cho sinh trƣởng phát triển của cây bƣởi nói chung và giống bƣởi Đoan Hùng nói riêng. Vào giai đoạn cây bƣởi ra hoa đậu quả (thƣờng vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 hàng năm) nhiệt độ trung bình vào khoảng 15 – 16o C, không thuận lợi cho quá trình nở hoa, thụ phấn thụ tinh và đậu quả của bƣởi.

Theo TS. Đoàn Văn Lƣ, Bộ môn Cây ăn quả - trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, thì các nhà khoa học đánh giá bản thân cây bƣởi cũng có đòi

hỏi khác với các loại cây có múi khác ở chỗ, cây bƣởi yêu cầu nhiệt độ tƣơng đối cao vào giai đoạn cây ra hoặc đậu quả; vì vậy yếu tố nhiệt độ không khí vào giai đoạn cây ra hoa đậu quả cũng đƣợc đánh giá là một trong những yếu tố liên quan đến hiện tƣợng bƣởi mất mùa trong vài năm trở lại đây.

Ẩm độ không khí: Cũng qua số liệu theo dõi khí tƣợng của trạm Phú Hộ cho thấy, ẩm độ không khí trung bình hàng năm dao động trong khoảng 84,53% ± 1,84; ẩm độ thấp nhất trong năm thƣờng xảy ra vào các tháng mùa khô là tháng 11 và tháng 12; ẩm độ cao nhất xảy ra vào tháng mùa mƣa (tháng 6, 1). Vào giai đoạn tháng 2 và tháng 3 hàng năm cũng thƣờng xuyên có ẩm độ cao (vào khoảng 86,7% ± 2,89), không ảnh hƣởng xấu đến việc ra hoa, đậu quả của bƣởi. Tuy nhiên, ẩm độ không khí cao sẽ là môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của các loại sâu bệnh hại hoa, quả, mà đặc biệt quan trọng là sự gây hại của nấm (nhƣ thán thƣ) ảnh hƣởng đến việc nở hoa đậu quả.

Lƣợng mƣa: Nhìn chung khu vực huyện Đoan Hùng tổng lƣợng mƣa trong năm bình quân dao động trong khoảng 1.482,68 ± 220,3mm, tập trung nhiều vào tháng 5, 6 và tháng 7 hàng năm, điều này rất thuận lợi cho việc sinh trƣởng của quả bƣởi. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cây tập trung ra lộc hè (quan trọng cho việc ra quả năm sau); chính vì vậy chúng ta cần có biện pháp nhằm đảm bảo cây có đủ dinh dƣỡng cần thiết cho sự phát triển của quả và sinh trƣởng của lộc hè. Trong quá trình chăm sóc, ngƣời trồng nếu không đảm bảo cung cấp đủ dinh dƣỡng cho bƣởi vào giai đoạn này và ngay sau mùa mƣa, đƣợc đánh giá là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng quả khi thu hoạch. Vào giai đoạn quả chuẩn bị chín (khoảng tháng 11, 12), nhìn chung lƣợng mƣa có giảm đáng kể, điều này rất thuận lợi cho quá trình tích luỹ các chất (chất thơm, đƣờng,…) góp phần nâng cao chất lƣợng trái bƣởi.

• Đất trồng bƣởi

Theo các kết quả nghiên cứu của Viện thổ nhƣỡng nông hoá (1998), chỉ ra rằng:

- Chất lƣợng bƣởi Sửu đƣợc quyết định chủ yếu bởi: độ chua, cacbon hữu cơ tổng số, đạm tổng số, lân tổng số, Bo và Coban.

- Chất lƣợng bƣởi Bằng Luân đƣợc quyết định chủ yếu bởi: độ chua, đạm tổng số, lân tổng số và hàm lƣợng Bo

Các số liệu phân tích thành phần đất cũng chỉ ra rằng hàm lƣợng các chất đa lƣợng, vi lƣợng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng và phát triển của cây bƣởi và có ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng bƣởi quả Đoan Hùng. Đây chính là các yếu tố tạo nên chất lƣợng đặc thù của bƣởi Đoan Hùng.

Bảng 3.1. Tổng hợp các yếu tố đặc thù về tự nhiên quyết định tính đặc thù về chất lƣợng bƣởi quả Đoan Hùng

Stt Các chỉ tiêu đặc thù

Định tính, định lƣợng

Bƣởi Bằng Luân Bƣởi Sửu

1 Loại đất Đất phát triển trên phù sa cổ, đất phát triển trên đá biến chất có sự xen kẹp với thềm phù sa cổ. Đất phát triển trên phù sa cổ, đất phù sa đƣợc bồi và ít đƣợc bồi trung tính, ít chua. 2 Độ dốc 0 - 150 0 - 80 3 Thành phần

cơ giới Thịt pha cát đến thịt pha sét.

Thịt pha cát đến thịt pha cát và sét. 4 pH H2O 4,73 - 5,78 5,15 - 6,25 5 pH KCl 3,64 - 4,94 4,18 - 6,21 6 OC, % 0,64 - 1,17 0,45 - 0,95 7 N, % 0,06 - 0,10 0,06 - 0,10 8 P2O5, % 0,06 - 0,18 0,06 - 0,18 9 K2O5, % 0,54 -1,12 0,54 - 1,12 10 B, ppm 9,80 - 26,26 9,80 - 26,26 11 Co, ppm 9,51 - 23,76 6,90 - 17,77

Các yếu tố đặc điểm đất trên kết hợp với tiểu vùng khí hậu, nguồn nƣớc tƣới... đã tạo nên tính đặc thù cho sản phẩm bƣởi quả Đoan Hùng mà không nơi nào trên đất nƣớc ta có đƣợc những trái bƣởi có hƣơng vị ngọt mát đến vậy.

c) Sông ngòi

Là nơi có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, Đoan Hùng có mật độ sông ngòi khá cao, đây cũng là ngã ba sông, nơi hội tụ của hai con sông lớn là sông Lô và sông Chảy. Sông Lô từ Tuyên Quang chảy qua địa phận huyện Đoan Hùng và sông Chảy từ Yên Bái đổ vào sông Lô. Ngoài hai con sông lớn thì trên địa bàn huyện còn có 28 ngòi suối lớn nhỏ. Sự có mặt của hai con sông lớn đã tạo nên những đặc điểm đặc trƣng cho vùng thƣợng huyện về yếu tố đất đai, ẩm độ đất, là những yếu tố góp phần tạo nên nét đặc trƣng của sản phẩm bƣởi quả Đoan Hùng. Với hệ thống sông lớn nhỏ, nhiều suối ngòi đã phần nào góp phần hạn chế việc thiếu nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp nói chung, nƣớc tƣới cho cây bƣởi nói riêng đặc biệt vào mùa khô hạn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và quản lý thương hiệu bưởi Đoan Hùng (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)