Nguyên nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình docx (Trang 46 - 47)

Doanh số các nghiệp vụ tín dụng

2.4.2. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế này, trong đó có thể nêu ra một số những nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan: những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng. Điều đầu tiên có thể nhận thấy rất rõ là trụ sở của ngân hàng nhỏ hẹp, không thuận tiện cho việc giao dịch của khách hàng, đang ngày càng bộc lộ những bất lợi cho ngân hàng trong quan hệ giao dịch và tiếp thị khách hàng. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu hiện đại hoá ngân hàng, một số cán bộ nhân viên vẫn còn bị động, lúng túng, chưa bắt kịp với yêu cầu của ngân hàng, mặt khác lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp, tiếp thị và gợi mở nhu cầu cho khách hàng. Đồng thời, Ngân hàng mới chỉ thực hiện tốt việc củng cố thị trường bạn hàng truyền thống mà chưa phát triển hiệu quả từ quan hệ bạn hàng này sang các doanh nghiệp “vệ tinh” xung quanh họ. Đó là do công tác marketing của ngân hàng chưa thực sự tốt. Bên cạnh đó công tác thu thập và xử lí thông tin còn hạn chế. Như chúng ta đều biết, nhu cầu về bảo lãnh của các doanh nghiệp thường là rất lớn nhưng vốn tự có của NHCT Việt Nam thấp và những ràng buộc trong qui chế bảo lãnh của NHNN (tổng dư nợ bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá15% vốn tự có của tổ chức tín dụng) khiến Ngân hàng bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư vào dự án lớn, vào khách hàng có nhu cầu lớn. Trong khi vốn huy động được vẫn còn dư thừa mà vẫn phải chuyển nhu cầu vốn đó cho các NHTM khác.

Thứ hai, nguyên nhân khách quan: thuộc về khách hàng, một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng là do năng lực yếu kém của khách hàng. Vẫn biết doanh nghiệp hầu hết là những doanh nghiệp có công nghệ, máy móc thiết bị

hiện đại nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có trình độ quản lí giỏi. Chính vì vậy, ngân hàng không thể bảo lãnh cho những doanh nghiệp yếu kém trong quản lý điều hành, điều này sẽ làm cho đồng vốn của ngân hàng không được sử dụng hiệu quả, thậm chí có thể bị sử dụng sai mục đích, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra.

Ngoài ra, những nguyên nhân khách quan như sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trong và ngoài địa bàn hoạt động của ngân hàng , hay môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lí... cũng là những nhân tố không nhỏ hạn chế sự hoạt động của bảo lãnh.

Tóm lại, trong bất kì một lĩnh vực hoạt động nào bao giờ cũng có những vướng mắc khó khăn cần tháo gỡ. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ rất phức tạp và có nhiều khó khăn. Vấn đề là ở chỗ phải thấy được những khó khăn, vướng mắc đó trong hoạt động của ngân hàng để tìm ra những biện pháp xử lí phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho những đồng vốn mà ngân hàng cung cấp. Đối với NHCT Ba Đình cũng vậy, những khó khăn hạn chế nêu trên cần sớm được khắc phục để hoạt động của ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Chương 3

Giải pháp nâng cao hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng công thương ba đình.

1. Định hướng kinh doanh của NHCT Ba Đình .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình docx (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)