Doanh số các nghiệp vụ tín dụng
2.2.6. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ tín dụng là nhân tố chủ yếu quyết định đến sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng noi chung. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực thi các chính sách và giải pháp tín dụng của ngân hàng, đồng thời đó cũng là bộ mặt của ngân hàng. Vì vậy, để mở rộng qui mô tín dụng không chỉ đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà cả các khu vực kinh tế khác, NHCT Ba Đình không những phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ tín dụng cho cán bộ tín dụng mà còn phải có các chính sách thưởng phạt ngiêm minh để khuyến khích cán bộ làm việc có tinh thần trách nhiệm và đạt hiệu quả cao. Điều này cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp hiện tại và trong tương lai.
Để thực hiện điều đó, đòi hỏi công tác đào tạo phải luôn được quan tâm và coi trọng. Ngân hàng cần liên tục cử cán bộ tham gia các khoá học bồi dưỡng nghiệp vụ của NHCT VN, NHNN TP Hà Nội, và ngay tại ngân hàng cũng phải thường xuyên tự tổ chức những buổi thảo luận về từng chuyên đề nghiệp vụ để trao đổi kinh nghiệm, rút ra nhnững khuyết điểm cần sửa chữa để toàn bộ nhân viên cùng học tập và rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các cuộc thi cán bộ nghiệp vụ giỏi cũng cần được thường xuyên tổ chức nhằm phát hiện những cán bộ có khả năng, có trình độ để sắp xếp vào những vị trí công việc phù hợp. Mỗi cán bộ nhân viên khi có nguyện vọng chuyển sang làm bất cứ nghiệp vụ nào trong ngân hàng đều có quyền dự thi nếu có đủ trình độ. Kết quả thi chính là điều kiện để các cán bộ đó thực hiện nguyện vọng của mình. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần tăng cường đào tạo và đào tạo lại một số cán bộ để đáp ứng được những thay đổi trong công việc và để bổ xung vào những lĩnh vực quan trọng khác.
Muốn có một đội ngũ cán bộ giỏi về nghiệp vụ, Ngân hàng phải trú trọng ngay từ công tác tuyển dụng. Công tác tuyển dụng cán bộ phải đảm bảo khách quan và đúng ngyên tắc. Ngân hàng cần lực chọn, sắp xếp và đề bạt cán bộ phù
hợp với khả năng và trình độ của từng người, nhất là cán bộ kinh doanh và kinh doanh đối ngoại thì việc tuyển chọn cần được đặc biệt quan tâm. Đây thực sự sẽ là đội quan tinh nhuệ, có năng lực, bản lĩnh và có trí tuệ để thích ứng với đòi hỏi thực tiễn của công tác kinh doanh ngân hàng.
Công tác chi trả tiền lương tại ngân hàng cần được thực hiện một cách công khai trên cơ sở họp bàn từ tổ công đoàn. Điều này sẽ tạo ra đưcợ động lực mạnh mẽ thúc đẩy tính tự giác, tình yêu công việc của mỗi người, sẵn sàng cống hiến hết sức mình vì sự nghiệp phát triển của Ngân hàng. Sau hai năm thực hiện cơ chế tiền lương mới của NHCTVN, cho thấy cơ chế tiền lương này thực sự đã phát huy được những mặt tích cực, giảm bớt phần nào sự bất hợp lý của cơ chế tiền lương cũ. Do đó, Ngân hàng cần phải tiếp tục triển khai có hiệu quả cơ chế đó, đồng thời có những cải tiến cho phù hợp với thực tế.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên tiếp tục áp dụng các hình thức khên thưởng xứng đáng, ưu đãi về lương cho những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà ngân hàng giao cho. Song song với các chế độ ưu đãi, Ngân hàng vẫn phải có quy định cụ thể về việc thực hiện nghiêm túc công việc và phạt bồi thường vật chất đối với những cán bộ để xảy ra rủi ro thất thoát vốn mà nguyên nhân là từ phái cán bộ tín dụng.
Chính sách thưởng phạt là đòn bẩy kích thích các cán bộ hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ngân hàng phải thực sự công bằng, không thiên vị khi xét công trạng của từng nhân viên thì chính sách đó mới phát huy được tính ưu việt của nó, tránh để xảy ra những phản ứng tiêu cực gây mất đoàn kết nội bộ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tín dụng của Ngân hàng.
Có thể nói, quy chế tuyển dụng, quy chế đào tạo, quy chế bổ nhiệm, quy chế trả lương và quy chế thi đua khen thưởng là năm nhân tố quan trọng tạo động lực cho ngân hàng “phát triển an toàn và hiệu quả”.