Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình docx (Trang 50 - 51)

Doanh số các nghiệp vụ tín dụng

2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam

2.1.1. Đưa ra một mức phí hợp lý

Việc áp dụng một mức phí bảo lãnh thống nhất tối thiểu là 300.000 nghìn đồng đến 2%/năm doanh số cam kết đối với mọi khoản bảo lãnh là chưa phù hợp với chính sách ưu đãi của ngân hàng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng, đồng thời mức phí này cũng chưa tạo ra được sự khác biệt về mức độ rủi ro của từng khoản bảo lãnh.

Mặt khác, trong hoạt động bảo lãnh đơn vị xin bảo lãnh phải chịu hai mức phí vốn vay cùng một lúc đó là lãi suất vay vốn và phí bảo lãnh ngân hàng. Lãi suất vay vốn thường rất

khác biệt, nó phụ thuộc vào quan hệ bạn hàng giữa đơn vị vay và bên cho vay. Trong một số trường hợp, lãi suất tiền vay mà đơn vị vay phải trả là khá cao lại cộng với phí bảo lãnh làm cho lãi suất thực tế phải trả quá cao khiến cho đơn vị vay vốn khó có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn đi vay.

Vì vậy, NHCT Việt Nam nên chăng chỉ qui định mức phí bảo lãnh tối thiểu và một khung mức phí bảo lãnh và để cho chi nhánh được quyền xác định một

mức phí bảo lãnh phu hợp trong từng trường hợp cụ thể tuỳ theo thực lực của ngân hàng và đối tượng khách hàng, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, và mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu khi nhận bảo lãnh. Mức phí bảo lãnh này không chỉ phản ánh đưcợ mức độ rủi ro của khoản bảo lãnh mà còn phải đảm bảo ngân hàng có lợi khi nhận bảo lãnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình docx (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)