Tăng cường các biện pháp an toàn đảm bảo cho khoản bảo lãnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình docx (Trang 56 - 58)

Doanh số các nghiệp vụ tín dụng

2.2.4. Tăng cường các biện pháp an toàn đảm bảo cho khoản bảo lãnh

Trên thực tế, để đảm bảo cho khoản bảo lãnh, Ngân hàng cần phải kiểm tra trước, trong và sau khi thực hiện bảo lãnh, nghĩa là ngân hàng không chỉ dựa vào công tác thẩm định hay tài sản đảm bảo mà còn phải dựa vào công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn. Điều

nay có thể giúp cho ngân hàng có thể kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh để từ đó đưa ra các biện pháp xử lí phù hợp. Muốn thực hiện điều đó ngân hàng nên:

- Nâng cao hơn nữa vai trò công tác thanh tra, kiểm soát khi mở rộng qui mô bảo lãnh. Thanh tra, kiểm soát là nghiệp vụ rất quan trọng để đảm bảo chất lượng bảo lãnh, do đó khi ngân hàng mở rộng đầu tư bảo lãnh thì vai trò của công tác thanh tra kiểm soát phải được nâng lên ở mức tương xứng.

Trong qui trình tín dụng, Ngân hàng phải thực hiện kiểm tra chặt chẽ ở cả ba giai đoạn: trước khi quyết định cam kết bảo lãnh, trong và sau khi sử dụng vốn của ngân hàng. Qua công tác kiểm tra khách hàng sau khi kí kết bảo lãnh, ngân hàng có thể nắm được tình hình sản xuất của doanh nghiệp từ đó dự đoán khả năng trả nợ thực tế của khách hàng khi có rủi ro xảy ra để có được kế hoạch thu nợ hợp lí.

Công tác thanh tra, kiểm soát được đề cập ở đây không chỉ đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà còn quan trọng ở chỗ là phải kiểm tra, thanh lọc những cán bộ tín dung mất phẩm chất, tiêu cực gây thất thoát tài sản và làm mất uy tín của ngân hàng. Điều này cũng góp phần mở rộng qui mô và nâng cao chất lượg bảo lãnh.

- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, đề phòng rủi ro

Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm băt được nhiều thông tin chính xác và kịp thời hơn, người đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng bỏ tiền ra trên cơ sở chủ yếu là lòng tin. Lòng tin đó có chính xác hay không phụ thuộc vào chất lượng các thông tin mà ngân hàng có được. Để hoạt động tín dụng có chất lượng cao, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, ngân hàng phải có được và phân tích, xử lí chính xác rất nhiều thông tin liên quan. Do đó, công tác thông tin là một công tác quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, thông tin phải được cập nhật nhanh chóng, đầy đủ và xử lí khẩn trương chính xác. Chất lượng của thông tin không chỉ ảnh hưởng đến quyết định trong quản lý mà còn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Để đạt được yêu cầu đó, ngân hàng phải thu thập thông tin từ rất nhiều kênh thông tin khác nhau như thông tin từ khách hàng, thị trường, từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC), trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR)... Trong thực tế, ở Việt Nam rất khó khăn trong

việc tìm kiếm thông tin một cách chính xác, kịp thời. Đã có nhiều khoản đầu tư bị rủi ro, thất thoát do thiếu thông tin.

Chính vì lí do đó, nhằm thu thập và xử lí thông tin được tốt hơn, phòng tín dụng nên thành lập một nhóm tư vấn thông tin tín dụng có chức năng thu thập và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng, tư vấn về pháp luật, công nghệ và một số lĩnh vực có liên quan cho cán bộ tín dụng.

- Trích lập quĩ dự phòng rủi ro:

Để phòng và hạn chế các hậu quả của rủi ro bảo lãnh, ngân hàng cần lập quĩ dự phòng rủi ro bằng cách trích một phần từ lợi nhuận sau thuế. Việc trích lập quĩ dự phòng rủi ro có thể dựa vào mức độ an toàn của những khoản tín dụng mà ngân hàng thực hiện nhưng phải tuân theo những qui định của NHNN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình docx (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)