Số tiền ký quỹ tối thiều phải bằng chi phắ thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản Việc nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 57 - 62)

sau khai thác khoáng sản. Việc nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản sẽ do quỹ bảo vệ môi trường đảm trách.

- Khoản tiền ký quỹ được tắnh toán căn cứ vào các quy mô khai thác, tác động xấu đến môi trường, đặc thù của vùng mỏ sau khai thác, chi phắ cần thiết để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

- Nguyên tắc tắnh toán số tiền ký quỹ dựa trên cơ sở dự báo tác động xấu nhất tới môi trường sinh thái do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Việc sử dụng tiền ký quỹ phải đảm bảo đúng mục đắch nhằm cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.

- Tổ chức, cá nhân, sau khi hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trương từng phần hoặc toàn bộ, được phép rút từng phần hoặc toàn bộ số tiền đã ký tại quỹ bảo vệ môi trường.

Đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân khai

thác khoáng sản không thực hiện việc ký quỹ, đồng thời tiến hành xử phạt vi phạm hành chắnh tổ chức, vá nhân này phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả gây ra đối với môi trường theo quy định của pháp luật.

Bảo vệ môi trường xã hội trong khai thác khoáng sản

 Thực hiện phương pháp di dân, ddeefnf bù một cách hợp lắ, hợp tình và phù hợp với quy định hiện hành của chắnh phủ.

 Khuyến khắch tuyển dụng công nhân người địa phương vào làm việc tại các cơ sở khai thác.

 Điều chỉnh vị trắ khai thác khi phát hiện ra các công trình xây dựng trên các di tắch lịch sử, đảm bảo tắnh toàn vẹn của tài nguyên lịch sử, văn hóa.

 Bảo vệ môi trường, cảnh quan tự nhiên, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác.

 Thảo luận và thống nhất với địa phương trong việc hình thành các cụm dân cư mới là gia đình công nhân mỏ và tạo cơ hội để họ có điều kiện hòa nhập với cộng đồng dân cư địa phương về nếp sống, văn hóa, tập tục Ầ

 Sau khi mỏ ngừng khai thác: bố trắ tạo việc làm cho công nhân tại các mỏ mới hoặc trong các ngành kinh tế khác.

3.3 Những thách thức trong việc bảo vệ môi trường ở Hương Thủy hiện nay

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của lãnh đạo tỉnh và các ban ngành cấp tỉnh, sự quan tâm lãnh chỉ đạo trực tiếp của Thị ủy, HĐND&UBND thị xã, công tác Bảo vệ Môi trường trên địa bàn thị xã có những chuyển biến tắch cực sau:

Mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường được ngăn chặn đáng kể, việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường được chú trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BVMT đã được tăng cường sâu rộng trong các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.

Công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật BVMT hàng năm tại các đơn vị sản xuất kinh doanh được thực hiện thường xuyên và hiệu quả góp phần nâng cao nhận thức BVMT trong các doanh nghiệp. Hiện nay phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã đều chấp hành tốt các yêu cầu, quy định của các quy phạm pháp luật về BVMT.

Những khó khăn trong bảo vệ môi trường

- Chưa có phương tiện cần thiết để xác định mức ô nhiễm trong phạm vi cho phép của các thành phần gây ô nhiễm môi trường.

- Chưa quy hoạch các hộ sản xuất kinh doanh phế liệu một khu vực riêng, xa khu dân cư để khỏi gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống sinh hoạt của người dân quanh khu vực .

- Nhận thức và ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các điểm công cộng chưa cao.

- Công tác kiểm tra, giám sát môi trường chưa được thường xuyên ,biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường chưa đủ mạnh.

- Trong quá trình lập và phê duyệt các dự án phát triển sản xuất công nghiệp ,tiểu thủ công nghiệp ,các dự án phát triển khu đô thị mới chưa chú trọng vào việc đánh giá tác động môi trường ,chưa cương quyết yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường.

- Công tác quản lý các hoạt động khai thác tài nguyên như: khai thác đất san lấp, cát sạn xây dựng ... thiếu chặt chẽ dẫn đến các tác động tiêu cực cho môi trường.

3.4 Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường ở Hương Thủy và định hướng pháttriển môi trường cho đến năm 2015 triển môi trường cho đến năm 2015

3.4.1 Sự cận thiết và những căn cứ xây dựng chương trình Bảo vệ môi trường

Sự cận thiết phải xây dựng chương trình Bảo vệ môi trường

Thị xã Hương Thủy nằm phắa Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, kéo dài về phắa Đông Nam đến huyện Phú Lộc và phắa Tây Nam đến huyện Nam Đông, đồng thời trải rộng ra phắa Đông dến huyện Phú Vang và phắa Tây đến huyện Hương Trà và A Lưới, với diện tắch tự nhiên là 45.733,8 ha bao gồm 05 phường và 07 xã.

Cùng với sự phát triển của Tỉnh trong những năm qua, thị xã Hương Thủy đã có những bước khởi sắc về cả kinh tế, thương mại dịch vụ Ầ Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng trọng CN-TTCN và dịch vụ, phù hợp với

với yêu cầu đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản và thực phẩm tăng mạnh. Khu công nghiệp Phú Bài, khu Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Thủy Phương, Thủy Lương ngày càng được mở rộng và lấp đầy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng trở nên bức xúc hiện nay. Bên cạnh đó, những tác động của Biến đổi Khắ hậu ngày càng có chiều hướng bất lợi đến hoạt động kinh tế xã hội, tâm lý và sức khỏe của con người và đã đến lúc trở thành nguy cơ, hiểm họa của nhân loại đang gây áp lực lên Tài nguyên và Môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những thách thức mới. Nhằm định hướng nền kinh tế xã hội của thị xã phát triển theo hướng Ộphát triển bền vữngỢ và thắch ứng với xu thế biến đổi khắ hậu. Đưa ra những hành động, biện pháp phòng tránh và giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra đồng thời giảm nhẹ các ảnh hưởng gây ra do biến đổi khắ hậu, UBND thị xã Hương Thủy lập Kế hoạch chương trình Bảo vệ Môi trường giai đoạn 2012 Ờ 2015 trên địa bàn thị xã.

Những căn cứ để xây dựng chương trình Bảo vệ môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;

- Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 20/08/2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Bảo vệ môi trường thắch nghi với Biến đổi khắ hậu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011Ờ2020;

- Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân thị xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012;

- Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2012 của UBND thị xã về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.

3.4.2 Mục tiêu, yêu cầu công tác BVMT giai đoạn 2012-2015

Mục tiêu chung

Định hướng nền kinh tế xã hội của thị xã phát triển theo hướng Ộphát triển bền vữngỢ và thắch ứng với xu thế biến đổi khắ hậu. Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và cải thiện môi trường tại những khu vực bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao ý thức BVMT sâu rộng trong quần chúng nhân dân, từng bước xã hội hóa công tác BVMT.

Mục tiêu cụ thể

Đưa ra những hành động, biện pháp phòng tránh và giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro do thiên tai gây ra đồng thời giảm nhẹ các ảnh hưởng gây ra do biến đổi khắ hậu.

Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và phòng ngừa các sự cố môi trường có thể xảy ra do hoạt động của con người hoặc do tự nhiên gây ra.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, cộng đồng và chắnh quyền các cấp về BĐKH và các hoạt động giảm thiểu tác động của thiên tai và BĐKH, từng bước xã hội hóa công tác BVMT.

Yêu cầu

Chương trình Bảo vệ Môi trường thị xã Hương Thủy giai đoạn 2012 Ờ 2015 phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế của thị xã Hương Thủy.

Bảo đảm sự phát triển bền vững của thị xã Hương Thủy; tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân dân trong thị xã sống trong môi trường có chất lượng tốt; bảo tồn được những giá trị sinh thái đặc thù của địa phươngẦ

3.4.3 Định hướng phát triển môi trường cho đến năm 2015

Nội dung định hướng phát triển môi trường ở Hương Thủy

- Tăng cường chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về BVMT cho cán bộ cấp thị xã và cán bộ cấp xã, phường. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức khoa học, trình độ chắnh trị trong mạng lưới bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường thông qua nhiều hình thức và các kênh thông tin cho nhiều đối tượng, tập trung cho các xã, phường, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị xã; Phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức hưởng ứng các ngày lễ lớn về môi trường (Chương trình giờ Trái đất; Ngày trái Đất 22/4; Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường 29/4-6/5; Ngày môi trường Thế giới 5/6; chiến dịch làm sạch thế giới 19/9-21/9; ngày Đất ngập nước 2/2Ầ).

- Nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi hoạt động BVMT trong Đoàn thể, các tổ chức xã hội, lôi cuốn sự tham gia của quần chúng nhân dân, triển khai cụ thể các chủ trương, chắnh sách của Đảng và Nhà nước trong công tác BVMT.

- Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, cơ quan liên quan trong công tác BVMT trên phạm vi thị xã, đặc biệt phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục trong triển khai tuyên truyền, giáo dục BVMT, đưa các nội dung môi trường vào trường học, giáo dục đạo đức môi trường, ứng xử hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Nâng cao ý thức, làm rõ trách nhiệm xã hội, trách nhiệm BVMT của cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dâm cư.

- Tiếp tục triển khai Đề án thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã giai đoạn 2010-2015.

- Xây dựng và thực hiện đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

- Tổ chức hướng dẫn, đăng ký và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường theo ủy quyền của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

- Tăng cường công tác vệ sinh môi trường nông thôn, đặc biệt quan tâm đến các khu vực tập trung đông dân cư, khu vực chợ, dân cư sông ven sông hồẦ

- Nâng cao năng lực và hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.

- Lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường cho Cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Thủy Phương.

Tăng cường công tác kiểm tra công tác BVMT đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải pháp phát triển môi trường ở Hương Thủy giai đoạn 2012-2015

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, nhận thức về biến đổi khắ hậu và các biện pháp phòng tránh các sự cố môi trường.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường

- Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường :

+ Thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường, từng bước thực hiện việc thu phắ, kắ quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường

+ Bố trắ ngân sách cho hoạt động môi trường theo quy định nhà nước. Tạo cơ chế, chắnh sách, biện pháp cụ thể để khuyến khắch, huy động mọi nguồn lực xã hôi đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phắ bảo về môi trường

+ Đầu tư bảo vệ môi trường phải được lồng ghép với các chương trình, mục tiêu trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hôi của địa phương

+ Hình thành quỹ bảo vệ môi trường của địa phương

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường vào sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong xử lý ô nhiễm môi trường, phòng ngừa suy thoái và sự cố môi trường, sử dụng hiểu quả tài nguyên, năng lượng, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào giám sát và bảo vệ môi trường.

Phân công thực hiện định hướng phát triển môi trường trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HƯƠNG THỦY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 57 - 62)