- Công tác thanh tra, kiểm tra
2.2.4.3 Tình hình khai thác khai thác cát, sạn sỏi dọc sông Hương trên địa bàn thị xã Hương Thủy
thị xã Hương Thủy
Tình hình khai thác cát, sạn sỏi dọc sông Hương trên địa bàn thị xã Hương Thủy thời gian qua được các cấp, các ngành liên quan thường xuyên kiểm tra giám sát. Nhưng do nhu cầu về vật liệu xây dựng mà nhất là cát, sạn sỏi trên địa bàn thị xã nói riêng và tỉnh nói chung là rất lớn. Bên cạnh đó, đến nay chưa có Quy hoạch khai thác cát, sạn sỏi trên địa bàn Tỉnh. Do vậy, tình hình khai thác cát, sạn sỏi trên địa bàn diễn ra khá phức tạp, làm ảnh hưởng đến môi trường, thay đổi dòng chảy, xói lở bờ sông nghiêm trọng, làm mất trật tự xã hội, chủ yếu tập trung ở đoạn sông Hương thuộc địa phận xã Thủy Bằng (từ thôn Cư Chánh 2 đến thôn Tân
Ba). Việc khai thác cát, sạn sỏi trái phép diễn ra khá phức tạp, liên tục cả ngày lẫn đêm nhằm né tránh các lực lượng chức năng liên ngành kiểm tra làm nhiều đoạn bờ sông bị sạc lỡ nghiêm trọng.
Đặc biệt, đoạn sông ở thôn Tân Ba, Vỹ Dạ tập trung lượng lớn các đò khai thác cát với nhiều cụm, mỗi cụm từ 10 Ờ 20 đò dung tắch từ 10 Ờ 30 m3 cát/đò. Do tập trung số lượng lớn đò khai thác tại một cụm nên tạo nên điểm sạc lỡ, thay đổi dòng chảy (thôn Tân Ba bị sạc lỡ hơn 300m, thôn Vỹ Dạ bị sạt lỡ hơn 60m kè đá dọc sông).
Phương tiện khai thác cát sỏi lòng sông chủ yếu là các đò sử dụng máy nổ để hút cát cát, sỏi dưới lòng sông. Bên cạnh đó, một số sử dụng các tàu cuốc lớn trong khai thác cát, sạn sỏi. Các đối tượng khai thác cát chủ yếu là dân Vạn đò và lao động thuộc khu vực khác đến khai thác nên chắnh quyền địa phương rất khó quản lý. Bên cạnh đó, việc tranh giành nguồn khai thác làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, đặc biệt ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư hai bên bờ sông.
Tình hình khai thác cát, sạn sỏi hiện nay trên dọc sông Hương phần lớn không được cấp phép. Bên cạnh đó cũng có một số doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc đăng ký cấp phép để khai thác cát, sạn trên địa bàn. Cụ thể như sau:
STT Đơn vị Địa điểm khai thác khai thácThời hạn
1
DNTN Tuyết Liêm
(Công văn số 6029/UBND-NĐ ngày 29/12/2009 của UBND tỉnh)
Bãi Phần Vỹ Dạ, Thủy
Bằng 12 tháng
2
DNTN Tuyết Liêm
(Công văn số 1336/UBND-NĐ ngày 18/4/2011 của UBND tỉnh)
Bãi bồi Thác Chong
(Diện tắch khoảng 1,37332 ha về phắa hạ lưu) thuộc xã Dương Hòa.
12 tháng kể từ ngày
24/3/2011
3
DNTN Phú Vĩnh
(Công văn 2025/UBND-NN ngày 19/5/2010)
Bãi bồi Vỹ Dạ, Dương
Hòa (Diện tắch 3,0131ha) 12 tháng
4
Công ty SXKD của Thương Bệnh binh và Người Tàn Tật (Công văn số 1335/UBND-TN ngày 18/4/2011)
Thác Chong thuộc xã Dương Hòa (Diện tắch 8999,4 m2).
12 tháng kể từ ngày
Ngoài ra còn có một số hoạt động khai thác các loại khoáng sản khác.
Hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn thị xã Hương Thủy diễn ra khá sôi động. Sản phẩm khai thác tài nguyên khoáng sản không những đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn thị xã mà còn cung cấp cho địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng Ầ và một số vùng. Còn các loại khoáng sản khác như vàng sa khoáng, sắt và nước ngầm thì tiếp tục được khai thác để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hiện tại của người dân trên địa bàn thị xã.
Khai thác sắt là một nghề truyền thống lâu đời ở Hương Thủy và hiện nay vẫn tiếp tục được phát triển về quy mô và số lượng. Tiêu biểu nhất là ở Phù Bài với nghề sắt nổi tiếng, cung cấp cho các làng rèn trong tỉnh để sản xuất công cụ và vũ khắ. Đối với nước ngầm: Nước ngầm hương thủy lâu nay cũng đã được nghiên cứu nhiều, trong đó doàn địa chất 708 của liên đoàn địa chất thủy văn miền nam nghiên cứu kỹ nhất. nhằm mục đắch tìm kiếm khai thác mạch nước ngầm cung cấp cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và ăn uống của cư dân trên địa bàn Hương Thủy. ở rìa đồi và đồng bằng Hương Thủy, nước ngầm khá phong phú. Nhất là vùng Phú Bài và các khu vực rìa đồi bắc nam. Các lỗ khoan ở đây cho thấy, tang chứa nước ở độ sâu khá lớn, từ 20m trở xuống. kết quả bơm thắ nghiệm cho thấy tầng này giàu nước, nước nhạt, có ý nghĩa trong việc cung cấp cho sản xuất, và ăn uống một cách đều đặn, thường xuyên trong năm. Trữ lượng nói chung khoảng 6000 đến 100000m3/ngày, tắnh theo tài liệu bơm hút.
Tài nguyên khoáng sản thị xã Hương Thủy không đa dạng theo chủng loại song lại tập trung cao về số lượng một số khoáng sản vật liệu xây dựng tụ nhiên, nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Vì vậy việc định hướng quy hoạch trong thời gian tới là sẽ tạo điều kiện cho các mỏ được thăm dò xuống sâu thêm để tận dụng tài nguyên khoáng sản.