- Công tác thanh tra, kiểm tra
2.3.3 Giải pháp thực hiện
Hoàn thiện đội ngũ cán bộ và lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt về bảo
vệ môi trường.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương với đội ngũ nhân viên công tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, các hoạt động bảo vệ môi trường còn khá ắt, đặc biệt là các hoạt động có sự hưởng ứng của cộng đồng. Do đó, để có thể tùng bước đổi mới phương pháp tuyên truyền có hiệu quả và phong phú hơn, địa phương cần xây dựng nguồn ngân sách cho việc đào tạo cán bộ và lực lượng tuyên tuyền viên nòng cốt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
⇒ Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa phòng TNMT thị xã với các tổ chức đoàn thể (mặt trận tổ quốc, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, liên đoàn lao động) của thị xã.
Nội dung phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường bao gồm:
- Tập huấn trang bị các kiến thức cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền về môi trường cho các cán bộ ban ngành đoàn thể của thị xã, đẩy mạnh các hoạt động và hiệu quả tuyên truyền của lực lượng tuyên truyền viên nòng cốt.
- Phối hợp với chắnh quyền giám sát tình trạng môi trường địa phương, kịp thời phát hiện các điểm nóng ô nhiễm.
- Phát động các chiến dịch tổng vệ sinh môi trường tại khu dân cư, kêu gọi và khuyến khắch người dân trong việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Xác định các vấn đề môi trường ưu tiên, tập trung vào những vấn đề cụ thể và thiết thực như: thu gom và xử lắ rác thải tại khu dân cư, và hộ gia đình, ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đối với con người và môi trường, ô nhiễm do nước thải từ sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi, tăng cường trồng cây chống xói mòn...
- Lập kế hoạch tuyên truyền đến từng hộ giai đình, đảm bảo các kênh thông tin tuyên truyền rộng khắp và hiệu quả.
⇒ Xây dựng kế hoạch phối hợp tuyên truyền cho học sinh tại các trường tiểu học và trung học trên địa bàn thị xã.
- Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giáo dục tiểu học và phổ thông trên địa bàn thị xã Hương Thủy
- Tập huấn và trang bị các kiến thức cũng như tài liệu cần thiết cho giáo viên để tăng cường công tác giáo dục môi trường.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động tìm hiểu về môi trường, các chương trình sinh hoạt ngoại khóa cho các em học sinh (tạo mảng xanh trong lớp học, trương học, dã ngoại, tìm hiểu thiên nhiên quanh em ...)
⇒ Xây dựng kế hoạch đào tạo và trao đổi kinh nghiệm
- Cán bộ phụ trách lĩnh vực môi trường ở các phường, xã.
Đào tạo ngắn hạn: tạo điều kiện để các cán bộ phụ trách tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn do: trường, viện, trung tâm giảng dạy, nghiên cứu và tư vấn môi trường, sở tài nguyên và môi trường trong các tỉnh thành, cục bảo vệ môi trường, bộ tài nguyên và môi trường ... tổ chức.
Đào tạo dài hạn: tạo điều kiện để cán bộ phụ trách tham gia chương trình đại học và thạc sỹ chuyên ngành về môi trường trong và ngoài nước.
Đào tạo thường xuyên và tự đào tạo: tổ chức các khóa tập huấn về chuyên môn để cập nhật kiến thức và thông tin cho cán bọ chuyên trách.
Cử cán bộ chuyên trách môi trường hoặc mời giản viên bên ngoài cho phù hợp với nội dung yêu cầu đào tạo.
Nội dung đào tạo: kiến thức cơ bản về môi trường; kỹ năng truyền thông môi trường, nước sạch và vệ sinh môi trường; vai trò của rừng và đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, tác hại của rác thải và hướng dẫn xử lắ an toàn ... , ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm môi trường trong nhà, ...
Người dân được tuyên truyền và có nhận thức cơ bản đối với những vấn đề
môi trường
Cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ môi trường ở địa phương, tuy nhiên qua khảo sất cho thấy tần suất tổ chức các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng ở cấp cơ sở còn khiêm tốn. Do đó, trong giai đoạn hiện nay. Phòng TN&MT thị xã Hương Thủy sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền xuống cấp cơ sở, với nhiều nội dung và hình thức đa dạng hơn để thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Mục tiêu: tạo công cụ hỗ trợ công tác tuyên truyền mang tắnh chất trực quan sinh động hơn.
Phương thức xây dựng nguồn tài liệu:
- Thu thập và xây dụng phim tài liệu, phóng sự về môi trường. - Thu thập và thiết kế hình ảnh, sách báo về môi trường. - Thu thập tài liệu chuyên môn, sổ tay hướng dẫn. - Biên soạn các tài liệu tập huấn cho cộng đồng. - Thiết kế các loại tờ poster, pano tuyên truyền ... Tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Đối tượng: khởi điểm từ các thành viên nòng cốt của các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng dân phố, sau đó phổ biến cho toàn thể các thành viên.
- Phụ trách tập huấn: cán bộ của các tổ chức đoàn thể, giáo viên của các trường sau khi tham gia lớp tập huấn.
- Nội dung tập huấn: nước sạch và vệ sinh môi trương; vai trò của rừng và đa dạng sinh họa; bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; tác hại của rác, bỏ rác đúng nơi quy định và hướng dẫn xử lắ rác thải an toàn (compost, biogas ...) ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe cộng đồng.
- Đối tượng tham gia: các đoàn thể, người dân địa phương, nông dân, học sinh, công nhân.
- Hình thức tổ chức:
Phát động tổng vệ sinh: quyết dọn rác, xóa sổ các bãi rác tự phát, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm ...
Tổ chức thi về kiến thức, vẽ tranh, giải pháp bảo vệ môi trường từ cấp cơ sở đến cấp phường, Thị xã cho các đối tượng như: học sinh, đoàn viên, công nhân viên, lực lượng tuyên truyền viên, người dân ...
Triển lãm về bảo vệ môi trường (hình ảnh, sản phẩm tái chế ...)
Hưởng ứng các chiến dịch bảo vệ môi trường: tháng hành động bảo vệ môi trường, ngày 5/6, chiến dịch làm cho thé giới sạch hơn (Clean up the world). Xây dựng bản cam kết về môi trường.
Ngoài ra có thể lồng ghép các hoạt động môi trường vào các chương trình hoạt động trọng tâm của địa phương.
Kiểm tra đánh giá tắnh hiệu quả của chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Đoàn kiểm tra và đánh giá: phòng TNMT phối hợp với phòng VHTT, ủy ban MTTQ.
- Hình thức tổ chức
Kiểm tra tình hình triển khai ở cấp cơ sở cũng như nắm bắt thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện chương trình tập huấn và tuyên truyền.
Lập phiếu khảo sát tắnh hiệu quả và đánh giá mức độ chuyển biến nhận thức của người dân sau khi thực hiện chương trình.
100% người dân trên địa bàn thị xã tuân thủ các quy định về môi trường.
Tổ chức các hoạt động thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động lien quan đến những vấn đề môi trường ưu tiên ở địa phương, hưởng ứng các cuộc vận động cải thiện môi trường và đóng góp quan trọng trong việc giám sát, phát hiện ô nhiễm, đóng góp ý kiến với cơ quan quản lắ.
Qua khảo sát cho thấy cán bộ phụ trách môi trưởng địa phương còn tương đối mỏng lại kiêm nhiều nhiệm vụ, do đó khó có thể theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các nguồn gây ô nhiệm và phá hoại môi trường trên địa bàn thị xã. Vì vậy để thực hiện tốt xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Hương Thủy trong giai đoạn hiện nay, cần phải đẩy mạnh sự tham gia của cộng đồng để Ộdân biết, dân làm, và dân kiểm traỢ trong sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Học tập kinh nghiệm của các địa phương khác về chương trình quản lắ môi trường dựa và cộng đồng.
Vận dụng và lồng ghép vào các chương trình bảo vệ môi trường ở địa phương như: quản lắ và bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, quản lắ và bảo vệ nguồn nước dựa vào cộng đồng ...
CHƯƠNG 3. Vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác tài nguyên nhằm phát triển kinh tế bền vững ở Hương Thủy hiện nay