Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) chi nhánh Kim liên”. (Trang 32 - 37)

4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư cho vay vốn tại chi nhánh VPBank Kim Liên.

4.3.5. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án.

Đây là phần nội dung quan trọng, bắt buộc và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kỳ dự án nào.

Thẩm định tổng mức đầu tư

Việc thẩm định tổng mức đầu tư để đảm bảo cho dự án hoạt động có hiệu quả hay không? Tránh tình trạng vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn tới không cân đối được nguồn vốn. Để tính toán tổng mức đầu tư của dự án, chi nhánh VPBank Kim liên đã tiến hành lập bảng biểu ghi chép tình hình hoạt động, thực hiện đầu tư, thẩm định số lượng, chất lượng, thời hạn cung cấp đầu vào cho dự án trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện và thẩm định giá cho các yếu tố đầu vào nhằm dự tính hợp lý số vốn đầu tư cho từng giai đoạn của chu trình dự án. Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, đủ các khoản cần thiết chưa ( trong đó cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, dự phòng việc thay đổi tỉ giá ngoại tệ). Thông thường kết quả phệ duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Trong trường hợp các cấp thẩm quyền chưa phê duyệt có thể so sánh dự án đang xem xét với các dự án đã thực hiện, nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ nội dung nào thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng lên tham gia vào dự án. Thông thường các cán bộ thẩm định đã áp dụng phương pháp so sánh đối chiều chỉ tiêu để thẩm định các khoản chi phí trong tổng vốn đầu tư của dự án hoặc tiến hành so sánh các mức chi phí với mức chi phí bình quân của ngành liên quan để từ đó dự tính tổng mức đầu tư. Các cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động. Sự hợp lý này rất cần thiết vì dự án đi vào hoạt động cần đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tư vào nhà xưởng sẽ không phát huy được tác dụng. Cần chú ý tới việc xem đã đầy đủ các khoản mục cần thiết hay chưa, mức độ hợp lý như thế nào, chỉ

một sự thay đổi nhỏ của từng khoản mục cũng sẽ làm cho dự án bị ảnh hưởng như thiếu vốn, thất thoát lãng phí trong đầu tư làm cho hiệu quả của dự án bị ảnh hưởng. Tiếp theo các cán bộ thẩm định sẽ xem xét cơ cấu vốn đầu tư của dự án cho vay. Một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ làm cho dự án có hiệu quả hơn, mỗi lĩnh vực đầu tư thì cần một cơ cấu đầu tư khác nhau hay tùy vào từng hình thức đầu tư thì có tỷ lệ vốn đầu tư cho từng khâu khác nhau. Vì vậy, các cán bộ thẩm định cần kết hợp giữa đánh giá tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư để đảm bảo hiệu quả cho dự án. Trên cơ sở đánh giá quy mô và cơ cấu vốn đầu tư các cán bộ thẩm định đánh giá nhu cầu sử dụng vốn đầu tư trong từng thời kỳ, theo tiến độ thực hiện dự án. Việc xem xét như cầu sử dụng vốn đầu tư cần dựa vào lịch trình đầu tư, các cán bộ cần đánh giá nhu cầu vốn cho từng giai đoạn đã hợp lý hay chưa? Xem xét tỉ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn xem có hợp lý không, thông thường vốn tự có tham gia đầu tư trước.

- Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn

Một dự án có thể được tài trợ từ rất nhiều nguồn vốn: nguồn vốn tự có, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tín dụng, vốn tự huy động…Ngân hàng cần phải thẩm định khả năng huy động vốn từ những nguồn vốn khác nhau từ đó xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng có phù hợp và cân bằng với cơ cấu vốn, đảm bảo khả năng chi trả và khả năng sử dụng vốn hiệu quả của dự án. Nếu là nguồn vốn ngân sách cấp hay nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khi các cơ quan này đã ký vào hồ sơ thẩm định dự án. Nếu là vốn góp cổ phần, vốn liên doanh cần có cam kết góp vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổ đông hay các bên liên doanh. Nếu là vốn tự có thì phải xác minh cụ thể.

Thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến.

Trên cơ sở những phân tích về cung cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, luận chứng kinh tế kỹ thuật, các báo cáo tài chính do khách hàng gửi đến… cán bộ thẩm định sẽ xem xét và kiểm tra các nội dung sau:

- Kiểm tra tổng chi phí, bao gồm chi phí sản xuất ( chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí lãi vay…) và chi phí ngoài sản xuất. Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần tiến hành đánh giá tính chính xác của từng khoản mục. - Xác định giá thành của từng sản phẩm, đánh giá các khoản mục chi phí từ đó xem

giá thành sản phẩm cao hay thấp, có hợp lý hay không? Để tính giá thành sản phẩm cần căn cứ vào tổng mức chi phí, mức chênh lệch giá, xác định được hao hụt ngoài dự kiến để tiến hành phân bổ cho số lượng thành phẩm một cách hợp lý.

- Các thông số báo cáo thị trường là những thông số được dùng làm căn cứ dự báo thị phần của doanh nhiệp và dự báo đơn giá. Từ đó chúng ta mới có thể ước lượng được doanh thu của dự án. Doanh thu hàng năm của dự án được xác định trên cơ sở sản lượng tiêu thụ dự kiến hàng năm và giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của dự án. Trên cơ sở tính toán lại các chi phí đầu vào, ước tính mức sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm, các cán bộ thẩm định cần lập bảng dự trù doanh thu chi phí của dự án theo mẫu:

BẢNG 5: BẢNG DỰ TRÙ DOANH THU CHI PHÍ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1 Năm 2 Năm n

1. Sản lượng

2. Tổng doanh thu không có VAT 3. Tổng chi phí

+ Chi phí nguyên, nhiên vật liệu + Chi phí nhân công

+ Chi phí khấu hao + Chi phí lãi vay + Chi phí khác

4. Thu nhập trước thuế

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp 6. Thu nhập sau thuế

- Dự trù bảng tổng kết tài sản: thông qua bảng này có thể nắm bắt được tính khả thi về tài chính của dự án trong những năm hoạt động vì trong đó trình bày rõ toàn bộ số tài sản doanh nghiệp có và tài sản đi vay nợ.

- Dự trữ cân đối thu chi: Bảng này là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính của dự án.

Đây là hai khoản hết sức quan trọng của công tác thẩm định dự án, nó quyết định tới tính chính xác của kết quả thẩm định tài chính. Việc thẩm định nội dung này tại chi nhánh VPBank Kim liên đã sử dụng phương pháp so sanh đối chiếu chỉ tiêu kết hợp với phương pháp dự báo để thẩm định. Tuy nhiên trong thực tế các cán bộ thẩm định lại phân tích dựa trên các số liệu trong bảng báo cáo hay dự án mà khách hàng đưa cho vì nó có rất nhiều khoản mục nên việc tính toán và dự báo nó

trong tương lai là rất khó, đặc biệt là các dự án sử dụng công nghệ mới. Các cán bộ tại chi nhánh đã biết kết hợp với phương pháp phân tích độ nhạy để từ đó làm giảm đi những rủi ro mà dự án đem lại.

- Thẩm định suất chiết khấu “r” của dự án: Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu r của dự án. Suất sinh lời yêu cầu của dự án phải bằng suất sinh lời mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rủi ro tương đương trên thị trường tài chính và suất sinh lời tối thiểu chính là chi phí sử dụng vốn của dự án. Tỷ suất chiết khấu “r” được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh VPBank Kim liên xác định dựa trên chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn của dự án. Nó được xác định bằng phương pháp bình quân, cụ thể như sau:

R = trong đó:

+ r : tỷ suất chiết khấu của dự án + Ivn : vốn vay từ nguồn n

+ rn : chi phí sử dụng vốn từ nguồn n

Thẩm định dòng tiền ( dòng ngân lưu) của dự án.

Dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án bao gồm: những khoản thực thu ( dòng tiền vào), thực chi ( dòng tiền ra) được tính cho từng năm. Đây được coi là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định tài chính dự án đầu tư, nó sẽ quyết định việc cho vay hay là không cho vay vì các chỉ tiêu khác như: doanh thu, chi phí…là các chỉ tiêu mang tính chất xác định hoạt động kinh doanh của dự án chứ nó không cho biết xem dự án lỗ hay là lãi, quy mô lãi của nó như thế nào. Đối với hoạt động đầu tư, dòng tiền ra bao gồm tài sản cố định, tài sản lưu động, khấu hao, lãi vay, chi phí sữa chữa bảo dưỡng hàng năm, nhu cầu vốn lưu động tăng thêm…dòng tiền vào bao gồm doanh thu, giá trị thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động cuối kỳ. Hai phương pháp ước lượng ngân lưu như sau: - Phương pháp trực tiếp: ngân lưu hoạt động sẽ bao gồm dòng tiền vào được tạo ra

từ các hoạt động của dự án – dòng tiền ra.

- Phương pháp gián tiếp: ngân lưu hoạt động của dự án bao gồm lợi nhuận sau thuế + khấu hao + trả lãi vay + vốn lưu động cuối đời dự án + thanh lý, phần chưa khấu hao – chi phí đầu tư ban đầu – chi phí vốn lưu động ban đầu.

Những thông số kỹ thuật được đưa vào để tính toán ngân lưu chứ không phải bản thân kỹ thuật tính ngân lưu. Những thông số đưa vào tính toán ngân lưu cần có những hiểu biết, có kinh nghiệm.

Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Sau khi thẩm định dòng tiền, các cán bộ thẩm định sẽ tính toán các chỉ tiêu tài chính thông qua bảng dòng tiền. Các chỉ tiêu này phản ánh rất rõ mức độ khả thi của dự án đầu tư dưới góc độ định lượng và định tính.

Giá trị hiện tại thuần ( NPV).

Là phần chênh lệch giữa tất cả các dòng tiền ròng của dự án trong tương lai được quy đổi về thời điểm hiện tại và giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu. Nó cho ta biết mức độ lãi của dự án quy về thời điểm hiện tại thông qua mức lãi suất chiết khấu được cán bộ thẩm định xác định ở trên. Đó là tiêu chuẩn để xác định mức độ hiệu quả của công việc sử dụng các nguồn lực đầu tư.

∑ = n i 0 =∑ = n i 0 Trong đó

Bi :là các khoản thu năm i Ci : là các khoản chi năm i r :lãi suất chiết khấu

NPV đo lường giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án.

Nếu NPV < 0 thì dự án thua lỗ. Nếu NPV = 0 thì dự án hòa vốn. Nếu NPV > 0 thì dự án có lãi.

NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Do đó cần phải chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án. Như vậy NPV cho biết khả năng sinh lời của dự án dưới tác động của tỷ suất chiết khấu chứ nó không cho biết tỷ lệ sinh lời mà tự bản thân dự án có thể tạo ra được.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một dự án cho biết tỷ lệ sinh lời hàng năm trên một đồng vốn đầu tư bỏ ra. Nó là mức tỷ suất chiết khấu làm cho NPV bằng 0. Nó có thể được tính theo công thức:

Trong đó :

r1: là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV1>0 r2: là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV2<0

Dự án chỉ được chấp nhận khi IRR > igh. Igh được sử dụng thường là mức lãi suất vay ngân hàng.

Thời gian thu hồi vốn.

Là thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Đó chính là khoảng thời gian cần thiết để hoàn trả vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hằng năm.

Việc tính chỉ tiêu này dựa vào bảng dòng tiền đã xác định ở trên. Các cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp cộng dồn để tính chỉ tiêu này. Cách tính lũy kế của dòng tiền hằng năm sau đó đến thời điểm nào mà dòng tiền đổi dấu thì đó là năm mà khoản tiền đó trả hết nợ. Chỉ tiêu chỉ được tính khi các chỉ tiêu trên có khả thi tức là NPV > 0 và IRR > igh. Thời gian thu hồi vốn càng cách xa đời của dự án thì dự án càng có hiệu quả cao.

Phân tích độ nhạy.

Là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một biến hay hai biến đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Để phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định trước hết cần dự đoán các yếu tố có khả năng tác động lớn nhất đến kết quả cuối cùng, sau đó cho các yếu tố đó tăng giảm với phương án giả định. Các yếu tố được xem xét là: tổng vốn đầu tư, sản lượng tiêu thụ thực tế, giá thành nguyên vật liệu, giá bán sản phẩm…

- Xác định những biến số chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính. - Đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả đến hiệu quả tài chính.

- Chia tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho tỷ lệ thay đổi của mỗi yếu tố, ta được chỉ số nhạy cảm.

Chỉ số nhạy cảm cho ta biết sự thay đổi của NPV khi thay đổi từng nhân tố một trong khi các nhân tố khác cố định.

Một phần của tài liệu Thực trạng về công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) chi nhánh Kim liên”. (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w