- Kế toán trưởng:
2.1.4. Công tác phân phối lợi nhuận
* Yêu cầu của quá trình phân phối lợi nhuận
- Phải đảm bảo các quy định về mặt pháp lý của nhà nước.
- Đảm bảo khả năng thanh toán ngay cân đối với các khoản dự kiến đầu tư và chi trả lợi nhuận cho các cổ đông.
- Dự tính đến quá trình tăng trưởng vốn, tài sản của doanh nghiệp. - Tính đến nhu cầu trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. - Xem xét đến khả năng thâm nhập thị trường vốn.
- Khi phân phối phải đảm bảo quyền kiểm soát công ty.
- Xem xét đến nguồn thu nhập của các cổ đông với việc đóng thuế thu nhập cá nhân.
* Nguyên tắc phân phối lợi nhuận:
Trong các doanh nghiệp việc phân phối lợi nhuận được tiến hành theo hai bước:
Bước 1: Tạm phân phối.Định kỳ tạm phân phối theo kế hoạch, hàng tháng, hàng quý, doanh nghiệp được tạm phân phối lợi nhuận theo quy định sau:
- Nộp đủ thuế TNDN cho ngân sách Nhà nước căn cứ vào kết quả kinh doanh được xác định trên báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ hạch toán đó.
- Phần lợi nhuận còn lại doanh nghiẹp tạm phân phối cho các lĩnh vực theo thứ tự ưu tiên nhưng không được vượt quá 70% tổng lợi nhuận sau thuế của từng kỳ. Bước 2: Phân phối chính thức. Khi báo cáo quyết toán năm được xác định và phê duyệt chính thức, từ đó sẽ điều chỉnh số tạm phân phối kế hoạch hoặc trong năm trước theo số phải phan hối chính thức.
Theo quy định 199/2004/ NĐ- CP ngày 3-12-2004 của chính phủ tại Điều 27 về phân phối lợi nhuận:
1. Lợi nhuận của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của luật thuế TNDN và nộp thuế TNDN được phân phối như sau:
- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có).
- Bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa.
- Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được Nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật đã quy định phải trích lập.
- Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định trên, khoản này được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn Nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm
Vốn công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết. Trừ các khoản vay có bảo lãnh của chính phủ, Bộ tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất. 2. Phần lợi nhuận được chia theo vốn Nhà nước đầu tư dùng để đầu tư tái bổ sung vốn Nhà nước tại công ty Nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tậptrung để đầu tư cho các công ty khác. Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập quỹ này.
3. Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau: - Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty.
- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng ( đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng ( đối với công ty không có Hội đồng quản trị ) với điều kiện tỷ suất thực hiện lợi nhuận trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải lớn hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuậnkế hoạch.
- Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Mức trích vào quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty ( khi công ty không có Hội đồng quản trị ) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn công ty.
4. Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể vào các quỹ đầu tư phát triển và quỹ khen thưởng Ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản trị ( đối với công ty có Hội đồng quản trị ) hoặc Giám đốc ( đối với công ty không có Hội đồng quản trị )
5. Đối với những công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty.
6. Đối với công ty đầu tư thành lập, trong 2 năm liền kể từ khi có lãi nếu phân phối lwoij nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực tế thì công ty được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số tiền trích quỹ đầu tư phát triển trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó.
7. Đối với công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi mức 2 tháng lương thực hiện như sau:
- Trường hợp lãi của công ty được giảm trích quỹ đầu tư phát triển,giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để cho đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ thì sẽ được nhà nước trợ cấp cho đủ
- Trường hợp không có lãi nhà nước sẽ trợ cấp cho đủ để trích lập 2 quỹ khên thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương.
* Nội dung:
Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với mỗi doanh nghiệp.
Chính sách phân bổ lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có những chính sách riêng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự thay đổi trong sách phân phối lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến sự biến động giá cả của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến thu nhập của các cổ đông công ty.
Theo chế độ tài chính thông thường, lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối, sử dụng như sau:
- Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước theo quy định của luật thuế TNDN. - Nộp thuế TNDN cho Nhà nước.
- Bù đắp các khoản lỗ từ năm trước đã hết hạn, bù lỗ theo quy định của luật thuế TNDN.
- Trich lập các quỹ các quỹ của doanh nghiệp theo quy định. - Chia lãi, chia cổ tức cho các nhà đầu tư…
- Quỹ đầu tư và phát triển:
Mức tối thiểu 50%, quỹ này dùng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong doanh nghiệp. Trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển, nghiên cứu khoa học.
- Quỹ dự phòng tài chính:
Trích 10% số dư của quỹ này, tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ. Dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản mà doanh nghiệp phải chịu trong quá trình kinh doanh, trích nộp quỹ dự phòng của công ty.
- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:
Trích 5% , mức tối đa quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện. Dùng để chi cho việc đào tạo công nhân viên do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, đào tạo nghề dự phòng cho lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động trrong doanh nghiệp, trích nộp quỹ dự phòng mất việc làm.
- Quỹ khen thưởng:
Dùng để thưởng cuối năm, thưởng kỳ cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. mức thưởng do giám đốc đảm nhiệm sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp.
- Quỹ phúc lợi:
Dùng để đầu tư sửa chữa các công trình phúc lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của ập thể công nhân viên trong doanh nghiệp, để xây dựng các công trình phúc lợi riêng trong ngành, trích nộp để hình thành quỹ phúc lợi của công ty.
* Các hình thức chi trả lợi nhuận cho các cổ đông: - Trả bằng tiền mặt
- Trả bằng cổ phiếu: Doanh nghiệp sẽ trả lợi nhuận cho cổ đông dưới hình thức cổ phiếu mới phát hành. Hình thức này được xem như là một cách để huy động tăng vốn của daonh nghiệp.
- Trả bằng tài sản: Doanh nghiệp sẽ trả lợi nhuận cho cổ đông bằng tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức là sản phẩm hay các tài sản khác hiện có của doanh nghiệp.