Nguồn hình thành lợi nhuận * Vai trò của lợi nhuận:

Một phần của tài liệu biện pháp hoàn thiện công tác phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần lisemco 2 (Trang 33 - 35)

- Kế toán trưởng:

2.1.2.Nguồn hình thành lợi nhuận * Vai trò của lợi nhuận:

* Vai trò của lợi nhuận:

Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực thôi thúc doanh nghiệp năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh gay gắt.

- Đối với doanh nghiệp:

Bắt cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên mà họ quan tâm là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả thu không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt, vì vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

Lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghỉệp. Nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại.

Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thoonh qua việc đổi mới trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất… mở rộng quy mô hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại, phát triển vững vàng trên thương trường, là cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.

Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực về nhân sự, về năng lực về tài chính, nằng lực về quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản xuất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa.

Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng tích lũy cho xã hội, là công cụ điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi nhuận mà donh nghiệp thu trong kỳ nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao thì số thuế mà Nhà nước nhận được càng nhiều. Đó chính là nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Đối với người lao động:

Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh d0oanh có hiệu quả, lợi nhuận cao thì sẽ có điều kiện trích lập các quỹ như khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm… là cơ sở để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Lợi nhuận còn là đòn bẩy kích thích người lao động đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hăng say sáng tọ trong công việc. Từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động trong dosnh nghiệp., tăng tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Đối với bên thứ ba:

Bên thứ ba là những người có quan hệ với doanh nghiệp như các nhà cung cấp, các nhà đầu tư… Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận và tăng được lợi nhuận thì doanh nghiệp dể dàng vay thêm vốn từ các ngân hàng, thu hút vốn của các nhà đầu tư, tạo lập tín dụng thương mại với các nhà cung cấp.

*Nguồn hình thành lợi nhuận:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau:

- Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là lợi nhuận có được khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất sẩn phẩm hàng hóa và cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng.

- Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết: Là lợi nhuận có được khi daonh nghiệp góp vốn liên doanh với tổ chức cá nhân khác tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản thu lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu cho thuê TSCĐ, thu từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu.

- Lợi nhuận khác: Lợi nhuận thu được từ các hoạt động bất thường như thu tiền phạt, tiền bồi thường cho khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, những khoản lợi nhuận bị ghi sót những năm trước nay mới phát hện.

Một phần của tài liệu biện pháp hoàn thiện công tác phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần lisemco 2 (Trang 33 - 35)