0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Kiến nghị đối với các nhà quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 76 -78 )

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nhà quản lý nên biết tạo dựng một chiến lược để phát triển lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình và thực hiện hiệu quả chiến lược đó thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển, nếu không thì sẽ thất bại. Lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được hiểu là khả năng sản xuất, cung ứng ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xem xét trên bốn khía cạnh:

- Sự limh hoạt: Khả năng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng, ví dụ: chủng loại, cách thức, cung ứng dịch vụ đi kèm..

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: đặc tính kỹ thuật, độ tin cậy, dịch vụ hậu mãi, kiểu dáng…

- Tốc độ phản ứng trên thị trường: thời gian từ khi khách hàng đặt hàng cho đến khi được phục vụ, tốc độ phát triển sản phẩm mới…

- Chi phí: chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn của đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đạt được lợi thế cạnh tranh này cần phải có ba nguồn lực quan trọng: nhân lực, vốn, công nghệ. Nguồn nhân lực tham gia sản xuất toàn bộ quá trình đánh giá, lựa chọn và phát triển lợi thế của doanh nghiệp.

Qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh trên thị trường thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải có trình độ, biết đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp của mình như:

- Mặt hàng sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, với các DNNN có thế mạnh là mặt hàng phong phú, đa dạng.

- Mặt hàng phải có khả năng cạnh tranh để XK, đúng quy cách, phẩm chất khi xuất khẩu đồi hỏi cao hơn và giá cả hợp lý, đôi khi phải thấp hơn so với những mặt hàng tương tự nhưng do các doanh nghiệp lớn sản xuất.

- Có kiến thức về xuất khẩu, kinh nghiệm quản lý và tổ chức, thiết lập được các mối quan hệ bạn hàng rộng rãi, nắm bắt được những thông tin thiết thực phục vụ cho công tác kinh doanh của mình.

- Tránh sự cạnh tranh không bình đẳng, chèn ép lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoaj độn xuất khẩu. Nâng cao uy tín và độ tin cậy của doanh nghiệp mình với đối tác.

Trên đây là những kiến nghị chính nhằm hỗ trợ cho các SME ở Việt Nam trong thời gian tới phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Tất nhiên, còn rất nhiều biện pháp mà Nhà nước cần hỗ trợ cho các SME như việc hỗ trợ các SME thầu phu những doanh nghiệp lớn, hỗ trợ lãi xuất đầu tư, hỗ trợ cơ sở hạ tầng, hình thành “ vườn ươm” cho các SME ( Một loại hình hỗ trợ SME đang có xu hướng pháy triển ở các nước trên thế giới song chưa thực sự phát huy tác dụng ở nước ta. Một mô hình rất mới đối với Việt Nam). Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển xuất khẩu cho các SME bên cạnh sự hỗ trợ từ bên ngoài thì các cố gắng nỗ lực của bản thân doanh nghiệp là một nhân tố quyết định. Nếu các doanh nghiệp không tự cố gắng thúc đẩy sự phát triển của chính mình thì không có ai có thể thay thế họ, mọi sự hỗ trợ về chính sách và cơ chế của Nhà nước, của tổ chức hỗ trợ khác…chỉ là tạo điều kiện thuận lợi cho SME phát triển xuất khẩu. Vì vậy, để gia tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực SME cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa công tác hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực bản thân từng doan nghiệp.

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội Việt Nam trong 10 năm gần đây đã có nững bước tiến cơ bản; các mặt xã hội, trình độ dânn trí, chất lượng nguồn nhân lực

và tính năng động trong xã hội được nâng lên; tình hiình chính trị xã hội cơ bản ổn định.

Những thành quả trên đã có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay để phát huy vai trò của khu vực kinh tế này thì sự hỗ trợ của Chính phủ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Qua phân tích thực trạng và tác động của các chín sách kinh tế đến hoạt động của các SME ở Việt Nam trong thời gian vừa qua có thể thấy được những tác động tích cực của những giải pháp mà Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để tạo sự bình đẳng trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các loại hình doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Vì vậy, việc tiếp tục cải tạo và đổi mới các chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ các SME đối với hoạt động xuất nhâp khẩu là một vấn đề cấp bách hiện nay.

Thị trường xuất khẩu hàng hóa chắc chắn sẽ còn sôi động hơn rất nhiều trong thời gian tới, liệu các SME có tận dụng được thời cơ và đương đầu với những thách thức phía trước hay không, câu trả lời nằm ngay chính các doanh nghiệp. Hy vọng rằng cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ ngành, các tổ chứ trong và ngoài nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc cho riêng mình.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 76 -78 )

×