0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

TÍNH CẤP THIẾT PHẢI HỖ TRỢ SME TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 52 -54 )

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

3.1. TÍNH CẤP THIẾT PHẢI HỖ TRỢ SME TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU. XUẤT KHẨU.

Từ nay đến năm 2005, nước ta với xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, mở rộng tăng cường nhập khẩu nhằm phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế là con đường thực hiện thành công công nghiẹp hóa đất nước.

Tình hình chung

- Hệ thống xuất khẩu trong quan hệ thương mại trong quan hệ quốc tế có dự kiến sẽ bãi bỏ vào ngày 01/01/2005 theo thỏa thuận của ngành dệt của tổ chức WTO.

- Việt Nam sẽ xóa bỏ hàng rào thương mại phi thuế quan và giảm thuế nhập khẩu xuống 5% hoặc thấp hơn cho phù hợp với quy định của AFTA vào ngày 01/01/2006, hạn chế định lượng và kiểm soát ngoại hối, mở rộng hơn con đường tiếp cận của bên ngoài và thị trừơng nội địa. Do đó công nghiệp thay thế nhập khẩu, chủ yếu là các doanh nghiệp được nhà nước bảo hộ sẽ chiụ những tác động lớn.

- Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, chúng ta bắt buộc phải tuân thủ theo những hướng dẫn của WTO vào năm 2010 hoặc sau đó. Do vậy nhà nước cần tạo ra những cơ hội kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Điều đáng chú ý là các lợi ích mà hiện nay một số doanh nghiệp được độc quyền lúc đó sẽ bị xóa bỏ.

- Khó khăn lớn nhất đối với các SME là các doanh nghiệp này còn non trẻ làm thế nào để cạnh tranh trong điều kiện hội nhập để tồn tại và phát triển. Nói một cách cụ thể hơn, trong điều kiện thiếu vốn, công nghệ cũ kỹ, trình độ chuyên môn, tay nghề trình độ quản lý thấp phải chống chọi với sự phát triển như vũ bão của

khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển thương mại điện tử, của công nghệ thông tin là một thử thách to lớn đối với các SME.

Như đã nêu ở trên, nếu các SME bị bỏ lại đằng sau thì các doanh nghiệp nước ta khó có thể gánh vác được trọng trách của nó trong nền kinh tế Việt Nam vào năm 2005 và sau đó, khi mà các thử thách khốc liệt bắt đầu. Do đó, sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước trong việc hoàn thiện một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích, hỗ trợ, phát triển SME như thị trường thông qua hợp đồng phụ, tăng sức cạnh tranh thị trường quốc tế, khuyến khích xuất khẩu, hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng để khắc phục tình trạng thiếu vốn, ưu đãi về thuế đối với các SME mới khới sự hoặc hoạt động trong lĩnh vực được khuyến khích trong điều kiện kinh tế là mộy việc hết sức cần thiết.

Không những thế hỗ trợ cho các SME không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội. Đó là những lợi ích cơ bản.

- Hỗ trợ cho các SME là cách thức để nuôi dưỡng những nguồn thu của ngân sách Nhà nuớc bởi vì thực tế số lượng SME chiếm chủ yếu trong các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các SME là một hình thức đầu tư gián tiếp của Nhà nước. Bởi vì, thay vì đầu tư trực tiếp sản xuất để thành lập các doanh nghiệp nhà nước thì nay chuyển sang hỗ trợ các doanh nghiệp đã có, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

- Bằng việc hỗ tợ SME, Nhà nước cũng có thể giải quyết những vấn đề xã hội mà bất cứ Nhà nước nào cũng phải đương đầu. Đó là giải quyết nạn thất nghiệp, tạo việc làm rất hiệu quả với nguồn vốn rất hạn hẹp của Nhà nước ( thay vì thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thì số vốn có thể hỗ trợ rất nhiều các doanh nghiệp sẵn có- điều đó rõ ràng hiệu quả).

- Thông qua các chính sách hỗ trợ Nhà nước, việc đầu tư phát triển sản xuất sẽ hiệu quả hơn thay vì huy động được tiềm năng sáng tạo trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 52 -54 )

×