Các biện pháp hỗ trợ của Đài Loan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Đài Loan là một quốc gia điển hình của nhiều SME. Sự thần kỳ của nền kinh tế Đài Loan cũng gắn với mức tăng trưởng cao và sự phồn vinh của các SME. Qúa trình phát triển này cũng gắn liền với nỗ lực của các xí nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất, tiết kiệm nhằm sức cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu.

a. Về chiến lược kinh doanh

Sự phát triển kinh tế Đài Loan gắn chặt với hoạt động ngoại thương. Ngoại thương thực sự là động lực thúc đẩy các ngành sản xuất vươn lên, đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng. Do nhận thức được những hạn chế của thị trường nội địa, từ những năm 60 Đài Loan đã coi mở mở rộng xuất khẩu như một chính sách chi đạo, một phương châm chiến lược. Ngay trong những năm đầu thực hiện chiến lược “hướng về xuất khẩu”, ngành ngoại thương Đài Loan đã trở thành lực lượng nâng đỡ và nuôi dưỡng các doanh nghiệp.

Cuối những năm 50, công nghiệp tư nhân của Đài Loan đã phát triển khá mạnh, thị trường nội địa cũng tới mức bão hòa, công nghiệp Đài Loan chuyển từ “thay thế nhập khẩu” sang “đẩy mạnh xuất khẩu”. Lúc này cơ sở tư nhân đã có cơ sở khá vững, chính quyền Đài Loan đã khuyến khích họ phát triển ngoại thương

xâm nhập thị trường quốc tế qua hàng loạt các biện pháp cải cách kinh tế như chuyển thống nhất tỷ giá hối đoái, nới lỏng những hạn chế nhập khẩu…Năm 1965, Đài Loan đã mở “ khu chế biến xuất khẩu” với nhiều ưu đãi về ngoại thương. Đồng thời các biện pháp tăng cường thực lực kinh tế và khả năng cạnh tranh, chính sách bảo hộ mậu dịch cũng dần được thay thế bằng chính sách tự do mậu dịch.

b. Về chính sách kinh tế

Trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60, Đài Loan đã phương châm “ hy sinh thuế cao, phát triển kinh tế, bồi dưỡng nguồn thuế”, liên tục ban hành các pháp lệnh “khuyến khích đầu tư” “đầu tư hoa kiều”…Với nhiều ưu đãi dành cho các SME tái sản xuất mở rộng và đổi mới thiết bị. Chẳng hạn, Chính phủ miễn thuế 5 năm cho các xí nghiệp mới xây dựng, miễn 4 năm cho các xí nghiệp mới đổi mới thiết bị tính từ lúc bắt đầu bán sản phẩm. Bên cạnh đó Đài Loan thực hiện biện pháp “ hạn chế lập xưởng”, nghĩa là trên cơ sơ đánh giá thị trường, chính quyền hạn chế khắt khe đầu tư vào một số ngành nào đó để đảm bảo thị trường cho, các SME trọng diểm, tránh tình trạng sản xuất trùng lặp, gây lãng phí tiền lương, lao động vốn.

Trong thời gian 1970-1977, Đài Loan đã miễn giảm thuế, việc giảm thuế đã kích thích đẩu tư. Do đó, số SME mới không ngừng tăng lên, các SME cũ không ngừng ra tăng tài sản, khiến cho mức thuế cơ bản tăng, và giá trị tuyệt đối của thuế cũng không ngừng tăng lên. Cho tới những năm 80, Chính quyền Đài Loan ban hành một hệ thống chính sách tổng hợp hỗ trợ SME và nagy lập tức đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực này, tạo nên một làn sóng phát triển SME. Hệ thống chính sách hỗ trợ SME của Đài Loan hiện nay bao gồm:

1. Chính sách hỗ trợ về tài chính tín dụng 2. Chính sách hỗ trợ về công nghệ

3. Chính sách nghiên cứu và phát triển 4. Chính sách về kiểm soát chất lượng 5. Chính sách quản lý đào tạo

6. Chính sách an toàn công nghiệp

7. Chính sách hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế

8. Chính sách hỗ trợ các SME hợp tác với nhau cùng phát triển 9. Chính sách trợ giúp các SME thích ứng với hệ thóng pháp luật

Với hệ thống chính sách này, Đài Loan đã thành công trong việc phát triển SME. Các SME của Đài Loan đóng góp bình quân mỗi năm tới 40% GNP, 60% kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm cho khoảng 68% lực lượng lao động cả nước.

Ngoài những điểm nêu trên, về các phương tiện khai thác thăm dò tài nguyên, cung ứng nguyên liệu, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ, chính quyền Đài Loan đều căn cứ vào nhu cầu của tưng giai đoạn phát triển kinh tế, trực tiếp tham gia dẫn dắt, nâng đỡ khu vực SME ở các khu vực khác nhau.

c. Về ngoại thương

Đài Loan tổ chức đặt trụ sở và mạng lưới mậu dịch ở hơn 50 nước và khu vực. Đồng thời còn tham gia triển lãm, hội chợ quốc tế, thường xuyên mời khách nước ngoài và các nhà sản xuất kinh doanh đến Đài Loan tham quan, cử người đi nước ngoài chào hàng. Để mở rộng mạng lưới mậu dịch quốc tế, Đài Loan đã xây dựng các trạm “phục vụ mậu dịch quốc tế” cung cấp cho SME các đường dây điện thoại và khuyến khích các cơ sở SME đặt đại lý ở nước ngoài. Chính phủ còn thưởng ngoại thương cho các SME xuất khẩu được nhiều.

Về những biện pháp nâng đỡ điển hình như trên, trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, kết hợp với sự nỗ lực bản thân các SME, viện trợ của Mỹ…đã góp phần giúp Đài Loan đạt được những thành tựu lớn trong ngoại thương. Cụ thể như sau:

Bảng 10: Tỷ lệ xuất khẩu SME ở Việt Nam thời kỳ 1976- 1988 Thời kỳ Tổng DN lớn DNV % N 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 43,2 41,8 40,9 40,2

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)