Những thách thức mà SME Việt Nam gặp phải trong hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

thế hơn so với thị trường Châu Á. Theo kết quả điều tra của CIEM và MDPF về các SME khảo sát thì tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường trong thời kỳ 2001-2005 như sau:

Bảng 8: Thị trường xuất khẩu của các SME năm 2001-2005.

Tỷ trọng % 1. Thị trường Châu Âu 24,6

2. Thị trường Mỹ 22

3. Thị trường Nhật Bản 12,4 4. Thị trường Đài Loan 10 5. Thị trường Hồng Kông 5 6. Thị trừong Singapo 5 7. Thị trường Châu Á khác 21

Nguồn: Cải cách SME ngoài quốc doanh- CIEM

Nhìn chung, nếu có sự hỗ trợ thích hợp của nhà nước trong công tác thúc đẩy hpạt động kinh doanh xuất khẩu cho các SME ngoài quốc doanh thì khu vực này sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại trong thời gian tới.

2.3.2. Những thách thức mà SME Việt Nam gặp phải trong hoạt động xuất khẩu. xuất khẩu.

Qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ của Chính phủ cho các SME trong thời gian qua kết hợp với tình hình xuất khẩu được trìng bày ở trên, có thể rút ra những thách thức mà SME gặp phải như sau:

a. Khó khăn về vốn hoạt động

Khó khăn về vốn họat động, đặc biệt là vốn để đổi mới công nghệ, cơ sở vật chất, vốn để thực hiện hợp đồng đã ký kết. Song việc vay vốn ngân hàng với những quy định ngặt nghèo về thế chấp làm cho doanh nghiệp khó vay vốn được. ó khViệc hỗ trợ tín dụng của Chính phủ cho các SME gặp rất nhiều khăn, do các doanh nghiệp này khó khăn, do các doanh nghiệp này không tiếp cận được nguồng tín dụng đó. Các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu thì chủ yếu dành cho DNNN, còn các SME để có được sự hỗ trợ từ các qyũ này cực kỳ khó khăn.

Theo kết quả điều tra của CIEM, ở Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai có 44,29% số doanh nghiệp và 68,57% công ty trong tổng số được điều tra nêu ra khó khăn về vốn. Theo điều tra của Bộ Lao Động – Thương binh và xã hội thì ở miền Đông Nam Bộ có 69% doanh nghiệp vừa và 47,9% số doanh nghiệp nêu khó khăn về vốn. Trong bối cảnh đó, hầu hết các SME đều phải dùng vốn tự có và vốn từ các nguồn không chính thức với lãi xuất cao hơn nên có quy mô không lớn. Điều này đã làm cho SME hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi nguồn vốn eo hẹp của mình.

b. Khó khăn về tìm kiếm về thị trường xuất khẩu

Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh đều phải tự tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, Nhà nước chưa có một hệ thống xúc tiến thương mại hoàng chỉnh, mang tính quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu nghiên cứu phong tục, tập quán kinh doanh đến việc xúc tiến bán hàng tại các thị trường trên thế giới. Hệ thống chuyên cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho các doan nghiệp làm hàng xuất khẩu do nhà nước cung cấp hiện nay còn mang tính rời rạc, không đáp ứng yêu cầu của các SME kinh doanh xuất khẩu. Qua số liệu điều tra vừa rồi ở Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai thì có tới 26,4% số doanh nghiệp tư nhân và công ty tư nhân trong tổng số doanh nghiệp và 37,6% số công ty tư nhân trong tổng số công ty tư nhân gặp khó khăn về thị trường. Còn ở miền Đông Nam Bộ, theo điều tra của Bộ Lao Động –Thương binh và xã hội thì có 44,4% doanh nghiệp nhỏ và 29,2% số doanh nghiệp vừa gặp phải khó khăn về thị trường.

c. Khó khan trong việc tiếp cận nguồn thông tin.

Việc các SME ngoài quốc doanh không thể tiếp cận với thông tin đang là một trở ngại chính đối với hoạt động kinh doanh của họ. Khó nhất là thông tin quản lý nhà nước. Theo một tờ báo Hỗ trợ và phát triển ra ngày 06/01/200, thì một chủ doanh nghiệp chi biết nhiều lần ông đến phòng kinh tế của một quận nhờ tìm dịa chỉ sản xuất để đặt hàng xuất khẩu nhưng không được đáp ứng, vì các phòng kinh

tế cho rằng làm như vậy sẽ là tiết lộ bí mật quốc gia. Tìm kiếm từ cấp quận đã khó khăn như thế nữa là cấp cao hơn.

Như vậy, về cơ bản, thông về thị trừơng và đối tác cạnh tranh vẫn do các SME tự chủ động tìm kiếm thông qua các phưong tiện thông tin đại chúng, sách báo, Hiệp hội sản phẩm. Số doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ từ thông tin của các tổ chức Nhà nước như Bộ Thương mại và Sở Thương mại chiếm tỷ lệ nhỏ, vả lại nội dung thông tin nghèo nàn, giá trị thấp, không cập nhật thường xuyên và lạc hâu so với sụ biến động của thị trường, thêm vào đó là Nhà nước chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh, chỉ chú trọng phục vụ đối tượng DNNN.

d. Sự cản trở của các quy chế thương mại

Quy chế thương mại trong thời gian qua đã thông thoáng rất nhiều, nhưng một điều dễ nhận thấy rằng các quy chế náy mới chỉ thông thoáng với các DNNN, cnf các SME nằm ngoài sự hỗ trợ này. Điều này được thể hiện ở việc các SME tiếp cận với các hạn ngạch xuất khẩu còn bị hạn chế, gặp khăn trong việc chỉ định đầu mối xuất khẩu và dẫn tới một số SME phải xuất khẩu ủy thác cho các DNNN.

e. Các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với SME trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế.

Các chính sách ưu đãi của Nhà nước ban hành trong các bộ luật chưa được triển khai đối với các SME ngoài quốc doanh, các biện pháp hỗ trợ còn chưa đến được các doan nghiệp này, việc thực hiện các biện pháp này còn nhiều vướng mắc,các thủ tục hành chính còn phức tạp, nội dung hỗ trợ chưa phong phú nên rất ít các doanh ngiệp được hưởng các biện pháp hỗ trợ này.

Trong thực tiễn các chíng sách ưu ddaix và hỗ trợ còn thiếu thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước dẫn đến nhiều thủ tục gây phiền hà cho các SME. Nguy hiểm hơn là chưa có sự phối hợp và thống nhất giữa các cơ quan chức năng cho việc giải quyết các SME được nhận hỗ trợ. Điều này gây tâm lý hoang mang,

không tin vào các biện pháp hỗ trợ chưa phong phú nên rất ít các doanh nghiệp được hưởng các biện pháp hỗ trợ này.

Trong thực tế các chính sách ưu đãi còn thiếu thống nhất giữa cấc cơ quan Nhà nước dẫn đến nhiều thủ tục gây phiền hà chi các SME. Nguy hiểm hơn là chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các cơ quan chức năng trong việc giải quyết cho các SME nhận được sự hỗ trợ. Điều này gây tâm lý hoang mang, không tin vào các biện pháp hỗ trợ do nghĩ rằng chi phí nhận được sự hỗ trợ còn cao hơn.

Ngoài các khó khăn đã nêu trên thì trình độ kiến thức và kinh nghiệm về ngoại thương còn thấp cũng là một nguyên nhân quan trọng kìm hãm xuất khẩu của

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)