Trường đại học và quản lý trường đại học

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 25 - 26)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.2.2. Trường đại học và quản lý trường đại học

Trường đại học là một trong ít tổ chức thời trung cổ còn tồn tại đến ngày nay với hình thức, chức năng, nhiệm vụ ít thay đổi. Trường đại học là một tổ chức lịch sử phát triển lâu dài và một cấu trúc tương đối ổn định với phân cấp quản lý trên cơ sở khoa và bộ môn. trường đại học là một tổ chức giảng dạy và nghiên cứu khoa học bao gồm các khoa, bộ môn, trung tâm nghiên cứu và có khả năng cấp được bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ [123]. Luật giáo dục năm 2005 quy định trường đại học đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ 4 đến 6 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 đến 4 năm học đối với người tốt nghiệp có bằng trung cấp chuyên nghiệp cùng chuyên ngành; từ 1,5 đến 2 năm học đối người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

Theo những định nghĩa kinh điển nhất, hoạt động quản lý là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) - trong một tổ chức - nhằm làm tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hiện nay, hoạt động quản lý thường được định nghĩa rõ hơn:

quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra.

Quản lý giáo dục là quá trình làm cho giáo dục diễn ra một cách chủ định, hướng đích, cân đối, đồng bộ giữa các thành tố bộ phận của hoạt động giáo dục, của cả hệ thống giáo dục thống nhất phối hợp với nhau, giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục được xem xét nhiều chiều và nhiều cấp độ.

Theo cách hiểu khái quát, QLGD là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể QLGD hướng tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra [46]. Theo cách hiểu này thì: QLGD bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác định; quản lý giáo dục thể hiện sự tác động giữa hai bộ phận (hay phân hệ): Chủ thể QLGD (là cá nhân lãnh đạo/quản lý hoặc tổ chức cấp trên làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng QLGD (bộ phận chịu sự quản lý – tổ chức cấp dưới) trong hệ thống quản lý giáo dục, đây là quan hệ ra lệnh – phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc; quản lý giáo dục bao giờ cũng là quản lý con người; sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan…[57].

Nhìn chung, lãnh đạo nhà trường là thiết lập định hướng hay tầm nhìn (chi tiết thành các mục tiêu) mới để phát triển nhà trường; còn quản lý nhà trường được

hiểu là kiểm soát hay điểu khiển các nguồn lực của nhà trường (trong đó có con người) theo các nguyên tắc hay giá trị đã được thiết lập từ trước để đạt tới tầm nhìn hay các mục tiêu phát triển nhà trường.

Như vậy, lãnh đạo nhà trường là chọn đúng việc, còn quản lý nhà trường là làm đúng việc; có nghĩa là quản lý nhà trường thực hiện các công việc tuân thủ theo các quy định và chính sách giáo dục đã có, trong khi lãnh đạo nhà trường tuân theo trực giác hay hiểu biết của cá nhân để định hướng phát triển nhà trường.

Lãnh đạo mà thiếu quản lý có nghĩa là thiết lập định hướng hay tầm nhìn để phát triển nhà trường mà không xem xét định hướng này sẽ đạt tới hay không. Quản lý nhà trường mà thiếu lãnh đạo tức là kiểm soát các nguồn lực chỉ để duy trì hiện trạng hay đảm bảo công việc diễn ra theo các kế hoạch đã thiết lập từ trước (không quan tâm tới thay đổi để thích nghi với thực tiễn).

Lãnh đạo nhà trường kết hợp với quản lý có nghĩa bao hàm cả thiết lập định hướng mới lẫn quản lý/kiểm soát các nguồn lực để đạt tới định hướng/tầm nhìn hay mục tiêu mới.

Dưới đây là một số nét để phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý nhà trường: Lãnh đạo nhà trường Quản lý nhà trường

 Thiết lập định hướng hay tầm nhìn  Thực hiện để đạt tới tầm nhìn  Dẫn dắt thay đổi  Duy trì tính nhất quán/hiện trạng  Tạo ra năng lượng  Bảo toàn/duy trì năng lượng

 Nắm bắt các cơ hội  Giảm thiểu/vượt qua các đe doạ/ thách thức

 Tận dụng/tăng cường các điểm mạnh  Khắc phục các điểm yếu

Thực tế, lãnh đạo nhà trường bao giờ cũng bao hàm quản lý nhà trường và ngược lại, tức là tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể thì vai trò/phẩm chất lãnh đạo hay quản lý nhà trường - thiết lập định hướng phát triển hay quản lý các nguồn lực để đạt tới định hướng phát triển - sẽ chiếm ưu thế hoặc được nhấn mạnh nhiều hơn[40].

Trong bối cảnh phân cấp quản lý GDĐH hiện nay, quản lý nhà trường đại học theo hướng thực hiện quyền tự chủ và TNXH đòi hỏi các nhà lãnh đạo và quản lý các trường đại học cần thực hiện vai trò phức tạp hơn, khác với vai trò nhà quản lý đại học trong bối cảnh quản lý tập trung, bao cấp.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)