Thành lập Hội đồng trường; củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, quy

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 117 - 121)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

3.2.3. Thành lập Hội đồng trường; củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý, quy

quy trình quản lý của nhà trường

Mục đích, ý nghĩa

dựng, theo Điều lệ trường đại học, trên cơ sở Quy chế tổ chức hoạt động của mỗi nhà trường được Bộ Công Thương phê duyệt. Vấn đề quan trọng đặt ra là các nhà quản lý và vận hành bộ máy như thế nào để đạt hiệu quả nhất. Trong thực tế, bộ máy tổ chức dù có phù hợp nhưng công tác quản lý, quy trình quản lý, vận hành không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường, sẽ không phát huy được và hiệu hiệu quả thấp. Vì vậy, thành lập Hội đồng trường, xây dựng và thường xuyên quan tâm đến việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, quy trình quản lý đối với từng công việc trong mỗi nhà trường là vấn đề rất cần thiết là yếu tố đảm bảo thành công cho công tác quản lý trong điều kiện nhà trường được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Bộ máy tổ chức được vận hành thông suốt, quản lý chặt chẽ, khoa học và hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện thực tiễn của nhà trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Vì vậy, mục đích của giải pháp là nhằm giúp các trường đại học thuộc Bộ Công Thương có kế hoạch thành lập Hội đồng trường; chủ động, linh hoạt đánh giá, cấu trúc lại tổ chức bộ máy đảm bảo khoa học phù hợp với cơ chế quản lý theo hướng tự chủ và TNXH, đặc biệt là ở cấp khoa/bộ môn, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đào tạo của nhà trường; sẵn sàng ứng phó với những diễn biến bất lợi, những yếu tố ảnh hưởng tới mục tiêu chung của nhà trường đề ra.

Đảm bảo cơ chế và quy trình phối hợp làm việc giữa các đơn vị và cá nhân nhịp nhàng, hiệu quả, thông qua việc xây dựng quy trình quản lý của từng bộ phận (đơn vị) đối với từng công việc; quy trình thực hiện, thủ tục hành chính đối với từng công việc; mối quan hệ công tác giữa các bộ phận. Qua đó tăng cường đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, giúp cho mỗi thành viên trong nhà trường xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, chủ động, tích cực hơn trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.

Nội dung

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ máy tổ chức là phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường theo hướng tự chủ và TNXH và hội nhập quốc tế. Đồng thời phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý đi tham quan thực tế, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ các cơ sở giáo dục đại học trong nước, nước ngoài đã và

đang thực hiện thành công quản lý theo cơ chế tự chủ và TNXH.

Tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy hiện tại, trên cơ sở thực hiện các mục tiêu đào và phát triển nhà trường, nhằm phát huy những điểm mạnh, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế để làm cơ sở cho việc xem xét điều chỉnh, cấu trúc lại bộ máy cho phù hợp với điều kiện thực tế, quy mô phát triển nhà trường.

Xây dựng kế hoạch, xác định lộ trình thành lập Hội đồng trường theo quy định của Luật giáo dục đại học của Việt Nam, để dần từng bước tiếp cận và đi vào hoạt động theo mô hình quản trị đại học tiên tiến. Theo luật giáo dục đại học, Bộ Công Thương là cơ quan cấp trên ra quyết định thành lập Hội đồng trường đối với các trường đại học thuộc Bộ. Thành viên của Hội đồng bao gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư Đảng ủy, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện một số khoa, đại diện cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học; một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh.

Củng cố, xây dựng hoàn thiện bộ máy quản lý phù hợp với từng giai đoạn phát của nhà trường, đảm bảo khi đi vào hoạt động hiệu quả, coi đây là một yếu tố rất quan trọng nó quyết định thành công của việc thực hiện cơ chế tự chủ và TNXH, ở đây đề cập cả yếu tố tổ chức bộ máy và yếu tố con người vận hành nó vì nó có liên quan trực tiếp và chi phối lẫn nhau.

Nếu xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý, nhưng con người vận hành, điều khiển nó không đáp ứng được thì hiệu quả thấp, ngược lại tổ chức bộ máy không hợp lý, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ... thì khó có thể đạt hiệu quả cao. Do vậy cần phải quan tâm cả 2 yếu tố, tổ chức bộ máy và con người điều khiển, vận hành. Muốn thực hiện tốt hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý trường đại học thuộc Bộ Công Thương theo hướng tự chủ và TNXH nhà trường cần phải:

Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quy trình, thủ tục giải quyết từng công việc cụ thể phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng chức danh trong từng bộ phận; quy trình làm việc giữa mỗi bộ phận với các cá nhân, đơn vị trong và ngoài trường.

- Xây dựng các nguyên tắc chung và các thủ tục, trình tự giải quyết công việc trong giải quyết từng loại công việc cụ thể; quy định từng bước, các mẫu, bảng biểu cụ thể.

- Quy định trách nhiệm phối hợp giữa các bộ phận trong trường đối với từng công việc cụ thể.

của các bộ phận đối với từng công việc cụ thể.

Cách thực hiện

Ban Giám hiệu lập kế hoạch, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức hiện tại của đơn vị.Tập trung phân tích làm rõ những thuận lợi, khó khăn; những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của tổ chức bộ máy hiện tại; lập kế hoạch chỉ đạo các đơn vị chức năng trong nhà trường: Rà soát, đánh giá và các liệt kê danh sách các loại công việc cần phải xây dựng quy định quản lý đối với từng bộ phận.

Căn cứ vào kết quả đánh giá, Ban Giám hiệu có kế hoạch cụ thể thành lập Hội đồng trường; định hướng giải pháp cụ thể để củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý phù hợp; xây dựng các quy trình quản lý cụ thể đối với từng công việc của từng đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý theo hướng tự chủ và TNXH.

Tổ chức hội thảo về nội dung xây dựng tổ chức bộ máy theo cơ chế thực hiện quyền tự chủ và TNXH, các quy trình quản lý của nhà trường, với sự tham gia của cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia quản lý giáo dục; cán bộ quản lý cấp khoa, phòng, bộ môn, giảng viên để thu nhận những ý kiến đóng góp của mọi thành viên. Yêu cầu mỗi cán bộ, giảng viên tăng cường vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng tổ chức bộ máy, tham gia trong công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý trong nhà trường. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức đến nâng cao chất lượng đào tạo. Trên cơ sở đó, phân tích, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình hiện nay và chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị và cá nhân trong trường đảm bảo rõ ràng, tường minh không chồng chéo.

Tổ chức phổ biến kế hoạch, giao trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân tham gia xây dựng quy trình quản lý đối với từng bộ phận với từng loại công việc cụ thể.

Điều kiện thực hiện

* Về phía Nhà nước

Cần có sự ủng hộ, chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương, ban hành văn bản hướng dẫn thành lập Hội đồng trường trong các trường đại học công lập để từng bước tiếp cận và đi vào thực hiện quản trị đại học, giống như nhiều nước trên thế giới đã làm.

* Đối với nhà trường

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ đạo của Ban Giám hiệu và trực tiếp là đồng chí Hiệu trưởng với tinh thần đổi mới, quyết tâm cao.

- Cần có sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của cán bộ, viên chức trong trường từ quá trình nhận thức cho đến việc làm cụ thể;

- Đội ngũ cán bộ quản lý phải đủ về số lượng, vững vàng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu pháp luật và kỹ năng quản lý.

- Tạo môi trường và điều kiện làm việc cho cán bộ quản lý nhằm phát huy vai trò tài năng, trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)