Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 60 - 61)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.1.2.Kinh nghiệm của Nhật Bản

Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu giáo dục Nhật Bản đã chỉ ra nội dung cơ bản của tự chủ là các trường đại học thiết lập một khung quản trị năng động, tự chủ và độc lập để các trường có thể mang lại sức sống mới từ việc học tập các trường đại học khác trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh và được hoàn toàn tự chủ để phát huy năng lực và đặc tính của nhà trường. Do đó, ở Nhật Bản, tập đoàn hóa các trường đại học tới một số tiêu chí: Tính tự chủ của các trường đại học, tiếp cận có chủ đích tới (sự quản lý hiệu quả, tăng cường kiểm tra giám sát từ hệ thống ngoài trường học; hệ thống tuyển dụng nhân sự tự chủ; việc đánh giá các trường đại học được thực hiện bởi tổ chức thứ ba (tức là cộng đồng trong bộ ba: Nhà nước − trường đại học − cộng đồng). Như vậy, tập đoàn hóa không bao hàm các nội dung có liên quan đến việc phát triển các hoạt động giáo dục và nghiên cứu trong các trường đại học thành doanh nghiệp. Tuy vậy, khi trường đại học được tự chủ trong việc cân đối chi phí, cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, giảm học phí để hấp dẫn sinh viên và tăng cường nguồn lực (hấp dẫn các giáo sư, giảng viên giỏi bằng chế độ lương cao, hiện đại hóa điều kiện làm việc trang thiết bị) thì sáng nghiệp trở nên nhiệm vụ rất quan trọng của giáo dục đại học. Các nhà nghiên cứu giáo dục Nhật Bản cho rằng: Bước vào thế kỷ 21, các trường đại học phải là nơi phát sinh tri thức, thu thập các tư duy sáng nghiệp và sự tinh khôn. Sáng

nghiệp bổ sung một chiều thứ 3 vào các hoạt động hàn lâm bằng cách chuyển sự sáng tạo thành tầm nhìn, chuyển tư duy đổi mới thành dự án và chuyển sự đam mê thành chấp nhận rủi ro để hành động.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 60 - 61)