ĐẶC TRƯNG QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ NGÀNH (BỘ

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 55 - 57)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

1.4. ĐẶC TRƯNG QUẢN LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ NGÀNH (BỘ

(BỘ CHỦ QUẢN) THEO HƯỚNG TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 1.4.1. Quản lý nhà nước đối với trường đại học thuộc Bộ ngành

Cơ chế quản lý chủ quản được hình thành từ sự phân cấp ngang/ sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý các trường đại học, phản ánh quan hệ sở hữu và sự can thiệp. Nó là sản phẩm lịch sử tồn tại từ thời cơ chế kế hoạch hóa tập trung khi mà mọi hoạt động của nhà trường đều dựa trên các mệnh lệnh chính trị và hành chính. Ở Việt Nam, quản lý chủ quản không được quy định trong Luật giáo dục, trong Luật giáo dục đại học tại Điều 69 có ghi: “Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đại học:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục đại học.

lý Nhà nước về giáo dục đại học.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đại học theo thẩm quyền”.

Quản lý chủ quản đối với trường đại học cũng được ghi nhận trong Điều lệ trường đại học. Theo Thông tư số 18/2004/TT-BGD&ĐT ngày 21/6/2004, cơ quan chủ quản “là cơ quan quản lý trực tiếp trường đại học về quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, nhân sự, giao kế hoạch đào tạo hàng năm, cấp phát NSNN và quản lý tài chính tài sản.” Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm và quyền hạn: Thẩm định và cho phép mở ngành đào tạo của trường; quy định khung chương trình cho các chương trình đào tạo; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế đào tạo; phê duyệt chỉ tiêu, ngành nghề tuyển sinh hàng năm của trường; kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chương trình đào tạo… Tóm lại quản lý Nhà nước về đào tạo thuộc Bộ GD&ĐT, các Bộ ngành chủ quản trực tiếp quản lý về các mặt tổ chức, nhân sự và tài chính.

Theo luận án, mặt tích cực của quản lý theo cơ chế quản lý song Bộ (Bộ ngành chủ quản và Bộ GD&ĐT) là tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước trong quản lý đầu tư tập trung nguồn lực, thực hiện các ưu tiên chính sách và kiểm soát chặt các trường đại học; trong những điều kiện nhất định, có thể tạo ra những thuận lợi nhất định cho việc thực hiện mạng lưới liên kết giữa các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực, cùng ngành; triển khai nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Về những hạn chế, gồm: Một là, nó dẫn đến sự phân tán và chồng chéo, làm giảm hiệu lực và hiệu quả cả trong quản lý vĩ mô và vi mô, xa rời các nguyên tắc quản trị tốt. Quan hệ chủ quản không chỉ làm chức năng QLNN bị lẫn lộn, sự phối hợp chiến lược bị hạn chế mà còn làm cho việc xác định trách nhiệm của các chủ thể quản lý gặp khó khăn. Mặt khác, việc một trường bị chi phối cùng lúc của nhiều cơ quan quản lý, làm khả năng chủ động của nhà trường bị hạn chế hơn;

Hai là, nó cũng làm các Bộ ngành phải sa đà vào các công việc có tính sự vụ thay vì phải tập trung vào chức năng quản lý vĩ mô, khó tránh khỏi sự can thiệp sâu của các cơ quan chủ quản làm sự quyết đoán của các trường bị hạn chế; nó tạo sự khép kín và cục bộ trong một cơ quan chủ quản.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)