Khung pháp lý về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đạ

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 67 - 69)

10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

2.3.1.Khung pháp lý về quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đạ

trường đại học Việt Nam

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng được một cơ chế quản lý phù hợp nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục đại học hiện đại, chất lượng, hiệu quả phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế đã được quy định trong các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước.

Nhà nước chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, ban hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, đã được cụ thể hóa bằng Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, đồng thời thúc đẩy việc quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, tiết kiệm.

Ngày 15/4/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGĐT-BNV, hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở Nghị quyết số 35/2009/QH12, ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015.

Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng, về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo với yêu cầu đề ra: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đào tạo trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo.

quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục cũng đã “phân công, phân cấp và xác định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục của các Bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan, đồng thời phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao”.

Luật giáo dục đại học (08/2012), Điều 32, quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học: Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.

Nghị quyết kỳ họp thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) cũng đã một lần nữa khẳng định lại những vấn đề cốt lõi của quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học, đó là “Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện giám sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý các cấp; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng và quản lý quá trình đào tạo; chú trọng quản lý chất lượng đầu ra. Xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo”. Những luận điểm nêu trên thực sự đã tạo cơ hội cho việc đổi mới về cơ bản quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học Việt Nam.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và biện pháp lớn trong đổi mới công tác đào tạo như: Dân chủ hóa giáo dục, thực hiện việc phân cấp quản lý trong nhiều khâu của quá trình đào tạo. Đa dạng và mở rộng các nguồn vật lực và tài lực hỗ trợ cho đào tạo. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tạo nhiều cơ hội học tập cho mọi thành phần xã hội. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các các Bộ, các Sở Giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng quyền tự chủ của cơ sở giáo dục nhất là các trường đại học, mở rộng dân chủ trong nhà trường [3, 4, 81, 19, 20].

Vì vậy cần phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, kết luận trung ương 6 khóa IX và thông báo kết luận số 242- TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ quan điểm “GD&ĐT là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”, “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư phát triển”.

Nghị quyết về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 (số 05- NQ/BCSĐ) Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá: “Phương pháp quản lý Nhà nước đối với các trường đại học một mặt còn tập trung, chưa có quy chế phối hợp với các bộ, ngành; chưa phân cấp cho chính quyền địa phương, chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác không đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt động và sự chấp hành luật

pháp của tất cả các trường đại học, cao đẳng không có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục của toàn bộ hệ thống”.

Những tồn tại, bất cập trên cần phải được hoàn thiện đổi mới cho phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.

Thực tế, hơn một thập kỷ qua, các cơ sở GDĐH thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP đến Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, các quyết định, Thông tư của các bộ, ngành quy định về thực hiện quyền tự chủ và TNXH, đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quản lý cơ sở GDĐH nói chung và trường ĐH công lập trực thuộc Bộ Công Thương nói riêng; các trường đã có những chuyển biến tích cực từ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, được đầu tư theo hướng hiện đại; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng; quy mô đào tạo, ngành nghề tăng lên đáng kể, chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên; chủ động, tích cực tạo lập, huy động và sử dụng các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, viên chức, giảng viên ngày một nâng cao... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực quản lý nhà trường vẫn còn một số những khó khăn tồn tại, đòi hỏi phải tập trung tìm giải pháp tháo gỡ, đó là việc hỗ trợ từ NSNN đối với các cơ sở GDĐH vẫn mang tính bình quân theo khả năng của NSNN; nội dung phân bổ ngân sách chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào nên chưa gắn kết giữa kết quả sử dụng nguồn lực NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, việc phân cấp quản lý chưa triệt để. Bộ chủ quản mới chỉ giao quyền tự chủ một phần về tổ chức, tài chính, nhân sự; chế độ học phí chậm được đổi mới, thu nhập của người lao động còn mang tính bình quân, việc chi trả lương vẫn phải thực hiện thang bảng lương quy định của Nhà nước. Vì vậy, đã không khuyến khích được tính năng động sáng tạo của các cơ sở GDĐH trong việc huy động thêm các nguồn lực xã hội.

Một phần của tài liệu Cơ sở khoa học về quản lý trường đại học thuộc bộ công thương theo hướng tự chủ và trách nhiệm xã hội (Trang 67 - 69)