Kết quả hồi quy mô hình lúa – thủy sản:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất lúa đơn và lúa – thuỷ sản tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 68 - 90)

a. Kiểm định hệ số hồi quy

Bảng 3.18. Thảo luận kết quả hồi quy mô hình lúa - thủy sản Hệ số chưa chuẩn hóa

Biến độc lập B Sai số chuẩn Hệ số được chuẩn hóa Beta Giá trị t Ý nghĩa Độ phóng đại phương sai Hằng số -2,460 2,02 0,000 -1,214 0,226 1,539 X1 0,131 0,03 0,238 4,707 0,000 0,186 X7 -0,080 0,09 -0,042 -0,961 0,338 0,086 X8 -0,120 0,05 -0,109 -2,552 0,012 -0,026 X9 -0,100 0,10 -0,041 -0,947 0,345 0,103 X5 1,605 0,11 0,611 14,833 0,000 1,818 X6 2,043 0,17 0,459 11,830 0,000 2,384 X10 -0,100 0,05 -0,097 -2,133 0,034 -0,007 X3 -0,160 0,04 -0,194 -4,060 0,000 -0,081 X2 -0,050 0,04 -0,045 -1,175 0,242 0,034 X11 0,346 0,03 0,624 13,652 0,000 0,397 X12 0,383 0,07 0,258 5,703 0,000 0,516

Theo bảng 3.18 biến X7 (tuổi chủ hộ), biến X9 (lao động), biến X2 (giống lúa), có giá trị Sig. lần lượt là: 0,338; 0,345; 0,242 lớn hơn 0,05 do đó các biến này tương quan không có ý nghĩa về mặt thống kê với biến thu nhập.

Biến X1 (diện tích) có hệ số chưa chuẩn hóa B: 0,131 có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập khi diện tích tăng lên 1% thì thu nhập tăng 0,131%.

Biến X5 (năng suất lúa) có hệ số chưa chuẩn hóa B:1,605 có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập, khi năng suất tăng lên 1% thì thu nhập tăng lên 1,605%;

Biến X6 (giá bán) có hệ số chưa chuẩn hóa B =2,043 có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập, khi giá bán tăng lên 1% thì thu nhập tăng lên 2,043%;

Biến X10 (chi phí phân bón lúa) có hệ số chưa chuẩn hóa B =-0,100 có quan hệ nghịch chiều với biến thu nhập, khi chi phí phân bón tăng 1% thì thu nhập giảm 0,1%. Tương tự biến X3 (chi phí nông dược lúa) có hệ số chưa chuẩn hóa bằng -0,160 khi chi phí nông dược tăng 1% thì thu nhập giảm 0,16%.

Biến X11 (năng suất thủy sản) có hệ số chưa chuẩn hóa 0,346 có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập, khi giá bán thủy sản tăng lên 1% thì thu nhập tăng lên 0,346%.

Biến X12 (giá bán thủy sản) có hệ số chưa chuẩn hóa 0,383 có quan hệ cùng chiều với biến thu nhập, khi giá bán thủy sản tăng lên 1% thì thu nhập tăng lên 0,383%. b. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.

b.1. Mức độ giải thích mô hình:

Mô hình lúa - thủy sản đưa ra 11 biến ảnh hưởng đến thu nhập trong đó có 3 biến không có ý nghĩa về mặt thống kê, 8 biến có ảnh hưởng ( 5 biến tương quan thuận, 3 biến tương quan nghịch với biến thu nhập), mức độ giải thích mô hình được mô tả như sau:

Bảng. 3.19. Tóm tắt kết quả hồi quy lúa - thủy sản Thống kê thay đổi Hệ số xác định Hệ số xác định bội Hệ số xác định điều chỉnh Sai số chuẩn Hệ số xác định bội thay đổi Giá trị F Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Mức ý nghĩa thay đổi Kiểm định Durbin- Watson 0,900a -0,81 0,796 0,174 0,81 60,711 11 157 0,000 1,634

Nguồn:tính toán phần mềm SPSS từ dữ liệu điều tra khảo sát 302 hộ năm 2011

Tại bảng 3.19 hệ số xác định hiệu chỉnh là 0,796 như vậy 79,6 % thay đổi thu nhập của nông dân sản xuất lúa và nuôi thủy sản thuộc mô hình lúa - thủy sản được

giải thích bởi các biến: diện tích, học vấn chủ hộ, năng suất lúa, giá bán lúa, chi phí phân bón lúa, chi phí nông dược lúa, năng suất thủy sản, giá bán thủy sản.

b.2. Mức độ phù hợp mô hình:

Bảng 3.20. Phân tích phương sai mô hình lúa - thủy sản Mô hình Tổng bình

phương Bậc tự do

Bình phương

trung bình Giá trị F Mức ý nghĩa

Hồi quy 20,386 11 1,853 60,711 0,000a

Số dư 4,793 157 0,031

Tổng cộng 25,178 168

Nguồn:tính toán phần mềm SPSS từ dữ liệu điều tra khảo sát 302 hộ

Trong bảng 3.20 phân tích phương sai (ANOVAb), mức ý nghĩa (Sig. <0,01), có thể kết luận mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế hay nói cách khác biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.

c. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập:

Trong bảng 3.17 Ma trận tương quan, đa số các hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,6 và bảng 3.18 ta có độ phóng đại phương sai(VIF) nhỏ hơn 10, như vậy các biến độc lập có tương quan thấp với nhau.

d. Kiểm định phương sai phần dư không đổi

Bảng 3.21. Hệ số hồi quy phụ mô hình lúa - thủy sản Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn

hóa

B Sai số chuẩn Beta

Giá trị t Mức ý nghĩa Độ phóng đại phương sai Hằng số -0,66 23,18 -0,03 0,977 23,18 Lnz -0,51 8,052 -0,01 -0,06 0,95 8,052

Nguồn:tính toán phần mềm SPSS từ dữ liệu điều tra khảo sát 302 hộ

Trong bảng 3.21. Hệ số hồi quy của mô hình hệ số hồi quy phụ của biến LNZ sig. =0,95>0,5 như vậy phương sai phần dư có khả năng không đổi.

đ. Thảo luận kết quả nghiên cứu mô hình lúa - thủy sản :

Theo kết quả bảng 3.18 ta có hệ số chuẩn hóa của các biến:X1;X3;X5;X6; X8;X10;X11;X12 lần lược là:0,238;-0,194;0,611;0,459;-0,159;-0,097;0,624;0,258.

Lấy giá trị tuyệt đối và chuyển đổi về phần trăm ta có vị trí quan trọng của các biến đối với thu nhập là:biến X11 (năng suất thủy sản) đóng góp 24,09%, biến x5 (năng suất lúa) đóng góp 23,59%; biến X6 (giá lúa) đóng góp 17,72%, biến X12 (giá bán thủy sản) đóng góp 9,96%, biến x1 (diện tích) đóng góp 9,19%, biến X3 (chi phí

nông dược lúa) đóng góp 7,49%, biến X8 (học vấn chủ hộ) đóng góp 4,21%, biến X10 (chi phí phân bón lúa) đóng góp 3,75%.

Qua bốn kiểm định từ bảng 3.17; 3.18; 3.19; 3.20; 3.21 có thể thấy rằng các biến ảnh hưởng thu nhập của mô hình lúa - thủy sản là: X1 (diện tích nuôi thủy sản); X3 (chi phí nông dược); X5 (Năng suất lúa); X6 (giá bán lúa);X10 (chi phí phân bón);X11 (năng suất thủy sản); X12 ( giá bán thủy sản), được thể hiện qua bảng 3.22.

Bảng 3.22. Kết quả nghiên cứu mô hình lúa - thủy sản Tên

biến Diễn giải

Kỳ vọng tương quan với thu nhập

Kết quả

nghiên cứu Kết luận

X1 Diện tích (1.000m2). + + Có

X2 Chi phí giống (đồng/ha). - - Không

X3 Chi phí nông dược (đồng/ha). - - Có

X5 Năng suất lúa (tấn/ha) + + Có

X6 Giá bán. (đồng/kg) + + Có

X7 Tuổi chủ hộ ( số tuổi) + - Không

X8 Trình độ học vấn chủ hộ (số năm học) + - Có

X9 Số lao động (người) - - không

X10 Chi phí phân bón (đồng/ha). - - Có

X11 Năng suất thủy sản (tấn/ha) + + Có

X12 Giá bán thủy sản (đồng/kg) + + Có

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Qua phân tích và đánh giá kết quả áp dụng hai mô hình sản xuất của nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang ta có thể đưa ra kết luận rằng:

- Hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình lúa - thủy sản có thu nhập trung bình 57.704.396 đồng/ha/năm, thu nhập trung bình của mô hình lúa đơn là 39.838.296 đồng/ha/năm, về mặt tài chính nói lên thu nhập trung bình của hộ nông dân áp dụng mô hình lúa - thủy sản tốt hơn hộ nông dân áp dụng mô hình lúa đơn là 17.866.100 đồng/ha với độ tin cậy 95%.

- Doanh thu trung bình của hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình lúa - thủy sản là 106.081.866 đồng/ha/năm, doanh thu trung bình của hộ nông dân sản xuất lúa đơn 98.032.315 đồng/ha/năm, đều này cho ta kết quả doanh thu trung bình của hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình lúa - thủy sản cao hơn hộ nông dân sản xuất lúa đơn 8.049.551 đồng/ha/năm với độ tin cậy 95%.

- Tổng chi phí của hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình lúa - thủy sản 48.377.470 đồng/ha/năm, lúa đơn 58.194.019 đồng/ha/năm, điều này cho ta thấy chi phí sản xuất lúa của hộ nông dân theo mô hình lúa - thủy sản thấp hơn sản xuất lúa đơn là 9.816.549 đồng/ha/năm với độ tin cậy 95%.

- Tỷ suất thu nhập trên chi phí của mô hình lúa - thủy sản là 119%, điều này nói lên khi hộ nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 1.190 đồng. Trong khi đó, tỷ suất thu nhập trên chi phí của mô hình lúa đơn là 68%, đều này nói lên hộ nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 680 đồng.

- Chi phí nông dược, chi phí phân bón, năng suất lúa, giá bán lúa, doanh thu, thu nhập bình quân 1 vụ lúa của hai mô hình có sự khác biệt về mặt thống kê với mức ý nghĩa 95%. Chi phí nông dược trung bình vụ lúa của mô hình lúa - thủy sản tiết kiệm hơn vụ lúa của mô hình lúa đơn (với mức bình quân 680.000 đồng/ha), đều này cho thấy khuyến khích người dân chuyển sang mô hình lúa - thủy sản , vừa hạn chế gây ô nhiểm môi trường do tác nhân của nông dược gây ra, vừa tạo thêm thu nhập nhiều hơn mô hình lúa đơn 8.869.000 đồng/ha.

2. Một số giải pháp thực hiện hai mô hình lúa đơn và lúa - thủy sản :

Theo kết quả nghiên cứu 2 mô hình sản xuất lúa - thủy sản và sản xuất lúa đơn tại huyện Long Mỹ, thì mô hình lúa - thủy sản mang lại hiệu quả tốt hơn về tài chính và môi trường so với mô hình trồng lúa đơn, do đó để khuyến khích người dân chuyển đổi mô hình từ canh tác theo tập quán, phong tục truyền thống từ xưa đến nay chuyển sang canh theo mô hình mới cần phải có giải pháp đồng bộ.

Thứ nhất : Tuyên truyền sâu rộng cho hộ nông dân được biết rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu mà toàn thế giới đang quan tâm, một trong cách bảo vệ môi trường là hạn chế tối đa các chất thải trong sản xuất nông nghiệp ra môi trường như nông dược. Mô hình sản xuất lúa - thủy sản đáp ứng được điều đó đã giảm chi phí nông dược, có thể nói đã giảm lượng nông dược ra môi trường sống, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa đơn .

Thứ hai : Nhà nước cần phải có một chương trình hỗ trợ người dân chuyển đổi hình thức chuyển sang mô hình canh tác lúa - thủy sản như: cho vay ưu đãi, bao tiêu sản phẩm đầu ra, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào theo giá sàn, hỗ trợ giá lúa giống có chất lượng cao, giống thủy sản, hỗ trợ kỹ thuật trồng lúa nuôi thủy sản.

Thứ ba: Cần phải quy hoạch theo vùng vị trí địa lý phù hợp để chuyển đổi mô hình. Các vùng không chuyển đổi được mô hình cũng cần áp dụng chính sách linh hoạt để đảm bảo người dân có thu nhập cao.

a. Giải pháp tăng năng suất lúa: Tăng năng suất lúa là giải pháp kỹ thuật, một trong các yếu tố liên quan đến năng suất lúa là đất trồng lúa, kỹ thuật canh tác, giống lúa,...

- Đối với đất trồng lúa: cần có một nghiên cứu khoa học về thổ nhưỡng của từng loại đất theo vùng địa lý để xác định loại đất phù hợp để trồng giống lúa cho thích nghi.

- Kỹ thuật canh tác: Khuyến khích người dân áp dụng gói kỹ thuật trong canh tác " Ba giảm ba tăng", "Một phải năm giảm", sử dụng bốn đúng trong sản xuất trồng lúa. (đúng lúc, đúng liều lượng, đúng thuốc và đúng cách), để làm được điều này cán bộ khuyến nông, các kỹ sư nông, lâm ngư, nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân qua các buổi tập huấn, hội thảo,….

- Giống lúa: Để thực hiện giải pháp này cần đầu tư nghiên cứu các loại giống mới có chất lượng, giá trị cao, có khả năng kháng bệnh tốt hơn, phù hợp với vùng đất đã nghiên cứu.

b. Tăng năng suất thủy sản:

- Tăng năng suất thủy sản củng là giải pháp kỹ thuật, một trong các yếu tố liên quan đến năng suất nuôi trồng thủy sản là nguồn nước, con giống, kiến thức, vốn đầu tư... Để thực hiện giải pháp này cần đầu tư nghiên cứu nguồn nước để đầu tư con giống phù hợp, trang bị kiến thức cho người dân bằng cách đào tạo tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, và tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi.

- Khuyến khích người dân thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường khi đầu tư nuôi trồng thủy sản, thực hiện các giải pháp an toàn trong thủy sản để đạt chất lượng HACP để xuất khẩu.

c. Tăng giá bán lúa, thủy sản:

- Giá lúa: Giá bán đầu ra là một trong yếu tố quyết định đến tâm lý của người dân trong việc trồng lúa. Để thực hiện giải pháp này cần đẩy mạnh thực hiện chương trình “liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông”, liên kết với nhiều công ty bao tiêu sản phẩm, giải quyết tình trạng “nỗi lo đầu ra” cho người dân khi vào vụ. Đồng thời chống hiện tượng đầu cơ ép giá, tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

- Giá thủy sản: Thủy sản liên quan đến chất lượng kỹ thuật nuôi đảm bảo chất lượng, khâu tiêu thụ phải kịp thời, không thể bảo quản như lúa, do đó việc lựa chọn thị trường tiêu thụ thủy sản là hết sức quan trọng, cần phải có giải pháp đồng bộ từ khâu nuôi trồng đến khâu tiêu thụ. Khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản theo vùng quy hoạch, hỗ trợ kỹ thuật , cho hộ dân vay vốn ưu đãi, đặc biệt là bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu.

d. Giải pháp kiểm soát chi phí: áp dụng giải pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải năm giảm là một trong giải pháp giảm chi phí, chỉ kiểm soát được lượng chưa kiểm soát được giá chi phí nguyên liệu đầu vào, do đó Nhà nước cần có chính sách ổn định giá nguyên liệu đầu vào như giá sàn.

3. Một số Kiến nghị

3.1. Đối với chính quyền các cấp: 3.1.1. Cấp tỉnh:

- Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp: Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyết định. Sự phát triển của việc

áp dụng mô hình cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực trở thành nội dung quan trọng. Do đó tỉnh có chế độ đãi nghộ nhân tài tìm và tạo ra một đội ngũ lao động có tri thức cần cù, sáng tạo, nghiêm chỉnh tác phong làm việc tốt là hết sức cần thiết. Để nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp thì cán bộ khuyến nông, các kỹ sư nông, lâm ngư, nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân qua các buổi tập huấn, hội thảo,…Để giúp người dân nâng cao nhận thức đồng thời có thể áp dụng mô hình canh tác phù hợp đem lại hiệu quả cao. Hơn nữa, sẽ giúp họ nhận thức được nhiệm vụ và tầm quan trọng trong việc phát triển mô hình hướng đến sự phát triển bền vững hiện nay.

- Có giải pháp hỗ trợ, can thiệp giá các nguyên liệu đầu vào chủ yếu và ở đầu ra như giá sàn. Đồng thời chống hiện tượng đầu cơ ép giá.

- Tiếp tục đầu tư nghiên cứu các loại giống mới có chất lượng, giá trị cao, có khả năng kháng sâu bệnh tốt hơn. Bên cạnh những hỗ trợ về kỹ thuật, cần đẩy mạnh thực hiện chương trình “liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông”, đào tạo nhiều cán bộ nông nghiệp đưa về địa phương, liên kết với nhiều công ty bao tiêu sản phẩm cũng như thành lập các chợ đầu mối..v.v…giải quyết tình trạng “nỗi lo đầu ra” cho người dân khi vào vụ.

- Phối hợp với các viện, trung tâm khuyến nông thành lập các trại cây con giống tại địa phương để bà con thuận tiện hơn trong sản xuất.

- Đầu tư cho công nghiệp chế biến lương thực và nông sản, để vừa có thị trường tiêu thụ sản phẩm, vừa phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, góp phần ổn định đời sống người dân.

- Đối với lực lượng lao động trực tiếp sản xuất: Tăng cường hơn nữa những chương trình khuyến nông tầm cao, ngoài hiểu biết về kỹ thuật cần tổ chức rộng rãi và

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất lúa đơn và lúa – thuỷ sản tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 68 - 90)