Theo kết quả tính toán từ bảng 3.5 và 3.6 ta có kết quả so sánh giá trị trung bình của hai mô hình được thể hiện như sau:
Bảng 3.7. So sánh giá trị trung bình của 2 mô hình.
Đơn vị tính: đồng/ha Các chỉ tiêu tài chính Lúa - thủy sản Lúa đơn Chênh lệch Tương đối Tổng chi phí mô hình 48.377.470 58.194.019 -9.816.549 83,13 Doanh thu mô hình 106.081.866 98.032.315 8.049.551 108,21 Thu nhập mô hình 57.704.396 39.838.296 17.866.100 144,85
Doanh thu/Chiphí 2,19 1,68 0,51 130,36
Thu nhập/chi phí 1,19 0,68 0,51 175
Thu nhập/doanh thu 0,54 0,41 0,13 131,71
Nguồn: Số liệu điều tra 302 hộ năm 2011
Trên cơ sở dữ liệu của 302 hộ trong mẫu thu thập từ bảng 3.3 ta có Thu nhập trung bình của mô hình lúa - thủy sản cao hơn mô hình lúa đơn 17.866.100 đồng/ha.
Chi phí mô hình lúa - thủy sản thấp hơn mô hình lúa đơn 9.816.549 đồng/ha, doanh thu của mô hình lúa - thủy sản cao hơn mô hình lúa đơn 8.049.551 đồng/ha.
* Mô hình lúa - thủy sản : Doanh thu /chi phí: 2,19 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 2.190 đồng doanh thu. Thu nhập/chi phí:1,19 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 1.190 đồng. Thu nhập/doanh thu = 0,54 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu có được 540 đồng thu nhập.
* Mô hình lúa đơn: Doanh thu/chi phí đối với: 1,68 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 1.680 đồng doanh thu. Thu nhập/chi phí =0,68 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 680 đồng. Thu nhập/doanh thu = 0,41 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu có được 410 đồng thu nhập.
Hình 3.4. Doanh thu chi phí thu nhập của hai mô hình 3.2.2.2. Kiểm định thống kê
Theo kết quả bảng 3.7 giá trị trung bình của 2 mô hình như : thu nhập, chi phí, doanh thu đều có chênh lệch, để xác định các chỉ tiêu tài chính của 2 mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê hay không cần phải kiểm định thống kê được thể hiện qua bảng 3.8
- Tại bảng 3.8 Thu nhập: Giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test của tổng thu nhập <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về thu nhập của hai mô hình. Kết hợp với bảng 3.7 ta có thể kết luận, độ tin cậy 95%, thu nhập của mô hình lúa - thủy sản là tốt hơn mô hình lúa đơn (với mức bình quân 17.866.100 đồng/ha) tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định thống kê
Đơn vị tính: đồng/ha Kiểm định Levene cho sự bằng nhau về
phương sai Kiểm định t cho sự bằng nhau về giá trị trung bình Chi tiết Giá trị F Mức ý nghĩa ( Sig.) Giá trị t Mức ý nghĩa ( Sig.) Kết luận
Phương sai bằng nhau 11,67 0,001 7,526 0,000 Thu
nhập Phương sai không bằng nhau 8,096 0,000
Có Phương sai bằng nhau 12,919 0,000 2,744 0,006
Doanh
Thu Phương sai không bằng nhau 2,952 0,003
Có Phương sai bằng nhau 19,192 0,000 -7,883 0,000
Chi phí
Phương sai không bằng nhau -8,44 0,000
Có Phương sai bằng nhau 35,779 0,000 12,042 0,000
DT/CP
Phương sai không bằng nhau 13,036 0,000
Có Phương sai bằng nhau 35,779 0,000 12,042 0,000
TN/CP
Phương sai không bằng nhau 13,036 0,000
Có Phương sai bằng nhau 4,425 0,036 12,768 0,000
TN/DT
Phương sai không bằng nhau 13,15 0,000
Có
Nguồn: kết quả tính toán phần mềm SPSS từ dữ liệu điều tra 302 hộ năm 2011
- Doanh thu: Theo kết quả tại bảng 3.8 cho ta thấy: Kết quả kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai, giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test của tổng doanh thu <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về doanh thu của hai mô hình. Kết hợp với bảng 3.7 ta có thể kết luận, độ tin cậy 95%, doanh thu của mô hình lúa - thủy sản tốt hơn mô hình lúa đơn (với mức bình quân 8.049.551 đồng/ha) tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang năm 2011.
- Chi phí: Giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test của tổng chi phí: <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về chi phí của hai mô hình. Kết hợp với bảng 3.7 ta có thể kết luận, độ tin
cậy 95%, Chi phí của mô hình lúa - thủy sản tiết kiệm hơn mô hình lúa đơn (mức bình quân 9.816.549 đồng/ha) tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
- Độ lệch chuẩn thu nhập của mô hình lúa - thủy sản là 25.080.709 đồng/ha/năm so với độ lệch chuẩn thu nhập của mô hình lúa đơn tại bảng 3.5 là 12.352.900 đồng/ha/năm thì thu nhập của mô hình lúa - thủy sản rủi ro hơn nhiều so với mô hình lúa đơn, chính vì vậy nông dân sợ rủi ro nên hộ nông dân thích sử áp dụng mô hình sản xuất lúa đơn hơn.
- Doanh thu/chi phí: Giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test của doanh thu/chi phí <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về doanh thu/chi phí của hai mô hình. Kết hợp với bảng 4.3 ta có thể kết luận, độ tin cậy 95%, doanh thu/chi phí của mô hình lúa - thủy sản chênh lệch với mô hình lúa đơn là 0,51, điều này có nghĩa là 1.000 đồng chi phí của mô hình lúa - thủy sản thì thu được 51 đồng doanh thu nhiều hơn so với mô hình lúa đơn.
- Thu nhập/chi phí: Giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test của thu nhập/chi phí <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về thu nhập/chi phí của hai mô hình. Kết hợp với bảng 3.7 ta có thể kết luận, độ tin cậy 95%, thu nhập/chi phí của mô hình lúa - thủy sản chênh lệch với mô hình lúa đơn là 0,51 điều này có nghĩa là 1.000 đồng chi phí mô hình lúa - thủy sản thì thu được 51 đồng thu nhập nhiều hơn so với mô hình lúa đơn.
- Tương tự thu nhập/doanh thu: Giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test của thu nhập/doanh thu <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về thu nhập/doanh thu của hai mô hình. Kết hợp với bảng 3.7 ta có thể kết luận, độ tin cậy 95%, thu nhập/doanh thu của mô hình lúa - thủy sản chênh lệch so với mô hình lúa đơn là 0,13 lần. điều này có nghĩa là mô hình lúa - thủy sản có 1.000 đồng doanh thu thì có nhiều hơn 13 đồng thu nhập so với mô hình lúa đơn.
3.3. So sánh các chỉ tiêu tài chính trung bình cho một vụ lúa của 2 mô hình: Hiện tại, mô hình lúa đơn tại huyện Long Mỹ có 3 vụ lúa trong năm và mô hình Hiện tại, mô hình lúa đơn tại huyện Long Mỹ có 3 vụ lúa trong năm và mô hình lúa-thủy sản có 2 vụ lúa trong năm. Vì vậy, để so sánh sâu hơn về 2 mô hình với sự
nhấn mạnh về hiệu quả kinh tế và môi trường (thông qua các chỉ tiêu về chi phí sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật) trong việc sản xuất lúa, nghiên cứu thực hiện so sánh bình quân mỗi vụ trồng lúa của 2 mô hình như sau:
3.3.1. So sánh giá trị trung bình:
Theo kết quả tính toán tại bảng 4.8 ta thấy thu nhâp, doanh thu và chi phí của 2 mô hình đều có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên hai mô hình điểm giống nhau là đều sản xuất lúa, điểm khác nhau là có nuôi thủy sản và không nuôi thủy sản, để có cơ sở so sánh và đánh giá hiệu quả của từng mô hình cần phải so sánh điểm chung về lúa được thể hiện tại bảng 3.9.
Bảng 3.9. So sánh giá trị trung bình 1vụ lúa của 2 mô hình
Đơn vị tính: đồng/ha
Khoản mục chi phí Mô hình Trung bình Độ lệch
chuẩn Chênh lệch Lúa - thủy sản 4.940.000 1.579.353 Phân bón (đồng/ha) Lúa đơn 4.120.000 1.224.696 820.000 Lúa - thủy sản 2.890.000 1.138.947 Nông dược
(đồng/ha) Lúa đơn 3.570.000 827.019 - 680.000
Lúa - thủy sản 1.680.000 616.504 Giống (đồng/ha)
Lúa đơn 1.610.000 481.912 70.000 Lúa - thủy sản 9.704.600 2.073.280
Chi phí khác
(đồng/ha) Lúa đơn 10.107.000 1.554.350 - 402.400
Lúa - thủy sản 19.200.000 3.400.451 Tổng chi phí
(đồng/ha) Lúa đơn 19.400.000 2.273.128 - 200.000
Lúa - thủy sản 6,50 1,03
Năng suất (tấn/ha)
Lúa đơn 5,27 0,69 1,23
Lúa - thủy sản 6.329,10 541,81 Giá bán (đồng/ha)
Lúa đơn 6.149,10 574,17 180 Lúa - thủy sản 41.371.000 6.215.370
Doanh thu (đồng/ha)
Lúa đơn 32.677.000 5.085.830 8.694.000 Lúa - thủy sản 22.148.000 6.275.880 Thu nhập (đồng/ha) Lúa đơn 13.279.000 4.117.640 8.869.000 Lúa - thủy sản 2,21 0,48 DT/CP Lúa đơn 1,69 0,22 0,52 Lúa - thủy sản 1,21 0,48 TN/CP Lúa đơn 0,69 0,22 0,52 Lúa - thủy sản 0,53 0,10 TN/DT Lúa đơn 0,40 0,08 0,13
Theo kết quả bảng 3.9. Tổng chi phí bình quân 1 vụ lúa mô hình lúa - thủy sản tiết kiểm hơn mô hình lúa đơn 200.000 đồng/ha. Đặc biệt là chi phí nông dược, mô hình lúa - thủy sản tiết kiệm hơn mô hình lúa đơn là 680.000 đồng/ha, đều này cho thấy sử dụng thuốc nông dược cho vụ lúa mô hình lúa - thủy sản ít hơn mô hình lúa đơn, đã hạn chế tác nhân gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nông dược trong nông nghiệp gây ra, hơn nữa về mặt tài chính hiệu quả mô hình lúa - thủy sản cao hơn mô hình lúa đơn, cụ thể là thu nhập bình quân 1 vụ lúa của mô hình lúa - thủy sản là 22.148.000 đồng/ha, còn mô hình lúa đơn thu nhập được 13.279.000 đồng/ha. Chênh lệch thu nhập giữa mô hình lúa - thủy sản và lúa đơn là 8.869.000 đồng/ha.
Thu nhập của hộ nông dân sản xuất theo mô hình lúa - thủy sản có thu nhập cao hơn hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình lúa đơn truyền thống là do năng suất và cao hơn, chi phí tiết kiệm hơn
+ Năng suất theo bảng 3.9 hộ nông dân sản xuất bình quân 1 vụ lúa theo mô hinh lúa - thủy sản là 6,5 tấn/ha, còn mô hình lúa đơn truyền thống là 5,27 tấn/ha, chênh lệch giữa mô hình lúa - thủy sản và lúa đơn là 1,23 tấn/ha.
+ Giá bán : lúa sản xuất ra theo mô hình lúa - thủy sản lúa có giá bán cao hơn lúa sản xuất của mô hình lúa đơn 180 đồng/kg, có thể nói hộ nông dân sản xuất lúa theo mô hình lúa - thủy sản sử dụng giống lúa chất lượng cao nên giá bán ra cao hơn giống lúa thường, chính vì vậy chi phí giống đầu của mô hình lúa thủy sản cao hơn lúa mô hình lúa đơn 70.000 đồng/ha.
-Kết hợp chi phí đầu vào giá bán đầu ra, năng suất và thu nhập của từng mô hình ta thấy hiệu quả sản xuất bình quân 1 lúa theo mô hình lúa - thủy sản tốt hơn sản lúa đơn truyền thống.
(TN/CP): Thu nhập trên chi phí của mô hình lúa - thủy sản 1,21 lớn hơn mô hình lúa đơn 0,52 lần, điều này nói lên khi đầu tư 1.000 đồng chi phí cho vụ lúa thì thu nhập từ lúa của mô hình lúa - thủy sản nhiều nhơn 520 đồng/ha so với mô hình lúa đơn.
(TN/DT): thu nhập trên doanh thu mô hình lúa - thủy sản 0,53 lần, cao hơn mô hình lúa đơn 0,13 lần, điều này nói lên mô hình lúa - thủy sản trong 1.000 đồng doanh thu đầu tư có được 130 đồng nhiều hơn.
(DT/CP): doanh thu trên chi phí của mô hình lúa - thủy sản 2,21 lần, mô hình lúa đơn 1,69 lần. Khoảng chênh lệch của 2 mô hình là 0,52 có nghĩa là khi người dân đầu tư 1.000 đồng vào chi phí thì doanh thu mô hình lúa - thủy sản được nhiều hơn mô hình lúa đơn 520 đồng.
3.3.2. Kiểm định thống kê
Theo kết quả bảng 3.9 giá trị trung bình 1 vụ lúa của 2 mô hình đều có chênh lệch, để xác định các chỉ tiêu tài chính vụ lúa của 2 mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, cần phải kiểm định thống kê được thể hiện qua bảng 3.10
Bảng 3.10. Kiểm định chi phí vụ lúa của hai mô hình. Kiểm định Levene cho sự bằng nhau về phương sai Kiểm định t cho sự bằng nhau về giá trị trung bình Chi tiết Giá trị F Mức ý nghĩa Giá trị t Mức ý nghĩa (Sig.) Kết luận
Phương sai bằng nhau 1,515 0,219 4,966 0,000
Phân bón
(đồng/ha) Phương sai không bằng nhau 5,116 0,000 Có Phương sai bằng nhau 9,575 0,002 -5,754 0,000 Có Nông dược
(đồng/ha) Phương sai không bằng nhau -5,971 0,000 Phương sai bằng nhau 6,585 0,011 1,188 0,236 không Giống
(đồng/ha) Phương sai không bằng nhau 1,223 0,222 Phương sai bằng nhau 5,019 0,026 -1,862 0,064 không Chi phí khác
đồng/ha) Phương sai không bằng nhau -1,925 0,055 Phương sai bằng nhau 6,154 0,014 -0,511 0,610 không Tổng chi phí
(đồng/ha) Phương sai không bằng nhau -0,535 0,593 Phương sai bằng nhau 16,176 0,000 11,847 0,000 Có Năng suất
(tấn/ha) Phương sai không bằng nhau 12,395 0,000 Phương sai bằng nhau 0,035 0,851 2,792 0,006 Giá bán
(đồng/ha) Phương sai không bằng nhau 2,773 0,006 Có Phương sai bằng nhau 2,753 0,098 13,053 0,000 Doanh thu
(đồng/ha) Phương sai không bằng nhau 13,366 0,000 Có Phương sai bằng nhau 21,749 0,000 14,083 0,000 Có Thu nhập
(đồng/ha) Phương sai không bằng nhau 14,771 0,000 Phương sai bằng nhau 35,313 0,000 11,571 0,000 Có
DT/CP Phương sai không bằng nhau 12,513 0,000
Phương sai bằng nhau 35,313 0,000 11,571 0,000 Có
TN/CP Phương sai không bằng nhau 12,513 0,000
Phương sai bằng nhau 5,366 0,021 12,264 0,000 Có
TN/DT Phương sai không bằng nhau 12,628 0,000
Theo kết quả kiểm định tại bảng 3.10 ta thấy của các khoản mục: phân bón, giá bán, doanh thu giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test >0,05 đều này nói lên phương sai của hai mô hình không khác nhau (hay nói nói cách khác độ quan sát đồng đều);
Các mục: chi phí nông dược, chi phí giống, chi phí khác, tổng chi phí, thu nhập,.. giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test <0,05 đều này nói lên phương sai của hai mô hình khác nhau, hay nói cách khác là độ quan sát không đồng đều.
Tổng chi phí 1 vụ lúa mô hình lúa - thủy sản thấp hơn mô hình lúa đơn 200.000 đồng/ha. Giá trị Sig. trong kiểm định t test có giá trị>0,05 nó, nên nó không có ý nghĩa về mặt thống kê. Chi phí giống của 1 vụ lúa mô hình lúa - thủy sản cao hơn mô hình lúa đơn 70.000 đ/ha đều này có thể cho ta thấy mô hình lúa - thủy sản sử dụng lúa giống có chất lượng hơn, nên chi phí cao hơn, nhưng về mặt thống kê, giá trị Sig. trong kiểm định t test có giá trị >0,05 nên chi phí này không có ý nghĩa về sự khác biệt.
Chi phí nông dược, chi phí phân bón, năng suất lúa, giá bán lúa, doanh thu, thu nhập có giá trị Sig. <0,05 điều này chứng tỏ các khoản chi phí của hai mô hình có sự khác biệt về mặt thống kê với mức ý nghĩa 95%. Kết hợp với bảng 3.9 ta có thể kết luận, độ tin cậy 95%, chi phí nông dược trung bình vụ lúa của mô hình lúa - thủy sản tiết kiệm hơn vụ lúa của mô hình lúa đơn (với mức bình quân 680.000 đồng/ha) tại