Chi phí đầu vào của mô hình sản xuất lúa đơn gồm nhiều chi phí như phân bón, nông dược, chăm sóc,... theo kết quả tính toán từ dữ liệu điều tra khảo sát ta có cơ cấu chi phí của mô hình sản xuất lúa đơn được mô tả như sau:
Bảng 3.1. Cơ cấu chi phí mô hình lúa đơn
Đơn vị tính : đồng/ha
Khoản mục chi phí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ trọng
Chi phí phân bón 4.000.000 20.000.000 12.346.872 21,22 Chi phí nông dược 3.700.000 20.000.000 10.707.106 18,40
Chi phí gặt 3.184.615 9.500.000 6.914.736 11,88
Chi phí chăm sóc 461.538 10.000.000 6.808.431 11,70
Chi phí giống 430.769 9.000.000 4.820.189 8,28
Chi phí thuê mướn 2.166.667 5.384.615 3.279.524 5,64
Chi phí suốt 1.200.000 20.000.000 3.181.907 5,47
Chi phí làm đất 276.923 7.200.000 2.391.957 4,11
Chi phí vận chuyển 1.615.385 10.000.000 2.095.272 3,60
Chi phí bơm tưới 500.000 9.333.333 2.045.929 3,52
Chi phí bảo quản 384.615 20.000.000 1.678.236 2,88
Chi phí khác 784.615 1.666.667 1.167.415 2,00
Chi phí sạ 92.308 3.076.923 756.444 1,30
Tổng chi phí 58.194.019 100
Nguồn: từ kết quả điều tra năm 2011
Từ bảng 3.1 nông dân sản xuất phải chịu các chi phí như: chi phí phân bón 21,22%, chi phí nông dược 18,4%, chi phí gặt 11,88%, chi phí chăm sóc 11,7%, chi phí giống 8,28%, chi phí thuê mướn 5,64%, chi phí suốt 5,47%, chi phí làm đất 4,11%, chi phí vận chuyển 3,6%, chi phí bơm tưới 3,52%, chi phí bảo quản 2,88%, chi phí sạ 1,3% và chi phí khác 2%. Trong c á c kh o ản c hi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất 2 1 , 2 2 % tương đương với 12.346.872 đồng/ha/năm, chi phí phân bón thấp nhất 4.000.000 đồng/ha, lớn nhất là 20.000.000 đồng/ha/năm. Chi phí nông dược chiếm 18,40% tương đương với 10.707.106 đồng/ha/năm, thấp nhất là 3.700.000 đồng/ha/năm, lớn nhất là 2 0 .000.000 đồng/ha/năm. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa phát triển đồng thời trả lại cho đất lượng chất bị mất sau mỗi vụ,
bên cạnh đó do quá trình canh tác độc canh cây lúa nên đất ngày càng kém màu mỡ, tình hình sâu bệnh, dịch hại phát triển, để cải thiện đất canh tác người nông dân thường sử dụng biện pháp quen thuộc nhất là bón phân và phun thuốc, nên đây là hai loại chi phí mà nông dân đầu tư nhiều trong vụ. Chi phí gặt lúa chiếm 11,88% tương đương 6.914.736 đồng/ha/năm, Chi phí gặt chủ yếu thủ công, thuê mướn nhân công cao, chưa có máy gặt liên hợp. Chi phí chăm sóc 11,7% tương đương 6.808.431 đồng/ha/năm, thấp nhất là 461.538 đồng/ha/năm, lớn nhất là 10.000.000 đồng/ha/năm, đây là chi phí cơ hội của người dân bỏ ra để chăm sóc ruộng trong suốt quá trình sản xuất.
Chi phí giống chiếm 8,28% tương đương với 4.820.189 đồng/ha, lớn nhất 9.000.000 đồng/ha và thấp nhất 430.769 đồng/ha/năm.
Hình 3.1. Cơ cấu chi phí mô hình lúa đơn 3.1.2. Mô hình lúa - thủy sản
Tương tự như mô hình sản xuất lúa đơn, mô hình sản xuất lúa - thủy sản chi phí đầu vào gồm có chi phí đầu vào của sản xuất lúa và chi phí đầu vào của nuôi trồng thủy sản. Trong tổng chi phí đầu vào chi phí sản xuất lúa và chi phí thủy sản chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn, được mô tả qua bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2. Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính mô hình lúa - thủy sản . Đơn vị tính: đồng/ha
Khoản mục Lúa Thủy sản Tổng mô hình
Tổng chi phí 38.445.423 9.932.047 48.377.470 Doanh thu 82.742.263 23.339.603 106.081.866 Thu nhập 44.296.840 13.407.556 57.704.396 TN/CP 1,15 1,35 1,19 TN/DT 0,54 0,57 0,54 DT/CP 2,15 2,35 2,19
Cơ cấu chi phí (%) 79,47 20,53 100
Cơ cấu doanh thu (%) 78,00 22,00 100
Cơ cấu thu nhập (%) 76,77 23,23 100
Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra năm 2011
Từ bảng 3.2 kết quả: Tổng chi phí mô hình lúa - thủy sản bằng chi phí từ việc sản xuất lúa 38.445.423 đồng/ha/năm chiếm 79,47% tổng chi phí của mô hình và chi phí từ việc nuôi thủy sản 9.932.047 đồng/ha/năm chiếm 20,53% trong chi phí mô hình. Doanh thu mô hình lúa - thủy sản bằng doanh thu từ việc sản xuất lúa 87.742.263 triệu đồng/ha/năm chiếm 78% doanh thu mô hình và doanh thu từ nuôi thủy sản 23.339.603 triệu đồng chiếm 22% của doanh thu mô hình.
Tổng thu nhập mô hình lúa - thủy sản bằng thu nhập trung bình từ lúa 44.296.840 đồng/ha/năm chiếm 76,77% trong cơ cấu thu nhập và thu nhập từ thủy sản 13.407.556 đồng/ha/năm chiếm 23,23% trong cơ cấu thu nhập.
Doanh thu/chi phí =2,15 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 2.150 đồng doanh thu. Trong đó để đầu tư 1.000 đồng chi phí thì phải đầu tư vào 2 vụ lúa 79,47 %, và vụ thuỷ 20,53%.
Thu nhập/chi phí =1,15 nói lên khi đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 1.150 đồng. Để thu được 1.150 đồng thu nhập thì 2 vụ lúa thu được 76,77%, còn lại 23,23% là vụ thủy sản thu được.
Thu nhập/doanh thu = 0,54 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu có được 540 đồng thu nhập. Trong 1.000 đồng doanh thu 2 vụ lúa chiếm 78%, còn lại vụ thủy sản chiếm 22%.
Cơ cấu chi phí, doanh thu, thu nhập trong mô hình lúa - thủy sản giữa 2 vụ lúa và vụ thủy sản cho chúng ta biết được hiệu quả từ việc nuôi thủy sản mang lại lợi ích nhiều hơn về tài chính, chi phí vụ thủy sản chiếm 20,53% trong tổng chi phí, thu nhập
trên chi phí 1,35 lần đều này có thể nói đầu tư vào vụ thủy sản 1.000 đồng chi phí có 1.350 đồng thu nhập, trong khi đó thu nhập trên chi phí của 2 vụ lúa là 1,15 lần, đầu tư 1.000 đồng vào 2 vụ lúa chỉ thu được 1.150 đồng thu nhập.
a. Phân tích cơ cấu chi phí 2 vụ lúa mô hình lúa -thủy sản :
Theo kết quả 3.2 chi phí đầu vào của vụ lúa chiếm 79,47% trong tổng cơ cấu chi phí mô hình lúa - thủy sản , từ dữ liệu điều tra ta tính toán được cơ cấu chi tiết chi phí vụ lúa được mô tả tại bảng 3.3 như sau:
Bảng 3.3. Cơ cấu chi phí 2 vụ lúa mô hình lúa - thủy sản
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ trọng
(%)
Chi phí phân bón 750.000 31.428.572 9.882.155 25,7
Chi phí nông dược 513.333 17.038.461 5.786.089 15,05
Chi phí gặt 2.083.333 12.000.000 4.860.414 12,64
Chi phí chăm sóc 2.200.000 10.000.000 4.583.467 11,92
Chi phí giống 932.539 8.285.714 3.368.036 8,76
Chi phí bơm tưới 583.334 13.333.333 2.471.309 6,43
Chi phí suốt 83.334 4.085.715 1.927.879 5,01
Chi phí làm đất 873.600 3.435.898 1.441.143 3,75
Chi phí bảo quản 730.769 3.123.077 1.221.566 3,18
Chi phí vận chuyển 384.615 2.440.000 868.492 2,26
Chi phí thuê mướn 51.282 6.000.000 856.364 2,23
Chi phí khác 320.000 3.250.000 761.827 1,99
Chi phí sạ 46.154 1.000.000 416.682 1,08
Tổng chi phí 15.422.916 79.764.287 38.445.423 100
Nguồn điều tra khảo sát 302 hộ năm 2011
Từ bảng 3.3 chi phí sản xuất 2 vụ lúa trong mô hình thủy sản gồm: chi phí phân bón 25,70%, chi phí nông dược 15,05%, chi phí gặt 12,64%, chi phí chăm sóc 11,92%, chi phí giống 8,76%, chi phí bơm tưới 6,43%, chi phí suốt lúa 5,01%, chi phí làm đất 3,75%, chi phí bảo quản 3,18%, chi phí vận chuyển 2,26%, chi phí thuê mướn 2,23%, chi phí sạ 1,08% và chi phí khác 1,99%.
Hình 3.2. Cơ cấu chi phí 2 vụ lúa mô hình lúa - thủy sản b. Phân tích cơ cấu chi phí vụ thủy sản
Theo bảng 3.2 chi phí đầu vào của vụ thủy sản chiếm 20,53% trong tổng cơ cấu chi phí mô hình lúa - thủy sản , từ dữ liệu điều tra và đã tính toán được cơ cấu chi phí vụ thủy sản được mô tả tại bảng 3.4 như sau:
Bảng 3.4. Cơ cấu chi phí vụ thủy sản
Đơn vị tính: đồng/ha
Khoản mục chi phí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Tỷ trọng
(%)
Chi phí cải tạo ao - 10.000.000 1.124.981 11,33
Chi phí giống - 10.000.000 1.691.108 17,03
Chi phí thức ăn - 20.000.000 2.145.808 21,60
Chi phí chăm sóc - 20.000.000 1.470.683 14,81
Chi phí nông dược - 10.000.000 999.009 10,06
Chi phí lưới đăng - 4.000.000 1.004.019 10,11
Chi phí làm bờ bao - 1.000.000 994.118 10,01
Chi phí khác 44.444 9.532.047 502.281 5,05
Tổng chi phí 2.590.000 58.200.000 9.932.047 100,00
Nguồn điều tra khảo sát 302 hộ
Trong vụ nuôi thủy sản, các chi phí như: chi phí chuẩn bị cải tạo ao trước khi thả cá, chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí nông dược, chi phí làm bờ bao, chi phí lưới đăng, công chăm sóc và các khoản chi phí khác.
Qua kết quả trên ta thấy chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 21,6%, chi phí giống 17,03%, chi phí chăm sóc 14,81%, chi phí cải tạo ao 11,33%. Chi phí lưới đăng, làm bờ bao và chi phí nông dược 10% và chi phí khác 5%
3.2. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của 2 mô hình 3.2.1. Mô tả các chỉ tiêu tổng hợp của 2 mô hình 3.2.1. Mô tả các chỉ tiêu tổng hợp của 2 mô hình
3.2.1.1. Mô hình lúa đơn
Trên cơ sở tính toán từ 302 mẫu thu thập được trong đó 133 mẫu lúa đơn và 169 mẫu lúa - thủy sản cho năm sản xuất 2011, qua phần mềm SPSS, các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa đơn được mô tả như sau:
Bảng 3.5. Thống kê mô tả các chỉ tiêu tài chính mô hình lúa đơn Đơn vị tính: đồng/ha Chỉ tiêu Quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí 133 30.000.000 80.000.000 58.194.019 6.819.38 Doanh thu 133 61.700.000 138.000.000 98.032.315 15.257.4 Thu nhập 133 10.200.000 68.700.000 39.838.296 12.352.9 Thu nhập /Chi phí 0,15 1,49 0,68 0,22
Thu nhập/Doanh thu 0,13 0,60 0,41 0,08
Doanh thu /chi phí 1,15 2,49 1,68 0,22
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Từ bảng 3.5 mô hình lúa đơn có một số chỉ tiêu tài chính như sau:
Chi phí nhỏ nhất là 30.000.000 đồng/ha, chi phí lớn nhất là 80.000.000 đồng/ha, chi phí trung bình 58.194.019 đồng/ha.
Doanh thu nhỏ nhất là 61.700.000 đồng/ha, doanh thu lớn nhất 138.000.000 đồng/ha, doanh thu trung bình 98.032.315 đồng/ha.
Thu nhập nhỏ nhất 10.200.000 đ/ha, lớn nhất 68.700.000 đồng/ha, thu nhập trung bình 39.838.296 đồng/ha.
Thu nhập/chi phí trung bình 0,68 nói lên nếu hộ nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất lúa thì có được thu nhập từ lúa là 680 đồng.
Thu nhập/doanh thu trung bình 0,41 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu từ lúa của hộ gia đình có được 410 đồng thu nhập từ lúa.
Doanh thu/chi phí trung bình 1,68 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí cho việc sản xuất lúa thì thu được 1.680 đồng doanh thu.
Kết luận: Thu nhập hộ gia đình của hộ nông dân mô hình sản xuất lúa đơn là 39.838.296 đồng/ha/năm, lao động bình quân 1 hộ có 4,38 lao động chính, như vậy bình quân 1 lao động chính tham gia sản xuất mô hình lúa đơn có thu nhập là 9.095.501 đồng/người/năm, so với thu nhập bình quân đầu người của huyện thì thu nhập của hộ nông dân còn thấp (thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của huyện là:14.571.000 đồng/người/năm [16]
3.2.1.2. Mô hình lúa - thủy sản
Qua kết quả khảo sát 169 hộ về tình hình sản xuất lúa – thủy sản được mô tả như sau:
Bảng 3.6. Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính mô hình lúa - thủy sản . Đơn vị tính: đồng/ha
Chỉ tiêu Quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tổng chi phí 169 19.700.000 128.000.000 48.377.470 13.020.567 Doanh thu 169 64.900.000 265.000.000 106.081.866 30.993.463 Thu nhập 169 10.200.000 195.000.000 57.704.395 25.080.709
Thu nhập/Chi phí 169 0,14 3,38 1,23 0,48
Thu nhập/Doanh thu 169 0,12 0,77 0,53 0,1
Doanh thu/chi phí 169 1,14 4,38 2,23 0,48
Nguồn: từ kết quả điều tra năm 2011
Từ bảng 3.6 những hộ nông dân sản xuất theo mô hình lúa – thủy sản có một số chỉ tiêu tài chính như sau:
Tổng chi phí nhỏ nhất là 19.700.000 đồng/ha, tổng chi phí lớn nhất là 128.000.000 đồng/ha, chi phí trung bình 48.377.470 đồng/ha.
Doanh thu nhỏ nhất 64.900.000 đồng/ha, doanh thu lớn nhất 265.000.000 đồng/ha, doanh thu trung bình 106.081.855 đồng/ha.
Thu nhập thấp nhất 10.200.000 đ/ha, lớn nhất 195.000 đồng/ha, thu nhập trung bình 57.704.395 đồng/ha.
Thu nhập/chi phí trung bình 1,23 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 1.230 đồng thu nhập.
Thu nhập/doanh thu trung bình 0,53 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu có được 530 đồng thu nhập.
Doanh thu/chi phí trung bình : 2,23 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 2.230 đồng doanh thu.
Kết luận: Thu nhập hộ gia đình của hộ nông dân thực hiện mô hình sản xuất lúa - thủy sản là 57.704.395 đồng/ha/năm, bình quân 1 hộ có 5,24 lao động chính, như vậy bình quân 1 lao động chính tham gia sản xuất mô hình lúa - thủy sản có thu nhập là 10.994.411 đồng/người/năm, so với thu nhập bình quân đầu người của huyện thì thu nhập của hộ nông dân còn thấp (thu nhập bình quân đầu người năm 2011 của huyện là:14.571.000 đồng/người/năm [16])
3.2.2. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tổng hợp của mô hình lúa đơn và lúa - thủy sản - thủy sản
3.2.2.1. So sánh giá trị trung bình của 2 mô hình.
Theo kết quả tính toán từ bảng 3.5 và 3.6 ta có kết quả so sánh giá trị trung bình của hai mô hình được thể hiện như sau:
Bảng 3.7. So sánh giá trị trung bình của 2 mô hình.
Đơn vị tính: đồng/ha Các chỉ tiêu tài chính Lúa - thủy sản Lúa đơn Chênh lệch Tương đối Tổng chi phí mô hình 48.377.470 58.194.019 -9.816.549 83,13 Doanh thu mô hình 106.081.866 98.032.315 8.049.551 108,21 Thu nhập mô hình 57.704.396 39.838.296 17.866.100 144,85
Doanh thu/Chiphí 2,19 1,68 0,51 130,36
Thu nhập/chi phí 1,19 0,68 0,51 175
Thu nhập/doanh thu 0,54 0,41 0,13 131,71
Nguồn: Số liệu điều tra 302 hộ năm 2011
Trên cơ sở dữ liệu của 302 hộ trong mẫu thu thập từ bảng 3.3 ta có Thu nhập trung bình của mô hình lúa - thủy sản cao hơn mô hình lúa đơn 17.866.100 đồng/ha.
Chi phí mô hình lúa - thủy sản thấp hơn mô hình lúa đơn 9.816.549 đồng/ha, doanh thu của mô hình lúa - thủy sản cao hơn mô hình lúa đơn 8.049.551 đồng/ha.
* Mô hình lúa - thủy sản : Doanh thu /chi phí: 2,19 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 2.190 đồng doanh thu. Thu nhập/chi phí:1,19 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 1.190 đồng. Thu nhập/doanh thu = 0,54 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu có được 540 đồng thu nhập.
* Mô hình lúa đơn: Doanh thu/chi phí đối với: 1,68 có nghĩa là người nông dân đầu tư 1.000 đồng chi phí thì thu được 1.680 đồng doanh thu. Thu nhập/chi phí =0,68 nói lên nếu đầu tư 1.000 đồng chi phí vào việc sản suất thì có được thu nhập 680 đồng. Thu nhập/doanh thu = 0,41 có nghĩa là trong 1.000 đồng doanh thu có được 410 đồng thu nhập.
Hình 3.4. Doanh thu chi phí thu nhập của hai mô hình 3.2.2.2. Kiểm định thống kê
Theo kết quả bảng 3.7 giá trị trung bình của 2 mô hình như : thu nhập, chi phí, doanh thu đều có chênh lệch, để xác định các chỉ tiêu tài chính của 2 mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê hay không cần phải kiểm định thống kê được thể hiện qua bảng 3.8
- Tại bảng 3.8 Thu nhập: Giá trị Sig. trong kiểm định Levene's Test của tổng thu nhập <0,05, chứng tỏ phương sai của hai mô hình khác nhau, dựa vào kết quả kiểm định t trong phần phương sai không bằng nhau, giá trị Sig. trong kiểm định t <0,05 ta kết luận có sự khác biệt về thu nhập của hai mô hình. Kết hợp với bảng 3.7 ta có thể kết luận, độ tin cậy 95%, thu nhập của mô hình lúa - thủy sản là tốt hơn mô hình lúa đơn (với mức bình quân 17.866.100 đồng/ha) tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Bảng 3.8. Kết quả kiểm định thống kê
Đơn vị tính: đồng/ha Kiểm định Levene cho sự bằng nhau về
phương sai Kiểm định t cho