Vai trò của mô hình lúa-thủy sản đối với đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất lúa đơn và lúa – thuỷ sản tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 90)

Mô hình lúa – thủy sản đã phát triển ở các nước Châu Á từ nhiều năm qua. Tùy thuộc vào điều kiện sinh thái từng nơi…Trung Quốc là nước có lịch sử lâu đời về nghề cá nhưng tỷ lệ đất canh tác lúa được dùng cho nuôi cá còn rất thấp. Ở Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL, vùng có diện tích khoảng 4 triệu hecta và được xem là vùng sản xuất lúa gạo chính của cả nước. Song vùng này thường xảy ra bảo lũ vào mùa mưa. Mặc dù

lũ mang nhiều phù sa bồi đắp ruộng đồng và là nguồn cung cấp các giống loài thủy sản, nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, tài sản và tính mạng của nhân dân. Để hạn chế những thiệt hại do lũ gây ra, từ năm 1998, chính phủ Việt Nam đã đưa ra khái niệm “sống chung với lũ”. Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình canh tác lúa cá kết hợp được xem là mục tiêu chính của phương án sống chung với lũ. Và hiện nay, mô hình nuôi cá trên ruộng lúa đã trở nên quen thuộc với người dân vùng ĐBSCL. Vì nó mang lại những lợi ích hết sức thiết thực như:

-Tận dụng nguồn tài nguyên lao động, đất, nước, vốn và kỹ thuật. -Tận dụng các phế và phụ phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. - Hạn chế sử dụng nông dược, giảm ô nhiễm môi trường.

- Đa dạng hóa sản xuất và cơ cấu mùa vụ, giảm rủi ro, tăng thu nhập. 1.3. Cơ sở lý thuyết hiệu quả tài chính

1.3.1. Các khái niệm:

- Chi phí: nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của hộ nông dân nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.

Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác.

- Doanh thu: là giá trị thành tiền từ sản lượng sản phẩm với đơn giá sản phẩm. Doanh thu = Số lượng nhân với đơn giá.

- Thu nhập: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. - Thu nhập = Doanh thu - Tổng chi phí.

- Hiệu quả (Efficiency): Hiệu quả là sự liên quan giữa nguồn lực đầu vào khan hiếm (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết quả cuối cùng. Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, xã hội. Hiểu theo nghĩa rộng, hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó.

Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào thể hiện rất rõ tính chất của việc sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được các kết quả đầu ra

Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định

Hiệu quả tài chính trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, nó liên quan đến rất nhiều khía cạnh, đo lường và đánh giá các chỉ tiêu tài chính của kết quả sản xuất là thu nhập với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả. 1.3.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả tài chính

Thu nhập/Chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập.

Thu nhập/Doanh thu (TN/DT): là chỉ số được tính bằng tỷ số tổng thu nhập chia cho tổng doanh thu. Tỷ số này cho biết được trong một đồng doanh thu hộ nông dân có được sẽ có bao nhiêu đồng thu nhập.

Doanh thu/chi phí (DT/CP): cho biết rằng một đồng chi phí mà hộ nông dân bỏ ra đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu.

1.4. Tổng quan các nghiên cứu đến đề tài

- Thái Hoàng Ân (2007), đánh giá hiệu quả mô hình canh tác lúa và lúa - tôm càng xanh tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2006-2007, luận văn cao học ngành kinh tế nông nghiệp, khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ, tác giả đã đưa ra kết quả giữa 2 mô hình lúa 3 vụ và lúa - tôm càng xanh thu nhập/chi phí và lợi nhuận/chi phí không có sự khác biệt về tỷ suất lợi nhuận/thu nhập. Lợi nhuận/thu nhập của mô hình lúa 3 vụ 0,45 cao hơn mô hình lúa tôm càng xanh là 0,17. Tuy lợi nhuận mang lại 1 đồng thu nhập thấp hơn so với mô hình lúa nhưng tổng thu nhập mô hình này cao hơn rất nhiều mô hình lúa 3 vụ (gấp 4,5 lần) nên lợi nhuận/ha của hộ canh tác lúa tôm cành xanh cao hơn so với lúa 3 vụ. Tổng chi phí đầu tư cho lúa 3 vụ 27,4 triệu đồng/hộ (bao gồm chi phí cơ hội), tổng chi phí mô hình lúa tôm càng xanh là 150 triệu đồng/hộ cao gấp 5,5 lần mô hình lúa 3 vụ [1].

- Nguyễn Thị Thanh Ngà (Trung tâm Khuyến Ngư Kiên Giang) và Lê Xuân Sinh ( bộ môn Quản lý kinh tế nghề cá, khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần Thơ ) so sánh chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của các mô hình lúa cá và lúa đơn ở Khu vực Ô Môn Xà – No năm 2006-2007. Kết quả cho thấy lợi nhuận từ lúa ở mô hình kết hợp luôn cao hơn lợi nhuận canh tác lúa độc canh [10].

CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu:

2.1.1. Sơ lược về tỉnh Hậu Giang:

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông MêKông, thành phố Vị Thanh trung tâm hành chính của tỉnh. Tọa độ địa lý: Từ 9030'35'' đến 10019'17'' vĩ độ Bắc và từ 105014'03'' đến 106017'57'' kinh độ Đông, phía bắc giáp thành phố Cần Thơ. Phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long – trục đường thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, Cần Thơ; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Diện tích tự nhiên 1.601 km2, chia ra 07 đơn vị hành chính, bao gồm 5 huyện, một thành phố và một thị xã.

2.1.2. Giới thiệu về huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang

TỶ LỆ: 1:27.000

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Long Mỹ

2.1.3. Vị trí địa lý kinh tế

Huyện Long Mỹ là một trong bảy đơn vị hành chính cấp huyện - thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang, có diện tích đất tự nhiên: 39.847,71 ha, nằm phía Tây Nam của tỉnh, chịu ảnh hưởng triều biển Tây thông qua hệ thống sông Cái Lớn. Huyện Long Mỹ nằm cách trung tâm hành chính tỉnh Hậu Giang 20 km, Thành phố Hồ Chí Minh 240 km, Thành phố Cần Thơ 60 km, thị xã Rạch Giá 60 km, thị xã Sóc Trăng 90 km, Thị xã Bạc Liêu 75 km, huyện Long Mỹ là đô thị cửa ngõ phía Nam của tỉnh Hậu Giang cùng với các đô thị lân cận như Ngã Năm, Thạnh Trị (Sóc Trăng); Ngan Dừa (Bạc Liêu); Gò Quao (Kiên Giang) hình thành kết nối với các đô thị Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh, thành phố Cần Thơ và các đô thị lớn trong vùng, đồng bằng sông Cửu Long và là nơi cung cấp lúa, nông sản cho tỉnh, vùng lân cận.

Giới hạn: Phía Bắc giáp huyện Vị Thủy, TP. Vị Thanh (Tỉnh Hậu Giang); Phía Nam giáp huyện Hồng Dân (Tỉnh Bạc Liêu); Phía Đông giáp huyện Phụng Hiệp (Tỉnh Hậu Giang); Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thuận (Tỉnh Kiên Giang).

- Đối nội: Có mối quan hệ kinh tế khăng khít giữa Long Mỹ với các huyện Vị Thủy; Phụng Hiệp và Thành phố Vị Thanh (tỉnh lỵ) qua Quốc lộ 61 và Quốc lộ 61B.

- Đối ngoại: về phía Nam theo kênh Trà Ban (thị trấn Long Mỹ), huyện Long Mỹ được nối với thị trấn Ngã năm Thạnh Trị của tỉnh Sóc Trăng, thông thương với tỉnh Kiên Giang, tỉnh Sóc Trăng qua Quốc lộ 61B. Ngoài ra Long Mỹ còn nằm trong phạm vi khai thác vùng kênh quản lộ Phụng Hiệp.

2.1.4. Tổ chức hành chính:

Huyện Long Mỹ gồm 15 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (02 thị trấn và 13 xã). Dân số: 158.052 người, tổng số hộ 39.642. Mật độ dân số 396,64 người/km2

2.1.5. Địa hình

Địa hình của của huyện Long Mỹ có dạng thoải dần theo hai hướng Nam và Tây Nam. Cao trình biến động từ 0,6-1,10m. Các khu đất ven sông rạch thường có địa hình cao; phần nội đồng, vườn, ruộng có địa hình thấp dần. Trên địa bàn huyện có vùng phía Bắc (xã Long Trị, Long Bình, Long Phú) địa hình hơi trũng, bị ngăn bởi trục lộ 42 nên thường gây ra ngập trên diện tích nhỏ vào mùa mưa, thời gian ngập ngắn (khoảng 02 tháng).

2.1.6. Khí hậu, thời tiết :

Đặc điểm khí hậu Long Mỹ mang đặc thù chung của khí hậu gió mùa cận xích đạo vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và những đặc trưng riêng khu vực Tây sông Hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Các yếu tố khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11 với lượng mưa khoảng 1.733m, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12, kết thúc vào cuối tháng 4 năm sau

2.1.7. Dân số

Bảng 2.1. Dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn

Đơn vị tính: Người

Số người Tỷ trọng (%)

Năm Tổng số

(người) Thành Thị Nông thôn Thành Thị Nông thôn

2008 154.461 20.008 134.453 12,95 87,05

2009 155.196 20.220 134.976 13,03 86,97

2010 155.977 20.422 135.555 13,09 86,91

2011 157.148 20.577 136.571 13,09 86,91

2012 158.052 20.777 137.275 13,15 86,85

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2012 [2]

Theo số liệu bảng 2.1. Dân số huyện Long Mỹ năm 2012 là 158.052 người. Trong đó dân số khu vực nông thôn 137.275 người chiếm 86,85%, dân số khu vực thành thị 20.777 chiếm 13,15% dân số toàn huyện. Qua các năm (2008-2012) cơ cấu dân số của huyện có sự dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị, sự dịch chuyển này còn quá thấp có thể nói người dân chưa thích nghi được cuộc sống đô thị, còn bám đất trụ vườn.

2.1.8. Tình hình sử dụng đất

Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Long Mỹ năm 2012 có các đặc điểm sau:

- Hầu hết quỹ đất đều được đưa vào khai thác sử dụng, đất chưa sử dụng còn rất ít và có khuynh hướng giảm nhanh.

- Nhóm đất nông nghiệp còn khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên chỉ số đất nông nghiệp/đầu người thuộc vào loại khá so với các huyện

trong tỉnh Hậu Giang. Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, canh tác lúa chiếm ưu thế. Đất cây hàng năm khác trên địa bàn huyện chiếm tỉ trọng khá cao. Đất trồng cây lâu năm cũng khá phát triển so với điều kiện tự nhiên của địa bàn, chủ yếu tại khu vực thổ canh dọc theo các tuyến kênh, tuyến đường.

Thực hiện chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, do đó trong nông nghiệp cần có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên tình hình sử dụng đất của huyện có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, được mô tả quả bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất Đơn vị tính: Ha Loại đất 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 39.622 39.621 39.621 39.848 39.848 1. Đất nông nghiệp 35.155 35.139 35.133 35.116 35.369 -Trong đó:Đất trồng lúa 22.575 24.658 25.209 25.018 25.222,8 2. Đất lâm nghiệp 97 97 97 340 - 3. Đất chuyên dùng 3.643 3.656 3.656 3.656 3.736

4. Đất khu dân cư 727 730 735 736 743

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp (%) 88,73 88,69 88,67 88,12 88,76 -Đất trồng lúa so với đất nông nghiệp (%) 64,22 70,17 71,75 71,24 71,31 2. Đất lâm nghiệp (%) 0,24 0,24 0,24 0,85 0 3. Đất chuyên dùng (%) 9,19 9,23 9,23 9,17 9,38

4. Đất khu dân cư (%) 1,84 1,84 1,86 1,86 1,86

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2012 [2]

- Theo kết quả 2.2. Diện tích đất nông nghiệp qua các năm 2008 – 2011 đều giảm, trong khi đó diện tích đất trồng lúa qua các năm có sự biến đổi tăng, do diện tích trồng cây hàng năm và trồng màu chuyển sang đất trồng lúa, có thể nói người dân đã chuyển đổi cơ cấu đất và cây trồng từ trồng cây công nghiệp hàng năm chuyển sang trồng lúa.

- Đất dùng vào lâm nghiệp: năm 2011 diện tích đất dùng vào lâm nghiệp 340 ha, chủ yếu là trồng một số loại cây tràm, bạch đàn, cây tạp...do thực hiện chuyển dịch

cơ cấu cây trồng của huyện, người dân đã chuyển sang trồng các loại cây ăn quả như như dừa, xoài,... Nên diện tích đất dùng cho lâm nghiệp năm 2012 không còn.

- Đất chuyên dùng: năm 2012 diện tích 3.736 ha, chiếm 9,38% diện tích tự nhiên. gồm: đất xây dựng: 125 ha chiếm 0,31% đất tự nhiên. Đường giao thông: 2.417 ha chiếm 6,07% ha đất tự nhiên. Đất thuỷ lợi: 1.194 ha chiếm 3 % đất tự nhiên.

- Đất khu dân cư: 743ha, chiếm 1,86% đất tự nhiên.

2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Long Mỹ (2008-2012). 2.2.1. Lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế 2.2.1. Lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế

Long Mỹ là huyện thuần nông, lao động trong khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên 70% trong tổng lao động của huyện được thể hiện qua bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3. Lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế

Đơn vị tính: người Khu vực 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 72.605 75.558 77.018 77.807 78.585 - Khu vực I 57.693 55.437 56.247 58.649 58.380 - Khu vực II 6.162 6.417 6.536 4.580 5.146 -Khu vực III 8.750 13.704 14.235 14.578 15.059

Cơ cấu lao động (%) 100 100 100 100 100

- Khu vực I 79,46 73,37 73,03 75,38 74,29

- Khu vực II 8,49 8,49 8,49 5,89 6,55

-Khu vực III 12,05 18,14 18,48 18,74 19,16

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2012 [2]

- Cơ cấu lao động của huyện có sự chuyển dịch từ khu vực I chuyển sang khu vực III, và từ khu vực II chuyển qua khu vực III cụ thể như sau:

+ Khu vực I, năm 2008 lao động có 57.693 lao động chiếm tỷ trọng 79,46%, năm 2012 lao động là 58.380 lao động, tỷ trọng 74,29%, đã chuyển dịch 5,17% sang khu vực III.

+ Khu vực II, năm 2008 lao động có 6.152 lao động chiếm tỷ trọng 8,49%, năm 2012 là 5.146 lao động chiếm tỷ trọng 6,55%, so với năm 2008 cơ cấu lao động khu vực II giảm 1,94% tức là đã chuyển dịch sang khu vực III là 1,94%.

+ Khu vực III, năm 2008 Lao động có 8.750 lao động chiếm tỷ trọng 12,05%, năm 2012 đã tăng lên 15.059 lao động chiếm tỷ trọng 19,16%, đã được chuyển dịch 7,11% ( trong đó 5,17% khu vực I chuyển qua và 1,94% khu vực II chuyển sang).

- Như vậy cơ cấu lao động của huyện Long Mỹ đang phát triển theo hướng nông nghiệp - thương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng.

2.2.2. Lao động trong sản xuất nông nghiệp

Năm 2012 Lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế của huyện Long Mỹ, khu vực I chiếm 74,29%. Trong đó ngành nông, lâm nghiệp chiếm 97,34% trong tổng số lao động ngành nông nghiệp chi tiết được thể hiện bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Lao động trong sản xuất nông nghiệp

Đơn vị tính: người

Lao động 2008 2009 2010 2011 2012

- Khu vực I ( Nông, lâm nghiệp và

thủy sản). Trong đó: 57.693 55.437 56.247 58.649 58.380 - Nông nghiệp và lâm nghiệp 56.593 54.137 54.711 57.104 56.826

- Thủy sản 1.100 1.300 1.536 1.545 1.554

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100

- Nông nghiệp và lâm nghiệp 98,09 97,65 97,27 97,37 97,34

- Thủy sản 1,91 2,35 2,73 2,63 2,66

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Mỹ năm 2012 [2]

Theo bảng 2.4 cơ cấu lao động ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch năm 2008 ngành nông nghiệp và lâm nghiệp cơ cấu chiếm 98,09% đến năm 2012 là 97,34% đã chuyển dịch 0,75 % sang nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất lúa đơn và lúa – thuỷ sản tại huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 26 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)