Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu cá trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu thu hồi dầu thô từ đầu cá ngừ vây vàng thunnus albacares (Trang 31 - 33)

Thị trường dầu cá tiêu thụ cho người có thể được chia thành 3 khu vực: dược phẩm, thực phẩm chức năng và thành phần trong công nghiệp thực phẩm. Hơn nữa, dầu cá có thể là một thành phần quan trọng trong thức ăn động vật, cung cấp các axit béo thiết yếu cần cho sự sinh trưởng, sức khỏe và sinh sản bình thường.

Việc sản xuất dầu gan cá và dầu cá từ các loài cá chính giữa năm 2005 và 2007 được thể hiện trong Bảng 1.3. Các quốc gia sản xuất dầu cá chủ yếu là Peru (khoảng 200.000 tấn), sau đó là Đan Mạch và Mỹ (khoảng 70.000 tấn) và Ai len (xấp xỉ 60.000 tấn) [49].

Bảng 1.3. Tình hình sản xuất dầu cá từ một số loài cá [49]

Sản lượng (tấn)

2005 2006 2007

Tổng lượng dầu gan cá 22712 18264 25951

Dầu gan cá bơn 25 36 8

Dầu gan cá tuyết 3172 3428 4035

Dầu gan cá tuyết than 23

Dầu gan cá mập 15

Dầu gan một số loại cá khác 19515 14762 21908

Tổng lượng dầu cá từ các bộ

phận khác, ngoài gan cá 690091 765956 839280

Dầu cá mòi dầu 39665 38188 45506

Dầu cá mòi 3 201 3599

Dầu cá trứng 29277 16126 9042

Dầu cá mập 50 48 35

Dầu các loại cá khác 588486 661508 690806

Trong những năm gần đây đã có sự biến đổi quan trọng trong việc sử dụng dầu cá. Ngày nay, hầu hết dầu cá được sử dụng như một phần của thức ăn và trong sản xuất thực phẩm dinh dưỡng. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải đặt ra các tiêu chuẩn cao đối với quá trình sản xuất và các tính chất đặc trưng của sản phẩm cuối cùng.

Có nhiều loại dầu cá đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và trong số đó dầu cá tinh chế giàu ω-3 chiếm một tỷ lệ quan trọng. Việc sản xuất các sản phẩm này đã tăng lên một cách nhanh chóng kể từ năm 2001 và sự tiêu thụ rất rộng. Sự sản xuất dầu cá tinh chế giàu ω-3 đã tăng từ 20000 tấn trong năm 2001 lên con số 85.000 tấn trong năm 2009. 70% dầu cá trên thị trường thế giới chứa xấp xỉ 30% DHA + EPA. Dầu cá với hàm lượng DHA + EPA cao hơn chiếm khoảng 10%. 20% còn lại là các loại dầu cá khác. Khoảng 60% dầu cá ω-3 giàu DHA + EPA được sử dụng như một thực phẩm bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày, 20% cho thực phẩm chức năng, 7% cho thức ăn gia súc, 6% cho dược phẩm và phần còn lại cho dinh dưỡng trẻ em và người bệnh. [49] Theo báo cáo của VASEP, tháng 9/2012, Peru XK 19.700 tấn dầu cá, trị giá 38,7 triệu USD, tăng 360% về giá trị so với tháng 9/2011. Chín tháng đầu năm nước này XK 253.600 tấn dầu cá, trị giá 395,3 triệu USD, tăng 37,5% về khối lượng và 66,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái [114].

Tuy nhiên, trong báo cáo mới đây "Ngành cá hồi đã sẵn sàng: Thời điểm cùng giải quyết vấn đề thiếu hụt dầu cá”, các tác giả Gro Steine của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Nông nghiệp Na Uy (NILF), Ragnar Tvetera của Đại học Stavanger và NILF, và Ivar Pettersen của NILF đã dự báo, đến năm 2020, nguồn cung dầu cá phục vụ nuôi trồng thủy sản sẽ thiếu khoảng 744 nghìn tấn và khó khăn sẽ chậm lại vài năm nếu

ngành sử dụng ít dầu cá hơn trong thức ăn. Nguyên nhân chính làm thiếu hụt dầu cá là do ngành dược phẩm tăng cường thu mua để làm thuốc viên omega-3. Bản báo cáo cho biết nếu nhu cầu dầu cá tiếp tục gia tăng, những "ngành công nghiệp phục vụ con người" sẽ cần trên 500 nghìn tấn dầu cá vào năm 2015. Sản lượng thủy sản khai thác dành cho sản xuất dầu cá ổn định ở mức 20 triệu - 25 triệu tấn. Báo cáo cũng nêu rõ, ngành nuôi trồng cần phải nhanh chóng tìm ra nguồn omega-3 mới và cùng hợp tác để giải quyết vấn đề. Do đó, giá dầu cá sẽ tăng lên và những sản phẩm làm từ dầu cá sẽ có doanh thu cao nhất [113].

Một phần của tài liệu nghiên cứu thu hồi dầu thô từ đầu cá ngừ vây vàng thunnus albacares (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)