Một số kiến nghị đề xuất đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long.

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (Trang 68 - 73)

a. Kết quả giám định tổn thất bảo hiểm vật chất xe cơ giới.

3.2.3 Một số kiến nghị đề xuất đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long.

3.2.3 Một số kiến nghị đề xuất đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long. Long.

Tất cả những đề xuất đối với Tổng công ty hay Nhà nước chỉ nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho PVI Thăng Long còn thực tế hiệu quả công tác giám định bồi thường thì do PVI Thăng Long quyết định là phần lớn.

Chính vì điều này mà sau khi có một thời gian gần 4 tháng thực tập tại phòng bồi thường, thấy được mặt được cũng như những tồn tại của công ty em xin có các đề xuất sau:

Về mặt nhân sự.

-Tăng cường đội ngủ nhân viên GĐBT.

Hiện nay Phòng GĐBT của PVI Thăng Long chỉ có 4 người trong khi đó số lượng các vụ tai nạn đòi giải quyết bồi thường ngày càng tăng lên. Nên để đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời công ty nên tăng số lượng giám định viên lên thành 7 người. Vì nếu có đủ nguồn nhân lực thì công ty mới có thể đảm bảo thực hiện tốt hệ thống đường dây nóng 24/24 h. Khi đó phòng

SVTH: Lê Thị Xoan Lớp Bảo hiểm 46A

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

GĐBT có thể thực hiện phân công chuyên môn hóa. Bố trí một người nữ chuyên ở phòng để trực giải đáp thắc mắc của khách hàng về vấn đề bồi thường đồng thời có trách nhiệm thống kê tất cả các vụ bồi thường phát sinh trong ngày. Một trưởng phòng là người đưa ra các phương hướng thực hiện, chỉ đạo nhân viên trong phòng và chịu trách nhiệm báo cáo với Ban lãnh đạo. Các nhân viên còn lại được phân chia trách nhiệm một cách rõ ràng. Mỗi tuần nên cắt cử một người giải quyết các vụ phát sinh vào thứ 7 và chủ nhật để cho họ nghĩ hai ngày bất kỳ trong tuần.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các giám định viên.

Như trên ta đã đề cập thì một vấn đề PVI Thăng Long còn gặp phải là cán bộ GĐBT tuy rất am hiểu về ô tô, về kỷ thuật tuy nhiên chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bảo hiểm. Hiện nay tai nạn xảy ra ngày càng nhiều kéo theo đó các vụ trục lợi bảo hiểm cũng tăng lên với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn đòi hỏi giám định viên ngoài có kinh nghiệm thực tế cũng phải nắm chắc kiến thức về bảo hiểm nói chung và kiến thức về khâu GĐBT nói riêng. Để làm được điều đó PVI Thăng Long phải thực sự tuyển dụng kỹ lưỡng nhân viên giám định. Đồng thời khi đã tuyển dụng xong thì phải tiến hành tập huấn nghiệp vụ ngay. Hơn nữa để tạo điều kiện cho giám định viên trẻ học hỏi kinh nghiệm thực tế thì hằng tuần trưởng phòng phải tổng kết đút rút phổ biến cho nhân viên trong phòng kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc mà họ gặp phải. Công ty có thể lựa chọn những người có năng lực đề nghị Tổng công ty cho sang nước ngoài học tập.

- Hướng dẫn đại lý và nhân viên khai thác của công ty thực hiện tốt khâu khai thác.

Khâu GĐBT bồi thường là khâu cuối cùng trong quy trình triển khai sản phẩm, vì thế chất lượng khâu khai thác ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề GĐBT. Nếu trong quá trình khai thác nhân viên, đại lý không giải thích rõ ràng kỷ lưỡng cho khách hàng biết về các điều khoản thì thường gây khó khăn cho

SVTH: Lê Thị Xoan Lớp Bảo hiểm 46A

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

nhân viên GĐBT. Chính vì vậy mà trong khâu khai thác thì nhân viên phải giải thích đầy đủ cho khách hàng cả về những rủi ro được bảo hiểm, những rủi ro không được bảo hiểm, cũng như điều khoản bổ sung. Đồng thời cũng nói rõ cho khách hàng biêt về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để tránh tình trạng khách hàng thắc mắc khi nhận tiền bồi thường.

Trong giới hạn nhất định đại lý và nhân viên khai thác được ủy quyền giám định thay. Nên ngoài nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên GĐBT chuyên nghiệp thì cũng phải chú ý đến đối tượng này.

• Về cơ sở vật chất kỷ thuật

Với việc tăng thêm người cho phòng giám định cùng với thực trạng phòng giám định còn bé như hiện nay thì điều đầu tiên là PVI Thăng Long nên mở rộng diện tích phòng này. Đồng thời trang bị thêm các trang thiết bị phục vụ cho nhân viên GĐBT như máy ảnh kỷ thuật số, máy tính cá nhân, điện thoại liên lạc, máy quay phim, máy ghi âm…

• Về kỷ thuật giám định và bồi thường.

+Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để thực hiện công tác giám định bồi thường. Đặc biệt là cơ quan công an vì họ là những người trực tiếp đo đạc hiện trường vụ án, tìm ra nguyên nhân và mức độ lỗi của mỗi bên. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn để ngăn chặn trục lợi bảo hiểm.

+ Thiết lập mối quan hệ lâu dài với các xưởng sửa chữa để bồi thường chính xác và phục vụ khách hàng tối đa.

+ Để giảm số vụ tồn đọng trong năm công ty nên tìm ra nguyên nhân để giải quyết kịp thời. Đối với những vụ tồn đọng do nhân viên khai thác giám định nhưng do dành thời gian khai thác đã không kịp thời gửi hồ sơ về phòng bồi thường giải quyết thì sẽ được công ty nhắc nhở lần đầu sau đó sẽ có các biện pháp xử phạt nghiêm minh hơn.

• Về mặt quản lý

SVTH: Lê Thị Xoan Lớp Bảo hiểm 46A

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

- Công ty nên lập ra một ban thanh tra, kiểm tra giám sát tình hình GĐBT của công ty. Ban thanh tra này có thể không hoạt động thường xuyên nhưng thỉnh thoảng lại kiểm tra bất ngờ để nắm được tình hình một cách khách quan. Ngoài ra ban thanh tra còn có nhiệm vụ thu thập thông tin về các vụ trục lợi để báo cho toàn công ty biết.

- Có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng bồi thường với phòng kế toán và phòng khai thác để giúp nhân viên giám định thu thập hồ sơ dễ dàng, nhanh chóng. Đề làm được điều đó thì công ty phải xây dựng được trang Web nội bộ để các phòng có thể lấy được thông tin của nhau.

- Để khuyến khích giám định viên làm việc đạt hiểu quả cao thì PVI Thăng Long nên xem xét dựa trên kết quả làm việc của họ phải có những đãi ngộ xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Như tăng lương cho cán bộ giải quyết bồi thường, khi có nhiều vụ tai nạn xảy ra phải làm cả ngày nghĩ thì phải có chế độ bồi dưỡng hợp lý. Đối với những giám định viên phát hiện và ngăn chặn được trục lợi thì được công ty thưởng bằng tiền và biểu dương trước toàn công ty.

SVTH: Lê Thị Xoan Lớp Bảo hiểm 46A

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

KẾT BÀI

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của PVI Thăng Long trong thời gian gần đây. Có được kết quả đó là nhờ một phần lớn vào sự nổ lực trong công tác giám định bồi thường. Giám định bồi thường không những ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm bảo hiểm mà cả danh tiếng của công ty. Chính vì vậy mà PVI Thăng Long với phương châm nhanh gọn, kịp thời, chính xác công tác giám định bồi thường vật chất xe cơ giới đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số mặt tồn tại cần kịp thời khắc phục. Nhận thức được vấn đề này bài viết của em đã đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, Tổng công ty bảo hiểm Dâu khí và đặc biệt là PVI Thăng Long để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giám định bồi thường tại công ty. Em hi vọng là với những kiến thức có được trong 4 năm học đại học và được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo thì những giải pháp mà em đưa ra cho công tác giám định bồi thường sẽ được công ty xem xét.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn ThS. Bùi Quỳnh Anh cùng các anh chị trong PVI Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này!

SVTH: Lê Thị Xoan Lớp Bảo hiểm 46A

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Bùi Quỳnh Anh

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (Trang 68 - 73)