Vài nét về Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam.

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (Trang 26 - 29)

Công ty Bảo hiểm dầu khí được thành lập theo quyết định số 12/BT ngày 23/01/1996 của Bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, giấy phép đăng ký kinh doanh số 110356 ngày 26/01/1996 trên cơ sở Bảo hiểm y tế Dầu khí. PVI là thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. PVI ra đời với nhiệm vụ: xây dựng chương trình quản trị rủi ro, bảo đảm an toàn tài sản cũng như các hoạt động của ngành, đồng thời trực tiếp kinh doanh sinh lợi để tăng tiềm lực tài chính cho tập đoàn.

Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với tổng doanh thu đạt 514 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận, đây là giai đoạn Công ty tập trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình.

Năm 2001 thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn, hàng loạt các biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực, …Với bản lĩnh và chiến lựơc kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình: doanh thu đạt 187 tỷ đồng tăng 167% so với năm 2000, các nhà bảo hiểm và môi giới Quốc tế nhìn nhận vai trò chủ đạo của PVI trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là việc PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro.

Từ năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt.Cùng với những thành tựu đạt được đã tạo tiền đề cho PVI phát triển ngày một mạnh hơn. Doanh thu hàng năm tăng lên rõ rệt thể hiện qua biều đồ tăng trưởng doanh doanh thu sau:

Biểu đồ: 2.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu

Đặc biệt năm 2005 PVI đã có những bước trưởng thành đáng khích lệ về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc…Từ đó PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong nước.

Năm 2006 là năm quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Cùng với chuyển đổi thành công Tổng công ty cổ phần và kết quả doanh thu đạt 1300 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh 130% và tăng 67% so với doanh thu đạt được năm 2005, PVI đã vươn lên vị trí thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam và tiếp tục giữ vị trí đứng đầu lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp.

- Năm 2007 PVI gặt hái được nhiều thành công nhất. Cụ thể PVI đã nhận được Cúp vàng thương hiệu mạnh, là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.

Hoạt động kinh doanh của PVI trong năm qua cũng đã đạt được những kết quả đáng kể.

Bảng 2.1. Hoạt động kinh doanh của PVI tới 31/12/2007:

ĐVT: Triệu đồng

Đơn vị Tình hình khai thác Tình hình bồi thường

Doanh thu Phí thực thu

Phải trả lũy kế BTPT/Phí TT(%) Các ban TCT 1 333 428 1 312 031 259 524 25.38 Ban BHNL 606 095 601 435 208 807 34.72 Ban BHKT 226 198 226 200 25 401 11.23 Ban BHHH 123 500 137 034 615 0.45 Ban DA 8 765 8 229 VP II 5 772 3 222 Ban TBH 122 698 95 511 24 701 25.86 Nhận TBH 73 576 46 389 24 701 53.25 Nhượng TBH 49 122 49 122 Ban đầu tư 212 165 212 165

Ban C.K 28 235 28 235

Các công ty 570 856 539 512 31.91

Tổng cộng 1 904 284 1 851 543 431 668 27.64

( Kết luận giao ban đầu tháng 1/2008 của PVI)

Tính đến hết 31/12/2007, toàn Tổng công ty đạt 1.904 tỷ đồng doanh thu, hoàn thành 107% kế hoạch cam kết với Tập đoàn. Khối các ban kinh doanh đạt 104% kế hoạch, khối các công ty thành viên đạt 97% kế hoạch doanh thu.

Tình hình kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm gốc phát triển tương đối tốt, với doanh thu lũy kế tăng là 131% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 12, các nghiệp vụ có doanh thu cao nhất là Bảo hiểm xe cơ giới( 31 tỷ đồng), Bảo hiểm thân tàu( 18 tỷ đồng). Các nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao so với năm trước là Bảo hiểm xe cơ giới( 236 %) và BH con người( 220%). Ký kết hợp đồng dài hạn với các đối tác lớn, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế thương hiệu của PVI. Tính đến hết ngày 31/12/2007, toàn Tổng công ty đã trả bồi thường 431 tỷ đồng, tương đương 27% phí thực thu. Tình hình bồi thường xe cơ giới vẫn ở mức cao do nguyên nhân khách quan là chủ yếu. Tỷ lệ bồi thường/doanh thu toàn Tổng công ty là 27%, cao hơn so với năm 2006. Về công tác bồi thường toàn Tổng công ty đã trả bồi thường 431 tỷ đồng, tương đương 27% phí thực thu. Tình hình bồi thường xe cơ giới vẫn ở mức cao do nguyên nhân khách quan là chủ yếu. Tỷ lệ bồi thường/doanh thu toàn Tổng công ty là 27%, cao hơn so với năm 2006.

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (Trang 26 - 29)

w