Tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Bảo hiểm Dầu Khí Thăng Long.

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (Trang 34 - 39)

Trước năm 2005 Bảo Việt và công ty Cổ phần Bảo Minh là hai công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng. Trong thời gian này số lượng ô tô còn hạn chế nên doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới chưa cao.

Từ năm 2005 thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới trở nên cạnh tranh quyết liệt hơn do có nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ khác tham gia khai thác nghiệp vụ nầy. Tính đến năm 2007 , trên thị trường có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì có tới 14 doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bao gồm cả nghiệp vụ vật chất xe cơ giới. Theo cam kết WTO thì các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn nước ngoài sẽ có các quyền bình đẳng như các doanh nghiệp trong nước. Chính vì lý do đó mà có thể thấy rằng thị trường bảo hiểm VCXCG sẽ ngày càng phát triển hơn nữa do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.

Nhìn chung trong giai đoạn 2003- 2007 doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới nói chung và VCXCG nói riêng đã tăng lên qua từng năm chỉ riêng năm 2006 do nhà nước áp dụng chính sách đánh thuế đối với xe củ làm cho người dân không mạnh mà lắm với việc sử dụng xe ô tô nên doanh thu phí vì thế cũng giảm.

Năm 2007 là năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều này đã tác động một phần lớn đến tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới trên toàn thị trường. Doanh thu phí tăng lên một phần do số lượng xe tham gia tăng lên, mặt khác là do giá trị xe ngày càng cao nên phí bảo hiểm cũng cao.

Chỉ tiêu Năm

Doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới( Triệu đồng)

Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí (%) 2003 800.12 - 2004 1342.5 167.9 2005 1612.3 120 2006 1711.5 106.2

PVI Thăng Long là một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ cũng tham gia tích cực vào việc khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Cũng như xu hướng chung của thị trường doanh thu phí bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long nhìn chung là tăng lên theo thời gian.

Bảng 2.2. Tình hình khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long giai đoạn 2003-2007.

Chỉ tiêu Năm Số xe tham gia bảo hiểm VC XCG (Xe) Tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm VCXCG (%) Tổng doanh thu phí của toàn Công ty (Triệu đồng) Doanh thu phí BH VC XCG (Triệu đồng) Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm VCXCG (%) Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm VCXCG (%) 2003 1325 - 13017.46 3814.72 29.30 - 2004 1184 -10.64 17229.13 3553.94 20.62 -6.83 2005 1503 26.94 18942.75 5260.71 27.77 48.02 2006 1899 26.34 29824.55 7217.95 24.20 37.2 2007 2350 23.74 36.892,63 9794.46 26.55 35.7

( Nguồn Phòng hành chính kế toán PVI Thăng Long)

Biểu đồ 2.2: Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long (2003-2007)

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long gần như là tăng qua các năm, chỉ riêng năm 2004 doanh thu giảm so với năm trước đó. Trước hết ta thấy từ năm 2003 đến 2007 doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã tăng gấp hơn 2.5 lần(3814.72 đến 9794.46 triệu đồng). Đây là một thành tích đáng kể của PVI Thăng Long trong thời gian qua.

PVI Thăng Long được thành lập từ năm 2002 vì vậy trong thời gian đầu tuy đã được sự hổ trợ rất lớn từ Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam nhưng doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới cũng chỉ được trên 4 tỷ đồng chưa bằng một nửa doanh thu hiện nay. Nguyên nhân của tình hình này là vì công ty vừa mới thành lập được một năm nên vẫn còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, đội ngủ nhân viên còn ít. Chưa có tên tuổi trong thị trường trong khi đó những đơn vị có đội xe lớn đã quen tham gia bảo hiểm tại những công ty đã bảo hiểm cho họ lâu năm và hiện tại các công ty bảo hiểm này đang chăm sóc khách hàng cực kỳ chu đáo khiến cho khách hàng khó có thể thay đổi sản phẩm mới.

Bên cạnh đó trong những năm này đời sống của người dân vẫn chưa cao, số lượng người có ô tô còn hạn chế và nhận thức của họ về bảo hiểm nói chung và bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng còn thấp nên việc cung cấp sản phẩm này lại càng gặp khó khăn.

Năm 2004 do Công ty thay đổi địa điểm từ Hà nội sang Hà đông đã gây bất lợi cho việc khai thác, tìm khách hàng mới cũng như tái tục các hợp đồng làm doanh thu phí giảm 6.83% so với năm 2003 xuống còn 3553.94 triệu đồng.

Sau một thời gian làm quen với địa điểm mới Công ty đã nhanh chóng ổn định, bước vào kinh doanh một cách có hiệu quả. Vì vậy doanh thu 2005 lại tăng lên hơn 1.5 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng là 48.02%.

Với thương hiệu bảo hiểm Dầu khí DNBH đứng thứ hai thị trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, sau một thời gian hoạt động PVI Thăng Long đã để lại ấn tượng tốt trong mắt của khách hàng. Bên cạnh đó PVI Thăng Long đã thực hiện tăng số lượng đại lý khai thác lên và được đào tạo một cách có bài bản có tính chuyên môn hơn. Đại lý của PVI Thăng Long có mặt trên hầu hết các tỉnh phía Bắc như Thanh hóa, Việt trì, Lào Cai… nhằm phục vụ tối đa nhu cầu bảo hiểm của khách hàng. Nên năm 2006 doanh thu đã đạt 7217.95 triệu đồng tăng gần 2 tỷ tương đương với 37.2%. Điều này càng chứng tỏ vai trò to lớn của bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho PVI Thăng Long.

Năm 2007 tuy có sự thay đổi về Lãnh đạo công ty song PVI Thăng Long đã nhanh chóng ổn định lại tình hình, cơ cấu để hoạt động một cách có hiệu quả. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã lên tới 9794.46 triệu đồng, tăng hơn 2.5 tỷ tương đương với 35.7%. Sở dĩ như vậy là vì:

-Tháng 11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO nên thuế nhập khẩu ô tô đã giảm vì vậy mà số lượng người sử dụng xe ô tô tăng lên kéo theo nhu cầu bảo hiểm vật chất xe cơ giới tăng lên một cách đáng kể.

-PVI Thăng Long đã xem trọng việc hoàn thiện công tác giám định bồi thường nên hầu hết các vụ tai nạn xảy đã được GĐV tiến hành giám định bồi thường một cách kịp thời và chính xác.

- Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới nhưng Chi nhánh khu vực Tây Bắc cũng đang tận dụng mọi ưu điểm thế mạnh lấn chiếm thị trường. Các đơn vị kinh doanh của Chi nhánh đang nỗ lực khai thác bảo hiểm xe cơ giới qua các đơn vị tổ chức trung gian như: Hệ thống ngân hàng, các showroom ôtô, các địa điểm dăng ký xe, điểm đỗ xe, bên cạnh đó việc khai thác trực tiếp cũng được giao cụ thể cho các cán bộ chuyên viên, mục tiêu chính là tập trung vào các đơn vị, các công ty có đội xe

lớn, dùng cơ chế tốt để tiếp cận và dùng dịch vụ tốt để lôi kéo khách hàng tạo ra doanh thu lớn. Đồng thời công tác xây dựng đội ngũ đại lý chuyên nghiệp cũng được các đơn vị chú trọng, kiện toàn lại toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ giám định bồi thường để hỗ trợ kịp thời cho công tác khai thác nhằm tạo ra được mạng lưới khai thác trực tiếp rộng khắp thu hút khách hàng.

Tóm lại qua phân tích tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ta có thể nhận thấy được con đường mà PVI Thăng Long đang đi là rất đúng đắn. PVI Thăng Long nên tiếp tục duy trì và hoàn thiện thêm nữa để tốc độ tăng trưởng doanh thu nghiệp vụ này ngày càng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w