Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng tư nhân đồng tâm (Trang 29 - 31)

Ngành nghề kinh doanh:

+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, xây dựng giao thông thủy lợi vừa và nhỏ, xây lắp đường dây và trạm biến áp từ 0,4 - 35 kv.

+ Thi công xây dựng các công trình thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông. + Trồng rừng và chăm sóc rừng.

+ Khai thác, sản xuất kinh doanh gạch, ngói, cát, đá, sỏi… + Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp XDTN Đồng Tâm

Phó giám đốc P. Tổ chức - Hành chính Giám đốc P. Tài chính – Kế toán P. Kế hoạch – Dự án P. Kỹ thuật – Chất lượng P. Kinh doanh

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong doanh nghiệp

- Giám đốc doanh nghiệp: Là người có pháp nhân hợp pháp về mặt pháp lý nhà nước, là người lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sắp xếp, bổ nhiệm các thành viên vào các vị trí phù hợp theo nhu cầu sản xuất từng giai đoạn của dự án, thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để có biện pháp điều chỉnh hoặc thúc đẩy việc hoàn thành dự án đúng tiến độ. Chịu trách nhiệm tài chính, hạch toán, thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước. Giải quyết tốt các mối quan hệ, tạo môi trường uy tín cho doanh nghiệp, định hướng chiến lược và từng bước thực hiện xây dựng doanh nghiệp ổn định, phát triển lâu dài.

- Phó giám đốc: là cố vấn, tham mưu cho Giám đốc, báo cáo trung thực, phân

tích tình hình doanh nghiệp, cùng giám đốc tìm các biện pháp tối ưu trên mọi phương diện hoạt động của doanh nghiệp. Họp bàn thống nhất và chỉ đạo cụ thể các phòng ban nghiệp vụ và các đội sản xuất để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp đề ra.

- Phòng tài chính - kế toán: là cơ quan tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp,

tổ chức triển khai toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước.

Đồng thời phòng tài chính kế toán còn tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện quyền quản lý và sử dụng vốn qua hệ thống báo cáo kế toán và sổ sách kế toán, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp theo đúng pháp luật, giúp Giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả.

- Phòng kế hoạch – dự án: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài

hạn, trung hạn và ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp.

Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành, giám sát tiến độ thi công, lập các thủ tục về hợp đồng, dự toán, thiết kế, quyết toán của các công trình và bảo đảm cho các hoạt động SXKD của Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Ngoài ra còn quản lý hệ thống máy vi tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phòng tổ chức - hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý các công việc hành chính, lưu trữ các tài liệu, tổ chức điều động nhân lực, giải quyết chế độ bảo hiểm, chế độ chính sách với cán bộ, công nhân viên và tổ chức lao động, công tác

thi đua, lập ra các phương án đề xuất việc sử dụng lao động hợp đồng dài hạn, ngắn hạn rồi trình lên giám đốc doanh nghiệp để ký hợp đồng lao động.

Ngoài ra, còn quản lý và cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho nhân viên tại phân viện, tổ chức thực hiện các nội quy cũng như các quy chế của doanh nghiệp.

- Phòng kỹ thuật – chất lượng: trực tiếp điều phối việc thi công, hồ sơ, khắc phục sự cố, điều phối vật liệu và nhân công công trường. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật- chất lượng- tiến độ thi công của công trình. Thi công đúng hồ sơ thiết kế dự toán đã được thẩm định phê duyệt. Các văn bản nghiệm thu theo đúng trình tự và theo quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 và số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005. Là chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị. Tham mưu vào việc điều động các phương tiện, thiết bị vật tư giữa các đơn vị trong doanh nghiệp. Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về thanh lý tài sản cố định.

- Phòng kinh doanh: đây là bộ phận hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong doanh nghiệp. Đảm bảo đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, tiếp cận và nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, tính giá và lập hợp đồng với khách hàng. Theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện của các phòng ban, phân xưởng đảm bảo việc xây dựng đúng thời hạn hợp đồng với khách hàng và kịp thời đề xuất những phương án sản xuất hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng tư nhân đồng tâm (Trang 29 - 31)