Bên cạnh những nhân tố khách quan kể trên, các nhân tố chủ quan cũng có ảnh hưởng không kém tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: xác định nhu cầu sử dụng vốn lưu động thông qua các chiến lược, phương án kinh doanh và phải được xác định trên cơ sở
tiếp cận thị trường cũng như xem xét phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, đường lối phát triển và quy chế của nhà nước. Đây là một trong những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.
- Trình độ quản lý: Ở nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì trình độ và khả năng quản lý là không quan trọng. Nhưng trong điều kiện là nền kinh tế thị trường, nó lại giữ một vai trò có ý nghĩa to lớn, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp yếu kém, không có kinh nghiệm sẽ dẫn tới việc sử dụng lãng phí tài sản lưu động, sử dụng vốn lưu động hiệu quả thấp.
- Người lao động: con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đặc biệt khi các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau một cách gay gắt như hiện nay thì càng khẳng định con người là nhân tố quan trọng nhất tác động đến hiệu quả kinh doanh. Đối với các nhà quản lý, lãnh đạo thì trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của họ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm trong lao động cũng như khả năng thích ứng yêu cầu thị trường của nhân viên dưới quyền cũng góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho doanh nghiệp.
- Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp: Nếu doanh
nghiệp đầu tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu thị trường thì doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, tăng doanh thu, giúp vòng quay vốn lưu động được đẩy nhanh, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng VLĐ cũng tăng theo. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượng không tốt, không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, dẫn đến tình trạng hàng hóa ứ đọng, không tiêu thụ được kéo thoe việc VLĐ cũng bị ứ đọng theo, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Tìm kiếm nguồn trang trải cho nhu cầu VLĐ: Đây là công việc rất quan trọng. Nếu xác định nguồn tài trợ không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán, hoặc gây ra tình trạng lãng phí chi phí. Doanh nghiệp cần cân đối trong việc đảm bảo tài chính và tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
- Lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán: Nếu doanh nghiệp bán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thì lượng vốn bị chiếm dụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp bị mất thêm một khoản chi phí để quản lý các khoản phải thu. Điều này sẽ gây ra tình trạng mất tự chủ về vốn khi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thức bán hàng không ưu đài
thì hàng hóa khó tiêu thụ được. Làm ứ đọng hàng hóa, tăng vốn lưu động trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay VLĐ.
- Các nhân tố khác: ngoài các nhân tố trên, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn chịu ảnh hưởng của một số nhân tố khác như: việc trích lập dự phòng, các quỹ, lỗ tích lũy… các nhân tố này tác động tới lợi nhuận và có ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu khá cơ bản và đặc trưng, có ảnh hưởng đến việc tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong thực tế còn rất nhiều sự thay đổi gây ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tự xem xét, nghiên cứu từng nhân tố để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy đến, đồng thời phát huy những tác động tích cực nhằm đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng vốn hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI DNXDTN ĐỒNG TÂM