Đối tượng khai thác của nghề câu vàng là các loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá song, cá dưa, cá phèn, cá đổng,.. Ngư trường khai thác của nghề này là vùng khơi vịnh Bắc bộ. Ngư trường chính là khu vực Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ. Ngư dân thường sử dụng mồi câu là cá cơm, cá nục, cá chỉ vàng cắt nhỏ.
Sơ đồ kỹ thuật khai thác
Hình 3.1. Sơ đồ kỹ thuật khai thác Chuẩn bị
chuyến biển
Hành trình ra
ngư trường Thả câu
Ngâm câu Thu câu và gỡ cá Bảo quản sản phẩm Chuẩn bị mẻ sau
Chuẩn bị chuyến biển
Công việc chuẩn bị bao gồm: Kiểm tra ngư cụ, máy móc, trang thiết bị khai thác, trang thiết bị hàng hải,... Nếu phát hiện hư hỏng thì cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế ngay. Chuẩn bị nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế cho ngư cụ. Chuẩn bị nhiên liệu, nước đá, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cho chuyến biển. Chuẩn bị mồi câu cho toàn bộ chuyến biển.
Hành trình ra ngư trường và xác định vị trí đánh bắt
Điều khiển tàu theo kế hoạch chuyến biển đã dự kiến trước, thuyền trưởng dẫn tàu ra ngư trường với đường hành trình hợp lý, an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí nhiên liệu.
Trong quá trình tàu hành trình, thủy thủ tiến hành kiểm tra ngư cụ và các trang bị khác lần cuối để điều chỉnh sửa chữa kịp thời. Sau đó vàng câu được sắp xếp theo thứ tự nhất định phục vụ quá trình thả câu thuận lợi.
Thả câu
Sơ đồ bố trí nhân lực cho quá trình thả câu như hình vẽ:
Hình 3.2. Sơ đồ bố trí nhân lực thả vàng câu
- Thuyền trưởng điều khiển tàu trong quá trình thả câu.
- Thuỷ thủ số 1 chịu trách nhiệm thả phao cờ, phao ganh, sau đó chuẩn bị mồi câu và vận chuyển ngư cụ đến vị trí thao tác.
- Thuỷ thủ số 2 chịu trách nhiệm thả dây triên câu.
- Thuỷ thủ số 3 chịu trách nhiệm gỡ lưỡi câu từ kẹp câu chuyển cho thuỷ thủ số 5 và số 6.
- Thuỷ thủ số 4 chịu trách nhiệm thả lưỡi câu.
- Thủy thủ số 5 và 6 chịu trách nhiệm móc mồi vào lưỡi câu và chuyển cho thuỷ thủ số 4 thả xuống biển. Ca bin T T Hầm cá Hầm cá Hầm cá Hầm cá 1 Giỏ câu 2 4 3 5 6
Ngâm câu
Đây là thời gian hoạt động khai thác của vàng câu. Thời gian ngâm câu thường kéo dài khoảng 3 - 5 giờ. Trong quá trình ngâm câu, những thuỷ thủ trực ca có trách nhiệm theo dõi hướng đi của tàu hàng để tránh va chạm. Trong thời gian ngâm câu thủy thủ nghỉ ngơi hoặc làm công việc cần thiết để chuẩn bị công đoạn thu vàng câu.
Thu câu
Quá trình thu câu diễn ra ngược lại với quá trình thả câu. Các thuỷ thủ thu câu được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người tiến hành thu câu. Khi thuyền trưởng thông báo thu câu, các thuỷ thu tiến về vị trí thao tác. Khi tàu tiến sát đến cờ đầu câu, 01 thuỷ thủ tiến hành thu cờ đầu câu và tiến hành thu câu. Thứ tự thu câu được tiến hành lần lượt từ phao đầu câu dây phao đầu câu chì dằn dây câu chính + dây câu nhánh… chì dằn dây phao cờ cờ cuối câu. Trong quá trình thu câu, mỗi nhóm 3 người được bố trí thu 1 kẹp câu, sau đó chuyển cho nhóm khác thu kẹp câu tiếp theo. 3 người được bố trí gồm 1 người thu dây câu chính; 1 người gỡ cá và chuyển lưỡi câu cho người còn lại; 1 người chịu trách nhiệm xếp dây câu vào giỏ câu và móc lưỡi câu vào trong kẹp câu theo thứ tự trước trong, sau ngoài. Thuỷ thủ xếp câu vào giỏ và kẹp câu có trách nhiệm tách và để riêng những lưỡi câu bị hỏng và sửa chữa sau khi thu câu. Trong quá trình làm việc nếu sản phẩm lên nhiều thì nhóm còn lại phải có trách nhiệm hỗ trợ gỡ cá và xếp cá vào khay bảo quản.
Hình 3.3. Sơ đồ bố trí nhân lực thu vàng câu
Sau khi thu hết 1 kẹp câu, nhóm thuỷ thủ còn lại tiến vào thay thế cho nhóm thuỷ thủ trước và tiến hành thu kẹp câu tiếp theo. Trong quá trình nhóm thuỷ thủ số 2 tiến hành thu câu thì 1 người của nhóm thứ nhất hỗ trợ nhóm thứ 2 gỡ và phân loại sản phẩm. 2 người còn lại tiến hành thao lại kẹp câu và sửa chữa những phần câu bị hỏng
Ca bin T T Hầm cá Hầm cá Hầm cá Hầm cá Giỏ câu 1 2 3 4, 5, 6
hóc. Nếu kẹp câu bị hỏng quá nặng mà không thể tiến hành sửa chữa ngay được thì sử dụng kẹp câu dự phòng thay thế và tiến hành sửa lại kẹp câu sau khi mẻ câu kết thúc.
Lấy cá và bảo quản sản phẩm
Sau khi cá được gỡ ra khỏi câu thì cần rửa sạch nhớt và các chất bẩn khác bằng nước biển. Phân loại theo đối tượng và theo kích thước của đối tượng khai thác, đóng gói vào các túi Nilon, hoặc chứa vào các khay nhựa cứng, sau đó các túi (hoặc khay) chứa sản phẩm được đưa xuống hầm đá bảo quản. Cứ một lớp đá đặt một lớp sản phẩm sau đó rải tiếp một lớp đá cho đến khi muối hết sản phẩm. Hàng ngày các thuỷ thủ phải kiểm tra hầm bảo quản sản phẩm, nếu thấy lượng đá bị tiêu hao thì phải bổ sung thêm để đảm bảo trong hầm bảo quản luôn đạt được nhiệt độ từ 2 - 50C.
Chuẩn bị mẻ sau
- Rửa sạch boong thao tác, điều động tàu về vị trí đánh bắt mới.
- Kiểm tra và sắp xếp lại ngư cụ, chuẩn bị mồi câu, nếu có hư hỏng thì phải tiến hành sửa chữa ngay.