Hiệu quả mang lại khi tham gia mô hình tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu tầng đáy huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 103)

- Hiệu quả về mặt kinh tế:

+ Thời gian hoạt động của tàu trong năm: Các tàu luân phiên nhau chở sản phẩm về bờ nên giảm thời gian đi lại, thời gian trung bình một chuyến biển của từng tàu được kéo dài, tăng cường lực khai thác của đội tàu để tận thu nguồn lợi.

+ Mức tiêu thụ nước đá: Khi tàu chở sản phẩm về bờ tiêu thụ, quay lại ngư trường thì chở dầu, nước đá, lương thực, thực phẩm,… nên các tàu luôn được đảm bảo cung cấp nước đá thường xuyên. Điều này sẽ tránh được tình trạng tàu mang quá nhiều

nước đá đi, nhưng hết chuyến biển không sử dụng hết phải mang về bờ, qua đó tiết kiệm được lượng nước đá hao hụt.

+ Chi phí dầu: Do chuyến biển được kéo dài, nên các tàu tham gia mô hình sẽ giảm được thời gian đi lại về bờ cũng có nghĩa là giảm được chi phí dầu. Hơn nữa nhờ việc thường xuyên trao đổi thông tin ngư trường với nhau, nên các tàu cũng sẽ giảm được chi phí dầu để tìm kiếm ngư trường trong những ngày đầu của chuyến. Điều này càng quan trọng khi mà hiện này giá nhiên liệu ngày càng tăng cao.

+ Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm được bảo quản trên biển trong thời gian ngắn (6 ngày) nên chất lượng sẽ rất tốt, chắc chắn giá bán sẽ cao hơn.

+ Sản lượng khai thác: Do tăng được thời gian bám biển nên sản lượng khai thác trong năm của tàu tham gia mô hình sẽ cao hơn so với khi đánh bắt đơn lẻ.

+ Lợi nhuận trong 1 năm: Do sản lượng khai thác tăng, giá bán sản phẩm lại cao hơn nên doanh thu của tàu trong năm tăng. Mặt khác do tiết kiệm được lượng nước đá, giảm chi phí dầu đi lại và dò tìm ngư trường nên lợi nhuận của tàu trong năm sẽ cao hơn.

+ Lao động: Do có sự thống nhất hợp tác về việc sử dụng lao động cho nên lao động của các tàu luôn ổn định, không có việc lao động bỏ tàu này sang tàu khác làm. Qua đó góp phần ổn định sản xuất.

+ Ngoài ra việc thành lập mô hình tổ chức khai thác còn giúp các tàu chủ động được thời gian đưa sản phẩm về bờ, hạn chế tình trạng các tàu về cùng một lúc gây ứ đọng hàng hoá, nhờ vậy sản phẩm luôn bán được với mức giá cao, không bị tư thương ép giá.

Tất cả các yếu tố trên góp phần làm tăng cao hiệu quả khai thác của từng tàu, tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho chủ tàu cũng như thuyền viên.

- Hiệu quả về mặt xã hội:

+ Các tàu hợp tác tương trợ lẫn nhau nên hạn chế được tình trạng cạnh tranh ngư trường, cạnh tranh thuyền viên góp phần ổn định sản xuất, giữ vững an ninh trật tự trên biển và địa phương.

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng do sản phẩm được bảo quản trong thời gian ngắn.

+ Tạo tinh thần đoàn kết tương thân tương ái giữa các chủ tàu - thuyền viên và giữa các tàu trong tổ với nhau, điều này rất cần thiết cho các tàu khi đi khai thác xa bờ.

+ Hỗ trợ đắc lực cho nhau khi có sự cố trên biển, đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên. Mặt khác các tàu khai thác theo tổ, đội cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.

+ Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chính quyền địa phương trong công tác, tập huấn khuyến ngư, tuyên truyền các chủ truơng, chính sách pháp luật cho ngư dân.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Đối với nghề câu tay nhóm công suất <20cv:

Nghề câu tay có vốn đầu tư thấp. Diễn biến năng suất khai thác giảm mạnh trong giai đoạn điều tra. Chỉ số DL1, DL3 có xu hướng giảm rõ rệt. Thu nhập của người lao động nghề câu tay trung bình chỉ đạt 15,2 triệu đồng/năm, thấp hơn so với GDP đầu người Việt Nam cùng giai đoạn. Đội tàu nghề câu tay là những tàu có công suất <20cv, thuộc một trong những đội tàu bị cấm phát triển theo thông tư 62/2008/TT-BNN. Như vậy, không nên tiếp tục phát triển đội tàu câu tay nhóm công suất <20cv của huyện Yên Hưng.

- Đối với nghề câu vàng nhóm công suất 20-49cv:

Năng suất khai thác của đội tàu này có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2006- 2010, lợi nhuận tăng, các chỉ số doanh lợi cũng tăng. Tuy nhiên, lợi nhuận của đội tàu câu vàng nhóm công suất 20-49cv chỉ bằng 1/3 so với lợi nhuận của đội tàu nhóm công suất 50-89cv và 90-150cv. Thu nhập của người lao động ở đội tàu này chỉ đạt 17 triệu đồng/người/năm, bằng một nửa so với thu nhập của các đội tàu câu vàng 50-89cv và 90- 150cv. Mức thu nhập này cũng thấp hơn mức GDP đầu người Việt Nam cùng kỳ. Ngư trường khai thác của đội tàu này là vùng khơi vịnh Bắc bộ. Vùng hoạt động của đội tàu này đã vi phạm Nghị định số 33/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Như vậy, không nên tiếp tục phát triển đội tàu câu vàng nhóm công suất 20-49cv của huyện Yên Hưng.

- Đối với nghề câu vàng nhóm công suất 50-89cv:

Tất cả các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế ở đội tàu này đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006-2010. Chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư (DL2) của đội tàu này ở mức 64% cao hơn nhiều so với chỉ số lạm phát bình quân trong cùng kỳ. Đặc biệt chỉ số năng xuất khai thác và lợi nhuận tăng cao. Thu nhập của người lao động ở đội tàu cao hơn nhiều so với mức GDP đầu người Việt Nam cùng giai đoạn. Cho nên, cần khuyến khích ngư dân đầu tư vào đội tàu câu vàng nhóm công suất 50-89cv.

- Đối với nghề câu vàng nhóm công suất 90-150cv:

Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế ở đội tàu này có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2010. Chỉ số lợi nhuận trên vốn đầu tư (DL2) của đội tàu này ở mức 101% cao hơn nhiều so với chỉ số lạm phát bình quân trong cùng kỳ (12%). Thu nhập của người lao động ở đội tàu đạt 42,1 triệu đồng/người/năm, cao hơn nhiều so với mức

GDP đầu người Việt Nam cùng giai đoạn (957 USD). Cho nên, việc tiếp tục đầu tư vào đội tàu câu vàng nhóm công suất 90-150cv chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu cải tiến ngư cụ, thử nghiệm mồi câu, cải tiến kỹ thuật khai thác nghề câu vàng tầng đáy. Nghiên cứu trang bị máy thu câu, hệ thống tự động hóa trong khai thác để nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm bớt sức lao động con người và giảm thiểu tai nạn trong thao tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Bôn (2003), Kết quả nghiên cứu các chuyến khảo sát tháng 3 – 6/2003 trên các tàu sản xuất của ngư dân tại vùng biển quần đảo trường sa, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.

2. Chính phủ (2008), Quyết định 289/TT-TTg Về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, Hà Nội.

3. Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2011), Tổng hợp cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản, Hà Nội.

4. Nguyễn Quý Dương (2009), Điều tra thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản của Việt Nam, Báo cáo tổng kết dự án, Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản.

5. Vũ Duyên Hải (2008), Đánh giá trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia.

6. Nguyễn Văn Kháng (2002), Một số vấn đề về kinh tế xã hội nghề cá ven bờ các tỉnh nam Trung Bộ và Nam Bộ, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản. 7. Nguyễn Văn Kháng (2011), Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều

chỉnh cơ cấu đội tàu và nghề nghiệp khai thác hải sản, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

8. Đỗ Văn Khương (2007), Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa việt nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

9. Nguyễn Long (1997), Đánh giá hiện trạng, trình độ công nghệ khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

10. Nguyễn Long (1999), Xác định các nghề có năng suất cao, thích hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản 11. Nguyễn Long (2007), Nghiên cứu cải tiến và ứng dụng công nghệ mới trong nghề

câu cá ngừ đại dương ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

12. Đào Mạnh Sơn (2003), Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Hải sản.

13. Phạm Tiến Tỉnh (2006), Giáo trình “Lý thuyết thiết kế tàu thủy”, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

14. Nguyễn Phi Toàn (2007), Báo cáo tổng quan về các loại lồng bẫy, câu vàng đáy, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.

15. Nguyễn Phi Toàn (2007), Hiện trạng kinh tế xã hội nghề cá và tình hình khai thác của cộng đồng ngư dân ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, Báo cáo chuyên đề, Viện Nghiên cứu Hải sản.

16. Lê Đức Trung (2005), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ bảo quản thuỷ sản sau thu hoạch, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II. 17. Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thị Kim Anh, Ola Flaaten, Phan Thị Dung, Nguyễn Thị

Trâm Anh (2007), Phân tích một số nhân tố tác động đến doanh thu nghề lưới rê thu ngừ tại Nha Trang, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007, Trường Đại học Nha Trang.

18. S. Constantine (2002) Sample-Based Fishery Surveys, A Technical Handbook. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome.

19. FAO (2007) The state of the worlds fisheries and aquaculture 2006, Electronic Publishing Policy and Support Branch, Roma, 2007.

20. SEAFDEC (2001), Fishing Gear and Menthod in Southeast Asia. Volum 1, Thailand.

21. SEAFDEC (2002), Fishing Gear and Menthod in Southeast Asia. Volum II, Malaysia.

22. SEAFDEC (2004), Fishing Gear and Menthod in Southeast Asia. Volum III -Part II, Philippine.

PHỤ LỤC

Phụ lục I: Hiện trạng số lượng tàu thuyền nghề cá tỉnh Quảng Ninh

I.1. Diễn biến số lượng tàu thuyền và tổng công suất của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2001-2010. TT Năm Số lượng tàu (tàu) Tỷ lệ biến động (%) Tổng công suất (cv) Tỷ lệ biến động (%) Công suất trung bình (cv/tàu) 1 2001 5.438 - 91.896 - 17 2 2002 5.364 -1,4 114.560 24,7 21 3 2003 5.385 0,4 119.800 4,6 22 4 2004 5.518 2,5 122.000 1,8 22 5 2005 5.644 2,3 119.654 -1,9 21 6 2006 5.666 0,4 129.200 8,0 23 7 2007 7.845 38,5 163.895 26,9 21 8 2008 11.317 44,3 212.172 29,5 19 9 2009 12.077 6,7 214.675 1,2 18 10 2010 13.114 8,6 256.783 19,6 20 Tỷ lệ bình quân 861,1 11,4 18.320,8 12,7 20

(Nguồn: Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản)

I.2. Số lượng tàu thuyền tỉnh Quảng Ninh năm 2010.

Nhóm công suất (cv) STT Địa phương <20cv 20-49cv 50-89cv ≥90cv Tổng 1 Đông Triều 194 25 3 - 222 2 Uông Bí 196 46 22 4 268 3 Yên Hưng 4.274 1.007 177 17 5.475 4 Hoành Bồ 66 - - - 66 5 Hạ Long 890 121 23 12 1.046 6 Cẩm Phả 216 70 15 22 323 7 Vân Đồn 1.295 353 6 69 1.723 8 Cô Tô 347 145 6 7 505 9 Tiên Yên 291 101 - - 392 10 Đầm Hà 316 46 - - 362 11 Hải Hà 693 366 3 33 1.095 12 Móng Cái 1.245 380 8 4 1.637 Tổng 10.023 2.660 263 168 13.114 Tỷ lệ % 76,4 20,3 2,0 1,3 100,0

I.3. Số lượng tàu thuyền huyện Yên Hưng năm 2010. Nhóm công suất (cv) STT Nghề khai thác <20cv 20-49cv 50-89cv ≥90cv Tổng 1 Câu tay 215 8 0 0 223 2 Câu vàng 0 36 44 17 97 3 Chụp mực 0 19 10 0 29 4 Dịch vụ 73 51 0 0 124 5 Lồng bẫy 578 8 0 0 586

6 Lưới kéo đơn 417 703 123 0 1.243

7 Lưới rê 2.991 182 0 0 3.173

Tổng 4.274 1.007 177 17 5.475

Tỷ lệ % 78,1 18,4 3,2 0,3 100,0

Phụ lục II: Hiệu quả kinh tế của các đội tàu khai thác ở vùng vịnh Bắc bộ II.1. Vốn đầu tư trung bình của một đơn vị tàu khai thác ở vùng vịnh Bắc bộ.

ĐVT: trđ/tàu/năm Nghề Nhóm công suất (cv) Tàu thuyền Trang thiết bị Ngư cụ Tổng <20 57,8 13,0 3,9 74,7 20-49 70,2 21,5 7,7 99,3 50-89 125,4 37,7 12,4 175,5 90-150 349,0 138,1 22,4 509,5 Lưới kéo Trung bình 181,5 65,8 14,2 261,4 <20 11,5 6,3 25,7 43,5 20-49 149,2 47,7 127,3 324,2 50-89 266,5 83,7 206,3 556,6 90-150 314,2 92,4 208,3 614,9 Lưới vây Trung bình 243,3 74,6 180,7 498,6 <20 21,1 6,1 2,4 29,6 20-49 56,8 17,5 10,7 84,9 50-89 101,4 30,7 17,3 149,3 90-150 269,7 102,3 673,9 1.046,0 Lưới rê Trung bình 142,6 50,2 234,0 426,7 <20 30,5 6,8 1,6 38,9 20-49 87,9 29,4 5,4 122,7 50-89 157,0 51,6 8,7 217,3 90-150 170,1 65,0 8,5 243,5 Nghề câu Trung bình 138,3 48,6 7,5 194,5 <20 63,4 21,0 8,2 92,6 20-49 80,1 24,1 13,2 117,4 50-89 143,0 42,4 21,4 206,8 90-150 179,3 52,6 13,4 245,4 Nghề khác Trung bình 134,1 39,7 16,0 189,9

II.2. Doanh thu, chi phí, thu nhâp, lợi nhuận trung bình của một đơn vị tàu khai thác ở vùng vịnh Bắc bộ. ĐVT: trđ/tàu/năm Nhóm công suất (cv) Nghề Chỉ số đánh giá <20 20-49 50-89 90-150 Trung bình Doanh thu 555,8 670,7 1.245,7 1.959,2 1.291,9 Chi phí biến đổi 386,1 426,5 686,8 1.051,7 721,7 Chi phí cố định 50,5 63,8 102,1 194,9 120,3

Thu nhập 169,7 244,2 558,8 907,4 570,2

Lưới kéo

Lợi nhuận 119,2 180,4 456,7 712,5 449,9 Doanh thu 168,3 874,5 1.624,1 1.174,6 1.224,4 Chi phí biến đổi 55,3 339,3 546,5 442,1 442,6 Chi phí cố định 67,4 175,9 281,5 667,9 375,1 Thu nhập 113,0 535,2 1.077,6 732,5 781,8 Lưới vây

Lợi nhuận 45,6 359,3 796,2 64,6 406,7

Doanh thu 326,1 707,8 1.314,6 1.854,1 1.292,2 Chi phí biến đổi 105,4 299,3 482,0 693,8 491,7 Chi phí cố định 21,2 57,4 91,8 197,2 115,5 Thu nhập 220,7 408,5 832,6 1.160,3 800,5 Lưới rê

Lợi nhuận 199,5 351,2 740,8 963,1 685,0 Doanh thu 177,6 506,4 940,4 726,1 724,3 Chi phí biến đổi 105,2 208,2 335,3 265,0 269,5 Chi phí cố định 30,5 111,0 177,5 171,8 153,4

Thu nhập 72,4 298,2 605,1 461,1 454,8

Nghề câu

Lợi nhuận 41,9 187,2 427,6 289,3 301,4

Doanh thu 237,5 418,1 776,5 646,7 613,8 Chi phí biến đổi 74,6 193,1 311,0 286,3 263,5 Chi phí cố định 30,9 96,6 154,6 126,6 125,9

Thu nhập 162,9 225,0 465,5 360,4 350,3

Nghề khác

II.3. Hiệu quả sản xuất (doanh lợi) của một đơn vị tàu khai thác ở vùng vịnh Bắc bộ. Nhóm công suất (cv) Nghề Hiệu quả sản xuất <20 20-49 50-89 90-150 Trung bình Doanh lợi 1 27 37 58 57 51 Doanh lợi 2 160 182 260 140 194 Lưới kéo Doanh lợi 3 21 27 37 36 33 Doanh lợi 1 37 70 96 6 57 Doanh lợi 2 105 111 143 11 88 Lưới vây Doanh lợi 3 27 41 49 6 32 Doanh lợi 1 158 98 129 108 112 Doanh lợi 2 674 414 496 92 334 Lưới rê Doanh lợi 3 61 50 56 52 53 Doanh lợi 1 31 59 83 66 69 Doanh lợi 2 108 153 197 119 156 Nghề câu Doanh lợi 3 24 37 45 40 41 Doanh lợi 1 125 44 67 57 56 Doanh lợi 2 143 109 150 95 118 Nghề khác Doanh lợi 3 56 31 40 36 36

Phụ lục III: Chỉ số lạm phát, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu tầng đáy huyện yên hưng, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)