2.2.1. Số liệu sử dụng
Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ cơ sở dữ liệu của Phòng Nghiên cứu Công nghệ Khai thác – Viện Nghiên cứu Hải sản. Số liệu được điều tra trong giai đoạn 2006-2010.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra nghề câu tay, câu vàng huyện Yên Hưng
Năm điều tra
Nghề Nhóm công suất 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Câu tay < 20 22 20 18 21 17 98 20-49 17 16 15 16 16 80 50-89 14 16 15 16 16 77 Câu vàng 90-150 5 6 12 14 16 53 Tổng 58 58 60 67 65 308
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu mẫu
Phương pháp điều tra thu mẫu được tiến hành theo các bước sau đây:
Ở địa phương đã chọn, địa điểm điều tra là các khu vực tập trung đông ngư dân, có số lượng tàu thuyền hoạt động đủ lớn và tính đại diện cao.
- Để thu thập những thông tin phục vụ cho nội dung nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các chủ tàu, thuyền trưởng tại các phường/xã, bến cá. Thông tin điều tra bao gồm: Thông số kỹ thuật tàu thuyền, đặc điểm ngư cụ, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế gồm: Vốn đầu tư tàu, trang thiết bị ngư cụ; sản lượng khai thác; Doanh thu; Chi phí biển đổi, chi phí cố định; thu nhập của người lao động, hiệu quả hoạt động của đội tàu,...
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập từ các chuyến điều tra được kiểm tra, xử lý thô. Sau đó được nhập vào cơ sở dữ liệu. Tính toán năng suất khai thác trung bình, các chỉ số kinh tế đội tàu được thực hiện theo hướng dẫn của FAO.
2.2.3.1. Tính năng suất khai thác
Năng suất khai thác trung bình của mỗi đội tàu được tính toán theo hướng dẫn của FAO[18]. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tính năng suất khai thác cho 1 tàu (1 mẫu phỏng vấn) theo công thức: CPUE=
E C
(1) Trong đó:
CPUE: Năng suất khai thác trung bình theo ngày của chuyến biển. C: Tổng sản lượng của chuyến biển (kg).
E: Cường lực khai thác của chuyến biển (số ngày khai thác) (ngày).
Bước 2: Tính năng suất khai thác trung bình cho một đội tàu theo công thức:
n n i CPUEi CPUE 1 (2) Trong đó:
CPUE: là năng suất khai thác trung bình của đội tàu cần tính (kg/ngày). n: là số mẫu thu thập được.
CPUEi: là năng suất khai thác của tàu thứ i (kg/ngày).
2.2.3.2. Phương pháp tính các chỉ số kinh tế đội tàu
Tính doanh thu trung bình của tàu:
Bước 1: Tính doanh thu của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
DT= DTcb * t (3) Trong đó:
DT: Doanh thu của một tàu trong một năm (triệu đồng). DTcb: Doanh thu trung bình của một chuyến biển (triệu đồng). t: Số chuyến biển thực hiện trong năm.
Bước 2: Tính doanh thu trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i DTi DT 1 (4) Trong đó:
n: là số mẫu thu thập được.
DTi: là doanh thu của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính chi phí biến đổi của tàu:
Bước 1: Tính chi phí biến đổi của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
CPbđ = CPcb * t (5) Trong đó:
CPbđ: Chi phí biến đổi của một tàu trong một năm (triệu đồng).
CPcb: Chi phí trung bình của một chuyến biển (triệu đồng). (gồm chi phí dầu nhớt, nước đá, lương thực thực phẩm, chi phí sửa chữa nhỏ, ra vào cảng).
t: Số chuyến biển thực hiện trong năm.
Bước 2: Tính chi phí biến đổi trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i CPbđi bđ CP 1 (6) Trong đó: bđ
CP : là chi phí biến đổi trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
CPbđ i: là chi phí biến đổi của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính chi phí cố định của tàu:
Bước 1: Tính chi phí cố định của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm: Chi phí cố định của một tàu trong một năm gồm tổng các loại chi phí sau: khấu hao phương tiện khai thác (vỏ tàu, máy chính, ngư cụ, trang thiết bị hàng hải…), lãi suất vốn vay, bảo hiểm, thuế và chi phí sửa chữa lớn. (Khấu hao phương tiện được tính ở đây là 10 năm).
Bước 2: Tính chi phí cố định trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i CPcđi CPcđ 1 (7) Trong đó: cđ
CP : là chi phí cố dịnh trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
CPcđ i: là chi phí cố định của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính tổng thu nhập của tàu:
Bước 1: Tính thu nhập của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
TN = DT- CPbđ (8) Trong đó:
DT: Tổng doanh thu của tàu (triệu đồng). CPbđ: Chi phí biến đổi.
Bước 2: Tính tổng thu nhập trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i TNi TN 1 (9) Trong đó:
TN: là tổng thu nhập trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
TN i: là thu nhập của tàu thứ i (triệu đồng).
Tính lợi nhuận của tàu:
Bước 1: Tính lợi nhuận của một tàu (1 mẫu phỏng vấn) trong một năm theo công thức:
LN= TN - CPcđ - CPlđ (10)
Trong đó:
LN: Lợi nhuận của tàu (triệu đồng). TN: Tổng thu nhập của tàu (triệu đồng). CPcđ: Chi phí cố định của tàu (triệu đồng). CPlđ: Tổng lương lao động của tàu (triệu đồng).
Bước 2: Tính lợi nhuận trung bình của tàu trong một năm theo công thức:
n n i LNi LN 1 (11) Trong đó:
LN: là lợi nhuận trung bình của tàu trong một năm (triệu đồng). n: là số mẫu thu thập được.
Tính năng suất lao động: Nlđ (tấn/người); N’lđ (đ/người) N SL Nlđ N LN N'lđ (12) Trong đó:
Nlđ: Năng suất lao động theo sản phẩm (tấn/người). N’lđ: Năng suất lao động theo giá trị sản phẩm (đ/người). SL: Sản lượng khai thác được (tấn).
LN: Lợi nhuận thu được (triệu đồng). N: Số lượng lao động trên tàu (người).
Tính các chỉ số Doanh lợi (DL, %): C LN = DL1 V LN = DL2 DT LN = DL3 (13) Trong đó:
DL1: Doanh lợi 1 – Hiệu quả hoạt động theo chi phí sản xuất (%). DL2: Doanh lợi 2 – Hiệu quả hoạt động theo vốn đầu tư (%). DL3: Doanh lợi 3 – Hiệu quả hoạt động theo doanh thu (%). LN: Lợi nhuận thu được (triệu đồng).
C: Chi phí sản xuất (triệu đồng).
V: Vốn đầu tư (tàu thuyền, ngư cụ và thiết bị). DT: Doanh thu (triệu đồng).
2.2.3.3. Tính số lượng tàu trong mô hình tổ chức sản xuất - Tính trọng tải tàu: - Tính trọng tải tàu:
Trọng tải của tàu được xác định bằng công thức gần đúng [13]: Pn = η.δ.γ.L.B.T (14)
Trong đó:
Pn: Trọng tải của tàu (tấn). η: Hệ số lợi dụng chiếm nước δ: Hệ số béo chung (δ = 0,22÷0,32)
γ: Trọng lượng riêng của nước (với nước biển γ = 1,025 T/m3 ) L, B, T: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao tính toán của tàu (m).
- Khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu:
P = n x Pn (15) Trong đó:
P: Khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu (tấn). n: Hệ số (Đối với nghề câu vàng n = 0,5)
Pn: Trọng tải của tàu (tấn).
- Tổng thời gian tàu dồn cá, vận chuyển sản phẩm về bờ, nghỉ trong chu kỳ:
T = Ttg+ Tv + Tr + Tbc (16) Trong đó:
T: Tổng thời gian tàu dồn cá, vận chuyển sản phẩm về bờ, nghỉ trong chu kỳ (ngày)
Ttg: Thời gian tàu thu gom sản phẩm (ngày).
Tv: Thời gian tàu chạy từ ngư trường vào bờ (ngày). Tr: Thời gian tàu chạy từ bờ ra ngư trường (ngày). Tbc: Thời gian tàu bán cá và nghỉ ở bờ (ngày).
- Sản lượng trung bình của mỗi tàu trong một chu kỳ khai thác:
bq i ck CPUE T C (17) Trong đó:
Cck: Sản lượng khai thác trung bình của một tàu trong một chu kỳ (kg)
i
CPUE : Năng suất khai thác trung bình của một tàu (kg/ngày). Tbq: Thời gian phù hợp để chuyển sản phẩm về bờ (ngày).
- Xác định số tàu phù hợp cho mỗi mô hình:
ck C P N (18) Trong đó:
N: Số tàu phù hợp cho mỗi mô hình (tàu).
P: Khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu (kg).
Cck: Sản lượng khai thác trung bình của một tàu trong một chu kỳ (kg).
Để đảm bảo sản lượng của các tàu dồn lại không vượt quá khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu thì số tàu phù hợp cho mỗi mô hình được lấy bằng phần nguyên của kết quả tính toán.
- Xác định chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ của một tàu trong mô hình:
T N
CKvc (19)
Trong đó:
CKvc: Chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ của một tàu trong mô hình (ngày). N: Số tàu phù hợp cho mỗi mô hình (tàu).
T: Tổng thời gian tàu dồn cá, vận chuyển sản phẩm về bờ, nghỉ trong chu kỳ (ngày)
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng khai thác nghề câu tầng đáy huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh 3.1.1. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản 3.1.1. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản
Số liệu cơ cấu đội tàu khai thác hải sản tỉnh Quảng Ninh được thống kê từ nguồn thứ cấp ở Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh và Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kết quả thống kê được trình bày ở phụ lục I.
- Diễn biến số lượng tàu thuyền tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2001 – 2010:
Giai đoạn 2001-2010 số lượng tàu lắp máy toàn tỉnh đã tăng từ 5.364 chiếc lên 13.114 chiếc, trung bình mỗi năm tăng 861,1 tàu, với tỷ lệ biến động tăng bình quân hàng năm là 11,4%. Tổng công suất tăng nhanh hơn số lượng tàu từ 91.896cv năm 2001 lên 256.783cv năm 2010, với tỷ lệ biến động bình quân hàng năm là 12,7%. Điều này thể hiện sự gia tăng công suất trên một đơn vị tàu, phản ánh sự phát triển về trình độ công nghệ khai thác của các đội tàu tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2001-2010 [phụ lục I].
- Hiện trạng cơ cấu đội tàu khai thác hải sản toàn tỉnh năm 2010:
Tính đến hết tháng 12/2010 toàn tỉnh có 13.114 tàu khai thác hải sản, phân bố trên 12 huyện. Trong đó có tới 10.023 tàu thuộc nhóm công suất <20cv, chiếm đến 76,4% tổng số tàu cá toàn tỉnh. Nhóm công suất 20-49cv có 2.660 chiếc, tương ứng 20,3%. Đặc biệt, đội tàu khai thác xa bờ nhóm công suất ≥90cv chỉ có 168 chiếc, chiếm 1,3%. Số lượng tàu khai thác nhỏ dần từ nhóm công suất thấp đến nhóm công suất cao thể hiện tính chất qui mô nhỏ của nghề cá tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, ngư trường vùng khơi vịnh Bắc bộ chủ yếu được khai thác bởi đội tàu của miền Trung và Trung Quốc [phụ lục I].
- Hiện trạng cơ cấu đội tàu khai thác hải sản huyện Yên Hưng năm 2010:
Tính đến hết tháng 12/2010, số lượng tàu khai thác hải sản của huyện Yên Hưng có 5.475 tàu, chiếm 41,7% số lượng tàu cá toàn tỉnh. Trong đó, chủ yếu là tàu làm nghề lưới rê và lưới kéo đơn. Nghề câu vàng chỉ có 97 tàu và nghề câu tay có 223 tàu. Số lượng tàu chủ yếu tập trung ở nhóm công suất <20cv, chiếm tới 78,1% số tàu toàn huyện. Số lượng tàu khai thác xa bờ chỉ có 17 chiếc, chiếm 0,3%. Trong giai đoạn điều tra 2006-2010, nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự dịch chuyển đáng kể số lượng tàu câu vàng từ nhóm công suất thấp đến nhóm công suất cao hơn. Ngư dân nâng cấp máy tàu nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý nghề cá vì sợ phải chịu thêm tiền
thuế, phí đăng kiểm, bảo hiểm. Các cơ quan quản lý cũng không nắm bắt, cập nhật được số lượng phương tiện thay đổi công suất tàu. Điều này phản ánh sự yếu kém trong công tác quản lý tàu cá không chỉ ở Quảng Ninh mà còn ở rất nhiều địa phương trong cả nước [phụ lục I].
3.1.2. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị
3.1.2.1. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị nghề câu tay
Kết quả điều tra cho thấy tàu thuyền nghề câu tay huyện Yên Hưng chủ yếu là thuyền nan, chỉ có một số ít là tàu vỏ gỗ. Chiều dài trung bình 6,3m, chiều rộng 2,2m, chiều cao 0,8m (bảng 3.1). Trang bị máy chính là loại máy D do Trung Quốc sản suất, công suất <20cv. Không có tàu nào được trang bị máy điện hàng hàng. Chỉ có 11% số tàu được hỏi có trang bị la bàn. Không có tàu nào trang bị áo phao, phao cứu sinh.
Bảng 3.1. Kích thước tàu thuyền nghề câu tay, câu vàng
Kích thước cơ bản của tàu (m)
Nghề Nhóm công
suất Lmax Bmax H
Câu tay < 20 6,3 2,2 0,8
20-49 12,1 4,1 1,7
50-89 12,6 4,3 1,8
Câu vàng
90-150 13,3 4,6 1,9
3.1.2.2. Đặc điểm tàu thuyền và trang thiết bị nghề câu vàng
Tàu thuyền nghề câu vàng 100% là tàu vỏ gỗ được đóng theo kiểu dân gian của địa phương, có khả năng hoạt động được nhiều nghề khai thác khác nhau.
Kết cấu máy chính và thiết bị đẩy ở phía đuôi tàu. Mạn tàu thấp nên dễ dàng trong thao tác thả, thu câu. Boong tàu rộng được chia làm hai ngăn, mặt boong phẳng, thoáng thuận tiện trong thao tác thả, thu câu và để ngư cụ.
Cabin được bố trí ở gần đuôi, trên hầm máy, sàn cabin cao hơn mặt boong rất thoáng mát. Trên nóc cabin dùng để chứa các bọc đựng dây câu và phao. Vị trí của thuyền trưởng ở tư thế ngồi lái, có góc quan sát rộng, dễ dàng điều khiển tàu đồng thời có thể nhìn thấy tất cả các vị trí của thuỷ thủ khi làm việc để tiến hành chỉ huy trực tiếp.
Các hầm bảo quản sản phẩm được bố trí từ đầu cabin đến mũi tàu, trong đó có một hầm dùng để bảo bảo mồi câu, một khoang thông thủy để lưu giữ cá sống. Các hầm chứa nhiên liệu, nước ngọt được bố trí về phía lái (dưới cabin). Các hầm bảo quản sản phẩm được lót ván đáy và được ghép những tấm xốp cách nhiệt xung quanh.
Kết quả điều tra cho thấy tàu thuyền nghề câu vàng huyện Yên Hưng có chiều dài trung bình từ (12,113,3)m, chiều rộng (4,14,6)m, chiều cao (1,71,9)m (bảng 3.1). Trang bị máy chính hầu hết là loại máy cũ đã qua sử dụng, xuất xứ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. 100% số tàu khảo sát có trang bị la bàn, đàm thoại tầm ngắn, định vị vệ tinh. 91% số tàu được hỏi có trang bị máy dò cá. Không có tàu nào được trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa.
3.1.3. Đặc điểm ngư cụ sử dụng
3.1.3.1. Ngư cụ nghề câu tay
Ngư cụ nghề câu tay có kết cấu khá đơn giản. Cấu tạo của câu gồm có: Ống câu, dây câu, lưỡi câu, dây nhánh, các phụ tùng khác (chì, khoá xoay) và mồi câu (Xem chi tiết ở phụ lục IV).
- Ống câu: dùng vật liệu gỗ hoặc nhựa; chiều dài từ 150200mm; đường kính từ 110150mm.
- Dây câu chính: vật liệu PA sợ đơn; đường kính 0,81,0mm; chiều dài 30-50m. - Dây câu nhánh: vật liệu PA sợi đơn, đường kính khoảng 0,40,6mm; chiều dài khoảng 1,52,0m.
- Lưỡi câu: vật liệu Inox; kích cỡ: lưỡi số 8; 9. - Chì: vật liệu Pb; trọng lượng: 50-200g. - Khoá xoay: vật liệu Inox.
3.1.3.2. Ngư cụ nghề câu vàng
Các đội tàu câu vàng đều có kết cấu ngư cụ giống nhau, chỉ khác là các tàu thuộc nhóm công suất lớn thì trang bị vàng câu có chiều dài lớn hơn các tàu nhóm công suất nhỏ. Kết quả khảo sát cho thấy mẫu câu vàng tầng đáy có các thông số kỹ thuật sau: (Xem chi tiết ở phụ lục IV)
- Dây câu chính là dây PA sợi đơn, đường kính khoảng 1,82,2mm; chiều dài khoảng 7.00010.000m.
- Dây câu nhánh là dây PA sợi đơn, đường kính khoảng 0,91,2mm; chiều dài khoảng 12m.
- Khoảng cách giữa 2 thẻo câu: 34,5m. - Số lượng lưỡi câu: 1.5003.000 lưỡi.
3.1.4. Kỹ thuật khai thác
3.1.4.1. Kỹ thuật khai thác nghề câu tay
Kỹ thuật khai thác của nghề câu tay khá đơn giản. Thuyền trưởng điều động tàu