- Tính trọng tải tàu:
Trọng tải của tàu được xác định bằng công thức gần đúng [13]: Pn = η.δ.γ.L.B.T (14)
Trong đó:
Pn: Trọng tải của tàu (tấn). η: Hệ số lợi dụng chiếm nước δ: Hệ số béo chung (δ = 0,22÷0,32)
γ: Trọng lượng riêng của nước (với nước biển γ = 1,025 T/m3 ) L, B, T: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao tính toán của tàu (m).
- Khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu:
P = n x Pn (15) Trong đó:
P: Khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu (tấn). n: Hệ số (Đối với nghề câu vàng n = 0,5)
Pn: Trọng tải của tàu (tấn).
- Tổng thời gian tàu dồn cá, vận chuyển sản phẩm về bờ, nghỉ trong chu kỳ:
T = Ttg+ Tv + Tr + Tbc (16) Trong đó:
T: Tổng thời gian tàu dồn cá, vận chuyển sản phẩm về bờ, nghỉ trong chu kỳ (ngày)
Ttg: Thời gian tàu thu gom sản phẩm (ngày).
Tv: Thời gian tàu chạy từ ngư trường vào bờ (ngày). Tr: Thời gian tàu chạy từ bờ ra ngư trường (ngày). Tbc: Thời gian tàu bán cá và nghỉ ở bờ (ngày).
- Sản lượng trung bình của mỗi tàu trong một chu kỳ khai thác:
bq i ck CPUE T C (17) Trong đó:
Cck: Sản lượng khai thác trung bình của một tàu trong một chu kỳ (kg)
i
CPUE : Năng suất khai thác trung bình của một tàu (kg/ngày). Tbq: Thời gian phù hợp để chuyển sản phẩm về bờ (ngày).
- Xác định số tàu phù hợp cho mỗi mô hình:
ck C P N (18) Trong đó:
N: Số tàu phù hợp cho mỗi mô hình (tàu).
P: Khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu (kg).
Cck: Sản lượng khai thác trung bình của một tàu trong một chu kỳ (kg).
Để đảm bảo sản lượng của các tàu dồn lại không vượt quá khả năng chứa và bảo quản sản phẩm của tàu thì số tàu phù hợp cho mỗi mô hình được lấy bằng phần nguyên của kết quả tính toán.
- Xác định chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ của một tàu trong mô hình:
T N
CKvc (19)
Trong đó:
CKvc: Chu kỳ vận chuyển sản phẩm về bờ của một tàu trong mô hình (ngày). N: Số tàu phù hợp cho mỗi mô hình (tàu).
T: Tổng thời gian tàu dồn cá, vận chuyển sản phẩm về bờ, nghỉ trong chu kỳ (ngày)
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN