CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TÔN PHƯƠNG NAM TRONG NĂM TỚ
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm:
sau:
Xây dựng chiến lược quảng cáo sản phẩm trong từng giai đoạn, từng thời kỳ với hình thức quảng cáo phù hợp và chi phí vừa phải như: quảng cáo qua đài, báo, mạng internet,… để đối tác và khách hàng biết đến, hiểu được tính năng, công dụng vượt trội mà sản phẩm của công ty đem lại. Thông qua công tác quảng cáo, khách hàng có thể phân biệt được tính ưu việt giữa sản phẩm chất lượng của công ty với các sản phẩm khác cùng loại hoặc phân biệt với các hàng nhái, hàng giả xuất hiện trên thị trường.
Trong những năm gần đây, hằng năm nước ta đều diễn ra các hội chợ triển lãm hàng hóa có chất lượng cao. Đây chính là cơ hội tốt để công ty đủa ra các sản phẩm của mình đến với khách hàng trong khắp cả nước và nước ngoài. Quan trọng hơn, công ty có cơ hội khẳng định uy tín, thương hiệu của mình, từng bước đưa vị thế của mình lên cao trong thị trường.
Trong thời gian tới, công ty cần mở rộng thêm thị trường trong nước và ra các nước bạn. Đối với thị trường trong nước, công ty cần xây dựng hệ thống phân phối, các đại lý rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước, có chính sách bán hàng hấp dẫn thúc đẩy thị hiếu của khách hàng. Đối với thị trường nước ngoài, cần tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc phong tục tập quán, chất lượng nước nhập khẩu đề ra để có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ phù hợp.
Tuy nhiên do tính chất khác nhau giữa các thị trường, công ty nên cân nhắc các lựa chọn trung gian phân phối cho phù hợp. Đối với các những nơi có thu nhập chưa cao, mật độ dân cư thưa thớt, công ty không nên tập trung nhiều vào đây. Chỉ nên tập trung vào một hoặc hai đại lý chính (có thể nhiều hơn tùy vào diện tích) và thiết lập một mạng lưới bán lấy hàng từ các đại lý chính này. Đối với các khu vực các tỉnh có nhiều khu công nghiệp, dân cư thu nhập cao, mật độ dân cư lớn,… công ty cần đưa ra kênh phân phối rộng rãi tất cả mọi sản phẩm và hình thành một mạng lưới các đại lý vệ tinh rộng rãi trên các khu vực thị trường này.
3.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm: phẩm:
Có thể nói việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ bản, quan trọng nhất để tăng lợi nhuận doanh nghiệp nếu như giá bán và mức thế đã được xác định thì lợi nhuận đơn vị sẽ tăng lên hay giảm đi là do giá thành sản phẩm quyết định. Bởi vậy, công ty phải phấn đấu không ngừng để giảm giá thành sản phẩm.
Thông thường, công ty ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp lớn, đối tác lớn đặt hàng, giá bán sản phẩm của công ty đã được xác định từ trước khi sản xuất (từ khi ký hợp đồng với khách hàng) hoặc khi công ty tham gia dự thầu thì việc đưa ra giá dự thầu hay giá bán sản phẩm rất quan trọng. Khi hợp đồng đã được ký kết thì công ty sẽ không được tùy ý tăng giá bán sản phẩm nữa. Do đó, quản lý tốt và tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là cách tốt nhất để công ty tăng được lợi nhuận. Xuất phát từ tình hình đó, những năm tiếp theo công ty cần phải thực hiện việc tiết kiệm cho phí hợp lý ở tất cả các khoản mục, cụ thể:
a, Với các khoản chi phí trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm của công ty nên công tác quản lý chặt chẽ về chi phí nguyên vật liệu là rất quan trọng đối với việc thực hiện lợi nhuận của công ty. Năm 2010, giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với doanh thu công ty đạt được là nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận của công ty năm 2010 giảm so với năm 2009. Do vậy, trong tương lai công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để tiết kiệm các khoản chi phí này nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để công tác quản lý được tốt hơn, tránh sự lãng phí nguyên vật liệu có thể xảy ra ở các khâu, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, công ty cần xây dựng định mức tiêu hao cho các loại nguyên vật liệu mà chưa có định mức tiêu hao hoặc xây dựng lại định mức cho phù hợp với tình hình sản xuất của công ty.
Theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty, phòng kế toán sản xuất có trách nhiệm xây dựng dự toán chi phí nguyên vật liệu làm cơ sở cho việc lập giá thành kế hoạch, xây dựng giá bán sản phẩm. Hàng năm, phòng kế hoạch căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao từng loại sản phẩm bao gồm nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ,… để viết lệnh cho sản xuất. Các phân xưởng dựa trên lệnh sản xuất đó để lĩnh nguyên vật liệu về, số liệu giao đến phân xưởng thì công nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về quản lý và sử dụng, Nếu xảy ra thiếu hụt hay sản xuất hỏng thì công nhân phải bồi thường, còn nếu không dung hết thì giao nhập lại kho. Sử dụng các biện pháp tài chính nhằm khuyến khích ý thức trách nhiệm lao động của công nhân trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu. Đồng thời cung ứng vật từ hợp lý, kiểm tra thường xuyên chất lượng cũng như số lượng nguyên vật liệu trách tình trạng thất thoát hoặc ứ đọng khoản chi phí này.
Giá vốn hàng bán của công ty tăng trong năm 2010, điều đó cho thấy tuy giá nguyên vật liệu tăng cao trong năm nhưng công ty không có nguyên vật liệu thay thế và vẫn phải sử dụng nguyên vật liệu cũ với giá cao để đáp ứng chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Tuy vậy công ty cung cần tìm ra các giải pháp tranh lãng phí và thất thoát các nguồn nguyên vật liệu. Tìm cách dự trữ nguyên vật liệu, điều này sẽ giúp công ty phần nào tránh được ảnh hưởng khi giá nguyên liệu tăng đột biến. Phần lớn nguyên vật liệu của công ty là nguyên vật liệu nhập khẩu, vì thế công ty nên tìm ra các biện pháp tái chế hoặc sử dụng lại các nguồn nguyên vật liệu. Nếu làm được điều này, công ty sẽ tiết kiệm rất nhiều trong chi phí sản xuất.
Để hạn chế về rủi ro tỷ giá, công ty nên thực hiện thêm các nghiệp vụ ngoại hối phát sinh. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa để ý hoặc chú trọng đến các nghiệp vụ phái sinh này dẫn đến chi phí rất lớn khi tỷ giá hối đoái biến động ngoài dự kiến như trong năm qua. Đặc thù sản phẩm của công ty có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nên công ty cần xem xét và chú ý hơn tới các nghiệp vụ này để đảm bảo chất lượng sản phẩm mà chi phí không tăng hoặc tăng không đáng kể. Điều này sẽ giúp công ty đảm bảo sức cạnh tranh về giá cả của sản phẩm trên thị trường.
Đối với chi phí tiền lương, công ty nên có các biện pháp tích cực hơn trong thời gian tới. Cụ thể như, đối với lao động trực tiếp, công ty có thể chuyển sang hình thức trả lương theo sản phẩm để kích thích tăng năng suất lao động. Còn đối với lao động gián tiếp, công ty có thể tính theo nhiệm vụ
suất lao động bằng việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, sắp xếp lao động hợp lý và phù hợp với trình độ và công việc. Đồng thời khuyến khích vật chất cho người lao động, hàng năm mở các cuộc thi tay nghề phat huy sáng kiến trong lao đông. Có quy định và mức thưởng phạt hợp lý với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
b, Với các khoản mục chi phí gián tiếp:
Chi phí bán hàng tăng mạnh trong giai đoạn 2009- 2010. Đặc biệt trong năm 2010, chi phí bán hàng tăng mạnh nhưng doanh thu của công ty tăng chưa xứng với tiềm năng của công ty hiện có. Trong những năm tói đây công ty cần quản lý hợp lý các khoản mục phục vụ hoạt động bán hàng như: chí phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường,… Đồng thời giám đốc công ty phải giám sát, theo dõi các khoản chi phí này lien tục để tránh trường hợp nhân viên lợi dụng khai tăng các khoản chi phí gây thất thoát cho công ty có thể xảy ra.
Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể những năm qua. Công ty cần phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí: chi phí văn phòng, chi phí tiếp khách, … nhằm giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết, phấn đấu đưa chi phí gián tiếp xuống mức thấp nhất có thể. Muốn vậy cần nâng cao ý thức tự giác, tiết kiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và sự quản lý sát sao của những cán bộ làm công tác quản lý. Công ty nên có biện pháp nhằm khơi dậy và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ làm công tác quản lý ở bộ phận đơn vị hay ở toàn công ty như thành lập quỹ khen thưởng giành cho cán bộ có thành tích tốt trong quản lý.