Bảng 2.3: Các chỉ tiêu lợi nhuận trong giai đoạn 2009- 2010
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (Hệ số lãi ròng)
12,33 7,75 (4,58)
Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản (ROAE)
41,54 24,61 (16.93)
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD
41,56 24,61 (16.95)
Tỷ suất lợi nhuận ròng của tài sản (ROA)
36,61 20,92 (15.69)
Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu (ROE)
41.68 25.91 (15.77)
Qua bảng 2.3, ta thấy các chỉ số năm 2010 giảm so với năm 2009.Cụ thể là tỷ suất lợi nhuận doanh thu (hệ số lãi ròng) năm 2010 là 7,75% giảm 4,58%; tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản (ROAE) là 24,61% giảm 16,93%; tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh năm 2010 cũng đạt 24,61 giảm 16,95%; tỷ suất lợi nhuận ròng của tài sản (ROA) năm 2010 là 20,92% giảm 15,69% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu là năm 2010 là 25,91% giảm 15,77%. Do trong năm 2010, công ty không phát sinh chi phí lãi vay nên tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản (ROAE) bằng tỷ suất lợi nhuân trước thuế trên VKD.Tuy trong năm qua, tình hình biến động của thị trường rất phức tạp nhưng công ty vẫn có tỷ suất lợi nhuận ròng của tài sản ROA và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu ROE ở mức không hề thấp, ROA đạt 20,92% tức là bình quân công ty 100 đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kì thì mang lại cho công ty 20,92 đồng và ROE đạt 25,91% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kì thì đem lại cho công ty 25,91 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy giảm nhưng điều này phần nào đó khiến ta thấy được tiềm năng của công ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chính của công ty và bộ phận tạo ra của lợi nhuận này là trọng tâm công tác quản lý lợi nhuận của công ty. Ta đi sâu phân tích sự biến động của bộ phận lợi nhuận từ hoạt động bán hàng qua 2 năm 2009 và 2010.
a.Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn tài chính quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công ty Tôn Phương Nam cũng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty luôn tìm phương pháp để tăng doanh thu hằng năm của mình. Tuy luôn luôn tìm ra phương hướng để tăng doanh thu cho công ty nhưng công ty luôn chú trọng tới hình thức và chất lượng trong từng sản phẩm sản xuất ra. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thỏa mãn thị hiếu của khách hàng, công ty đã không ngừng phấn đấu để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm. Sau đây là tình hình doanh thu các loại sản phẩm của Công ty trong 2 năm 2009 và 2010
Bảng 2.4: Tình hình doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong 2 năm 2009 và 2010 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ(%) DTBH 1.340.457 1.628.619 288.162 21,49 DT tôn kẽm 360.891 513.198 152.307 42,20 DT tôn sơn 968.506 1.076.802 208.296 11,18 DT gia công - 973 973 - DT phế phẩm, phế liệu 9.105 11.513 2.408 26,44 DT khác 1.955 26.133 24.178 1236,72
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Tôn Phương Nam năm 2009 và 2010) Qua bảng 2.4, ta thấy doanh các từng loại sản phẩm của công ty đều tăng. Cụ thể so với năm 2009, doanh thu tôn kẽm tăng 152.307 triệu đồng (ứng với 42,20%); doanh thu tôn sơn tăng 208.296 triệu đồng (ứng với 11,18%); doanh thu phế phẩm, phế liệu tăng 2.408 triệu đồng (ứng với 26,44%); doanh thu khác tăng 24.178 triệu đồng (ứng với 1236,72%) và doanh thu gia công tăng 973 triệu đồng. Do đó, doanh thu bán hàng năm 2010 tăng 288.162 triệu đồng (ứng với 21,49%). So với năm 2009, năm
2010 doanh thu tôn sơn tăng nhiều nhất nhưng tỷ lệ tăng lại là thấp nhất. Tuy mở rộng quy mô sản xuất nhưng sản lượng tiêu thụ lại tăng không đáng kể, cho ta thấy được năm 2010 công ty đầu tư không nhiều vào việc mở rộng sản xuất của loại sản phẩm này. Với mức tăng doanh thu là 152.307 triệu đồng, nhưng doanh thu tôn kẽm lại có tỷ lệ tăng trưởng khá ấn tượng với mức tăng là 42,20%. Hay nói cách khác, loại sản phẩm tôn kẽm này được công ty chú trọng hơn và đầu tư nhiều hơn cho mặt hàng này. Sự vượt trội này đã cho thấy công ty đầu tư vào sản phẩm tôn kẽm khá hiệu quả dẫn đến việc nâng cao doanh thu tiêu thụ. Tiếp đến, với mức tăng 2.408 triệu đồng, doanh thu phế phẩm phế liệu cũng đã tăng một tỷ lệ cao. Điều này cũng dễ hiểu do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất lớn hơn nhiều sao với năm 2009. Điều đáng chú ý trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm nay là doanh thu gia công và doanh thu khác. Đối với doanh thu khác, đây là doanh thu ít được đầu tư nhưng lại mang tới 1 tỷ lệ tăng đến 1236,72% (tức là gấp hơn 12 lần so với năm 2009). Không chỉ thế, năm nay có doanh thu gia công sản phẩm. Với mức doanh thu là 973 triệu đồng, so với năm 2009 (doanh thu này không có) thì đây là một dấu hiệu tốt đối với công ty.
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh thu từng loại sản phẩm
Đơn vị: %
Nhóm sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Tôn kẽm 26,93 32,68 5,75 Tôn sơn 72,25 66,12 (6,13) Gia công 0 0,06 0,06 Phế phẩm, phế liệu 0,67 1,07 0,40 SP khác 0,15 1,61 1,46
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Tôn Phương Nam năm 2009 và 2010) Bảng 2.5 cho ta thấy được biến động về tỷ trọng của các loại mặt hàng tiêu thụ của công ty trong 2 năm 2009 và 2010. Khi so sánh năm 2010 với năm 2009, ta thấy: tỷ trọng tiêu thụ của nhóm sản phẩm tôn kẽm tăng 5,75%; tôn sơn giảm 6,13%; gia công tăng 0,06%,; phế phẩm phế liệu tăng 0,40%; và nhóm sản phẩm khác tăng 1,46%. Trong năm 2010, tỷ trọng sản
một loại sản phẩm hứa hẹn sẽ đem lại doanh thu cao cho công ty. Vì thế mà trong năm tới, công ty sẽ đưa ra thêm nhiều chính sách mới nhằm tăng thêm doanh thu từ loại mặt hàng này. Đối với nhóm sản phẩm tôn sơn, đây là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong các mặt hàng tiêu thụ của công ty nên đây là mặt hàng chủ lực tìm kiếm doanh thu về cho công ty với tỷ trọng 72,25% năm 2009 và 66,12% năm 2010. Như đã nói ở trên, tuy có giảm về tỷ trọng nhưng doanh thu tiêu thụ sản phẩm vẫn tăng nên công ty cần chú ý thêm để đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn để tăng doanh thu của mặt hàng này trong năm 2011. Còn đối với các mặt hàng khác, công ty cần giữ vững doanh thu các mặt hàng này đồng thời khai thác, tìm kiếm nhu cầu của khách hàng để tăng doanh thu lên mức cao nhất có thể
b. Tình hình quản lý chi phí- giá thành:
Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những khoản chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản phầm, hàng hóa dịch vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. Đó là những khoản chi ra với mong muốn thu lại được lợi nhuận. Đối với mọi doanh nghiệp, chi phí là các khoản phải bỏ ra. Vì vậy, họ đều mong muốn thu về mức lợi nhuận cao nhất có thể với mức chi phí bỏ ra thấp nhất có thể. Bởi vậy, vấn đề tiết kiệm chi phí hay tối thiểu hóa chi phí trong kinh doanh là mong muốn và là mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong đó có công ty Tôn Phương Nam. Tiết kiệm chi phí là tiền đề cho việc giảm giá thành sản phẩm, là cơ sở để tăng lợi nhuận một cách hữu hiệu nhất, đặc biệt là trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như hiện nay. Do đó, bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình tiêu thụ nhằm tăng doanh thu bán hàng thì vấn đề quản lú các khoản chi phí cũng là một vấn đề cấp thiết ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của công ty. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của các khoản chi phí đối với lợi nhuận của công ty ta đi vào phân tích tình hình thực hiện chi phí của công tu trong giai đoạn 2009- 2010 thông qua bảng 2.6
Bảng 2.6 : Tình hình thực hiện chi phí của công ty giai đoạn 2009- 2010
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch %DTT Số tiền %DTT Số tiền %DTT DTT 1.340.33 3 100 1.624.372 100 0 GVHB 1.114.903 83,18 1.445.268 88,97 5,79 CPBH 16.431 1,26 17.566 1,08 (0,18) CPQLDN 20.851 1,56 28.877 1,78 0,22
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Tôn Phương Nam năm 2009 và 2010) Đồ thị 2.2 Tình hình thực hiện chi phí của công ty
Qua bảng 2.6, ta thấy tỷ lệ đối với doanh thu thuần giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng so với năm 2009 lần lượt là 5,79% và 0.22%. Trong khi đó tỷ lệ đối với doanh thu thuần chi phí bán hàng giảm 0,18%. Ta đi phân tích lần lượt các khoản chi phí trên
Đầu tiên là chi phí bán hàng. Đây là chi phí có tỷ trọng ít nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Năm 2009, chi phí quản bán hàng của công
năm 2010 chi phí bán hàng của công ty là 17.566 triệu đồng ứng với tỷ lệ đối với doanh thu thuần là 1,08%. Như vậy, năm 2010, chi phí bán hàng của công ty đã tăng một khoản là 1.135 triệu đồng. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì như đã phân tích ở trên, năm 2010 công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (biểu hiện là quy mô vốn kinh doanh tăng 33,67%), đây là nguyên nhân chủ quan, nên phần nào đó giúp doanh thu bán hàng của công ty tăng trong năm. Còn về nguyên nhân khách quan là do năm 2010, do có nhiều biến động về thị trường nên công ty cần tăng thêm các chi phí cho marketing giúp công ty nắm bắt nhu cầu của khách hàng để giúp tăng doanh thu bán hàng. Điều này khiến cho chi phí bán hàng của doanh thu tăng về mặt số lượng hoàn toàn là điều dễ hiểu. Mặt khác, ta lại thấy tỷ lệ đối với doanh thu thuần của chi phí bán hàng trong năm 2010 giảm từ 1,26% năm 2009 xuống còn 1,08% năm 2010, tức là đã giảm đi 1 khoản là 0,18%. Hay nói cách khác, trong năm 2009 thì để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần thì cần tới 1,26 đồng chi phí bán hàng thì sang năm 2010, để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần thì chỉ mất có 1,08 đồng chi phí bán hàng, giảm được 0,18 đồng. Điều này là một điều đáng mừng trong khi doanh thu bán hàng tăng do mở rộng quy mô nhưng chi phí bán hàng lại giảm, đã cho thấy được công ty đã quản lý tốt chi phí bán hàng của mình để nâng cao lợi nhuận. Trong tương lai gần, công ty nên phát huy lợi thế vốn có của mình để tiếp tục đưa ra các phương pháp nhằm tiết kiệm chi phí này một cách có hiệu quả nhất.
Thứ hai là khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng chi phí. Năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 20.851 triệu đồng chiếm tỷ lệ đối với doanh thu thuần là 1,56% và năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp là 28.877 triệu đồng chiếm tỷ lệ đối với doanh thu thuần là 1,78%. Hay nói cách khác, trong năm 2009, để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần cần 1,56 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì sang đến năm 2010 con số đó là 1,78 đồng, tăng 0,22 đồng. Tuy chi phí tăng nhưng ngược lại cho ta thấy được công ty đã quan tâm hơn tới đời sống người lao động trong công ty. Mặt khác, do quy mô của công ty năm 2010 đã được mở rộng so với năm 2009 nên cần nhiều hơn cho công tác quản lý. Nếu đi sâu phân tích, ta có thể thấy, quy mô vốn
kinh doanh của công ty tăng 33,67%, doanh thu tăng 21,19% nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 0,22%, lại càng cho ta thấy rõ được công tác quản lý của công ty được thực hiện tốt.
Cuối cùng là giá vốn hàng bán, khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty. Năm 2009, giá vốn hàng bán của công ty là 1.114.903 triệu đông chiếm 83,18% doanh thu thuần, sang đến năm 2010, giá vốn hàng bán của công ty là 1.445.268 chiếm 88,97% doanh thu thuần. Nói cách khác, 100 đồng doanh thu thuần năm 2009 thu được thù có 83,18 đông giá vốn hàng bán thì sang đến năm 2010 con số này là 88,97 đồng. Tuy doanh thu thuần tăng, giá vốn hàng bán lại cũng tăng, đây là khó khăn trong quản lý các khoản chi phí trực tiếp của công ty. Năm 2010, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, tuy công ty đã cố gằng tìm cách tiết kiệm chi phí đầu vào nhưng do giá nguyên vật liệu trong việc sản xuất tăng cao khiến công ty phải tăng giá vốn hàng bán để phục vụ sản xuất. Doanh thu thuần năm 2010 tăng 21,19% trong khi giá vốn hàng bán tăng 330.365 triệu đồng (ứng với đó là 29,63%) đã phản ánh doanh nghiệp quản lý chưa thật tốt các chi phí trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất như. Để hiểu thêm chúng ta đi sâu vào tình hình thực tế từng khoản chi phí trên.
Bảng 2.7 Chi phí bán hàng giai đoạn 2009- 2010
Đơn vị: Triệu đồng Nhóm chi phí Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) CP vật liệu bao bì đóng gói 75 - (75)
CP quảng cáo 9.443 12.105 2.662 28,19
CP bằng tiền khác 2.061 1.854 (207) (10,04)
Cộng 16.431 17.566 1.135 6,90
( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Tôn Phương Nam năm 2009 và 2010) Qua bảng 2.7, ta thấy chi phí bán hàng năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.135 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 6,90%. Đi sâu vào các loại chi phí ta thấy hầu hết các loại chi phí đều giảm, như chi phí vật liệu bao bì đóng gói năm 2010 là không phát sinh; chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 1.246 triệu đồng (ứng với tỷ lệ giảm là 25,67%) và chi phí bằng tiền khác giảm 207 triệu đồng (ứng với tỷ lệ giảm là 10,04%). Và duy nhất chỉ có chi phí quảng cáo tăng 2.662 triệu đồng (ứng với tỷ lệ tăng là 28,19%. Điều này cho ta thấy được, năm 2010, công ty đã áp dụng nhiều chính sách bán hàng có hiệu quả làm giảm được đa số các loại chi phí bán hàng. Đây là dấu hiệu tốt trong việc giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận đối với công ty. Quy mô sản xuất được mở rộng, nên việc chi cho quảng cáo trong năm 2010 tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Tuy đưa ra các chính sách nhằm tiết kiệm chi phí trong năm 2010 là tốt nhưng công ty cũng nên chú trọng để tăng thêm doanh thu của mình lên mức cao trong năm 2011.
Bảng 2.8 Chi quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2009- 2010
Đơn vị: triệu đồng
Nhóm chi phí Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ(%)
CP nhân viên quản lý 7.863 9.798 1.935 24,60
CP dự phòng trợ cấp mất việc làm - 1.449 1.449 - CP vật liệu quản lý 1.328 2.059 731 55,04 CP đồ dùng văn phòng 255 389 134 52,54 CP khấu hao TSCĐ 484 545 61 12,60 Thuế, phí, lệ phí 52 810 758 1457,69 CP thuê đất Nhơn Trạch 212 1.058 846 399,05
Trích quỹ phát triển khoa học công nghệ - 4.000 4.000 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 4.218 3.452 (766) (18.16) Chi phí bằng tiền khác 6.439 5.318 (1.121) (17,40) Cộng 20.851 28.877 8.026 38,49
Qua bảng 2.8 , ta thấy được các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2010 đa số đêu tăng so vơi năm 2009. Đáng chú ý, năm 2010, công ty có thêm khoản chi phí mới là “trích quỹ phát triển khoa học công nghệ”. Điều này đã chứng minh sự quan tâm của công ty đối với khoa học công nghệ. Với mức trích 4.000 triệu đồng, tuy không lớn nhưng đây lại là “bước chân đầu tiên” của công ty trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học sau này. Với tỷ lệ tăng tương ứng là 1457,69% và 399,05%, khoản “thuế, phí, lệ phí” và “chi phí thuê đất Nhơn Trạch” là nhóm chi phí tăng mạnh nhất trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là điều tất yêu khi công ty mở rông