Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2009 2010:

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tôn phương nam (Trang 46 - 53)

Qua bảng 2.16 , ta thấy lợi nhuận khác năm 2010 lỗ nhiều hơn so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí khác năm 2010 nhiều hơn năm 2009. Năm 2010, công ty đã phát sinh thêm một chi phí khác mới là “chi phí mua thẻ hội viên”. Cụ thể, năm 2010, chi phí mua thẻ hội viên của công ty là 1.710 triệu đồng. Mặt khác, công ty lại giảm được khoản “chi phí hàng hư hỏng không được bồi thường” với mức giảm là 1.423 triệu đồng.

2.2.3. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2009- 2010: 2010:

Bảng 2.17 : Kết quả kinh doanh qua một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Lợi nhuận trước thuế Trđ 189.513 149.999 (39.514)

Lợi nhuận sau thuế Trđ 166.953 127.488 (39.465)

Vốn kinh doanh BQ (Tổng Tài sản BQ)

Trđ 455.958,5 609.465,5 153.507

Vốn chủ sở hữu BQ Trđ 400.540 492.107 91.567

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (Hệ số lãi ròng)

% 12,33 7,75 (4,58)

Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản (ROAE)

% 41,54 24,61 (16.93)

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD

% 41,56 24,61 (16.95)

Tỷ suất lợi nhuận ròng của tài sản (ROA)

% 36,61 20,92 (15.69)

Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu (ROE)

% 41.68 25.91 (15.77)

Như đã trình bày trong phần lý luận chung, lợi nhuận tuyệt đối không phải là chỉ tiêu duy nhất và chính xác để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp, để có cái nhìn tổng quát về tình hình lợi nhuận và khả năng sinh lời tại công ty, ta cần xem xét các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Thông thường người ta dùng các chỉ tiêu sau để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (Hệ số lãi ròng); Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản (ROAE); Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh; Tỷ suất lợi nhuận ròng của tài sản (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Nhưng mặt khác, như đã thấy ở trên, chi phí lãi vay của công ty Tôn Phương Nam giai đoạn 2009- 2010 là thấp nên ta chỉ cần đi sâu vào phân tích 3 chỉ tiêu chính: Tỷ suất lợi nhuận doanh thu; Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROAE) và Tỷ suất lợi nhuận Vốn chủ sở hữu (ROE).

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kì của công ty. Nó thể hiện, khi thực hiện 1 đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Thông qua số liệu bảng 2.17 , ta có thể thấy: năm 2009, tỷ suât lợi nhuận doanh thu của công ty là 12,33% ,tức là cứ 100 đồng doanh thu thu được trong năm 2009 thì sẽ cho công ty 12,33 đồng lợi nhuận sau thuế; sang đến năm 2010, tỷ suất lợi nhuận doanh thu của doanh nghiệp là 7,75%, tức là cứ 100 đồng doanh thu trong năm 2010 mà công ty thu được sẽ cho công ty 7,75 đồng lợi nhuận sau thuế. Vậy, trong năm 2010, tỷ suất lợi nhuận doanh thu hay hệ số lãi ròng của công ty đã giảm so với năm 2009. Cụ thế, năm 2010, tỷ suất lợi nhuận doanh thu của công ty đã giảm 4,58%. Hay nói cách khác, lợi nhuận sau thế mà công ty thu được trên 100 đồng doanh thu công ty thu được năm 2010 so với lợi nhuận sau thế trên 100 đồng doanh thu công ty thu được năm 2009 ít hơn một lượng là 4,58 đồng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lý do trên là do năm 2010, giá vốn hàng bán tăng mạnh so với năm 2009 (do nhiều nguyên nhân) nên làm giảm “lợi nhuận gộp” của công ty (mặc dù doanh thu thuần về bán hàng và doanh thu tài chính của công ty đều tăng). Ngoài ra, do mở rộng quy mô sản xuất nên dẫn đến các chỉ phí năm 2010 đều tăng so với năm 2009 nên cũng làm giảm đi lợi nhuận sau thuế của công ty. Đây cũng sẽ là lý do thúc đẩy công ty trong năm tới cần tìm biện pháp khắc phục để tiến tới đưa lợi nhuận của công ty lên cao. Trong tương lai, công ty cần phải không ngừng đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa nhằm tăng doanh thu cho phù hợp với quy mô và tiềm năng của mình. Mặt khác, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để tiết kiêm chi phí sản xuất, giảm giá thành đơn vị sản phẩm.

b, Tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản (ROAE):

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh. Nó cho ta biết, bình quân cứ 100 đồng tài sản (hay vốn kinh doanh) trong kì bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Qua bảng 2.17 , ta thấy năm 2009, tỷ suất sinh lời kinh tế tài sản của công ty Tôn Phương Nam là 41,54% tức là cứ 100 đồng tài sản bỏ vào kinh doanh thì công ty thu được 41,54 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Sang năm 2010, con số này là 24,61% tức là bình quân bỏ ra 100 đồng tài sản để kinh doanh thì công ty thu về dược 24,61 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, so với năm 2009, thì trong năm 2010, hệ số này của công ty đã giảm 16,93%. Điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất, năm 2010, công ty đã mở rộng tài sản (quy mô) của mình lên so với năm 2009 là 153.507 triệu đồng (ứng với 33,67%) nhưng lợi nhuận của công ty lại không tăng tương xứng. Cụ thể là: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 284.039 triệu đồng (ứng với 21,19%) nhưng đi theo nó là giá vốn hàng bán tăng 330.365 triệu đồng (ứng với 29,63%) và doanh thu hoat động tài chính tăng 16.419 triệu đồng. Thứ hai, năm 2010, tuy công ty đã giảm được chi phí lãi vay (91 triệu) nhưng chi phí này lại quá thấp so với tài sản của công ty (684.248 triệu đồng cuối năm 2010).

Để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định và tài sản ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2009- 2010

Bảng 2.18 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2009- 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

DTT Trđ 1.340.333 1.624.372 284.039 TSCĐ BQ Trđ 174.646 175.430 (784) TSCĐ hữu hình BQ Trđ 10.192 7630 (2.562) TSCĐ vô hình BQ Trđ 13.891 13.891 0 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 7,67 9,25 1,58

Qua bảng 2.18, ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng cao. Cụ thể là năm 2009, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 7,67 tức là cứ bình quân 1 đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh giúp công ty thu về 7,67 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2010, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 9,25 tức là cứ bình quân 1 đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh giúp công ty thu về

9,25 đồng doanh thu thuần, cao hơn năm 2009 là 1,58 đồng. Điều này đã chứng tỏ năm 2010, công ty sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn năm 2009. Mặt khác, ta thấy tài sản cố định vô hình của công ty không biến động trong giai đoạn 2009- 2010. Vì vậy, ta chi cần đi sâu phân tích tình hình tài sản cố định hữu hình để hiểu rõ hơn tình hình tài sản cố định trong năm 2010.

Bảng 2.19 : Tình hình biến động tài sản cố định trong năm 2010

Đơn vị: Triệu đồng Nhà xưởng Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị quản lý Cộng Nguyên giá 01/01/2010 Tăng Giảm 31/12/2010 40.055 - - 40.055 113.863 707 - 114.570 4.881 - - 4.881 2.143 483 - 2.626 160.942 1.190 - 162.132 KHLK 01/01/2010 Tăng Giảm 31/12/2010 33.194 2.497 - 35.691 113.248 325 - 113.573 3.995 256 - 4.251 1.786 289 - 2.075 152.223 3.367 - 155.590 GTCL 01/01/2010 31/12/2010 6.860 4.363 615 997 886 630 357 551 8.719 6.542 ( Nguyên giá TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng là 124.044 triệu đồng)

Năm 2010, do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, vì thế ta thấy được một số loại tài sản cố định hữu hình tăng. Như máy móc thiết bị, nguyên giá tăng 707 triệu đồng; và thiết bị quản lý tăng 483 triệu đồng. Mặt khác, ta thấy được, giá trị còn lại của các tài sản cố định hữu hình của công ty còn lại rất ít so với nguyên giá ban đầu. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần chú trọng mua thêm các tài sản cố định hữu hình nhằm thay thế bổ sung

dụng một số lượng tài sản hữu hình đã khấu hao hết. Đây là nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty tăng cao hơn so với năm ngoái.

Bảng 2.20 : Tình hình quản lý nợ phải trả và hàng tồn kho

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ(%) DTT Trđ 1.340.333 1.624.372 284.039 21,19 GVHB Trđ 1.114.903 1.445.268 330.365 29,63 TSNHBQ Trđ 420.478,5 550.734 130.255,5 30,97 Tiền BQ Trđ 184.901 248.427 63.526 34,35 HTKBQ Trđ 165.889,5 213.833,5 47.944 28,90 Vòng quay HTK Vòng 6,72 7,59 0.87 12,94 Kỳ luân chuyển HKT Ngày 53,57 47,43 (6,14) (11,46)

Khoản phải thu BQ

Trđ 35.358 59.682 24.324 68,79

Vòng quay KPT Vòng 37,93 27,23 (10,70) (28,20)

Kỳ thu tiền BQ Ngày 9,49 13,22 3,73 39,30

Qua bảng 2.20 , ta thấy tiền bình quân,hàng tồn kho và khoản phải thu bình quân năm 2010 tăng so với năm 2009.

Tiền bình quân trong năm 2010 tăng 63.526 triệu đồng (ứng với tỷ lệ tăng 34,35%), nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên cũng cần dự trữ nhiều tiền hơn cho hoạt động của mình.

Tiếp đến là hàng tồn kho bình quân năm 2010 tăng 47.944 triệu đồng (ứng với tỷ lệ tăng là 28,90%). Nguyên nhân tăng chủ yếu là do công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên sản lượng sản xuất ra tăng thêm, trong khi đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng không tương xứng với quy mô mở rộng nên còn nhiều sản phẩm tồn đọng. Tuy giá vốn hàng bán năm 2010 tăng cao (tới 29,63%) nhưng vòng quay hàng tồn kho lại tăng. Cụ thể, so với năm 2009, vòng quay hàng tồn kho năm 2010 đã tăng 0,87 vòng (từ 6,72 vòng năm 2009 lên 7,59 vòng năm 2010). Vì thế nên ta

thấy kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 6,14 ngày (từ 53,57 ngày năm 2009 xuống còn 47,43 ngày năm 2010). Từ đó, công ty nên đưa ra các kế hoạch sản xuất và các chính sách bán hàng hợp lý để tăng thêm sản lượng tiêu thụ, giảm tình trạng ứ đọng hàng tồn kho.

Đối với khoản phải thu năm 2010 so với năm 2009, tăng 24.324 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 68,79%. Điều này cũng dễ hiểu là do quy mô sản xuất tăng, mặt khác do tình hình tiêu thụ không được cao nên cần phải tăng bán chịu cho khách hàng. Vì vậy, vòng quay khoản phải thu năm 2010 đã giảm so với năm 2009. Cụ thể là giảm 10,70 vòng tương ứng với 28,20% và kỳ thu tiền tăng 3,73 ngày, từ 9,49 ngày năm 2009 lên 13,22 ngày năm 2010. Kỳ thu tiền bình quân tăng lên thể hiện tốc độ thu hồi các khoản nợ của công ty giảm làm ứ động trong khâu thanh toán, dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, từ đó giảm hiệu quả sinh lời của công ty. Tuy nhiên, việc công ty vẫn tăng được doanh thu thuần là điều chúng ta cần phải ghi nhận. Nhưng trong thời gian tới, công ty cần tìm các biện pháp tốt hơn để thu hồi các khoản phải thu cho hiệu quả, hợp lý, tránh để mất vốn.

c, Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suât lợi nhuận vốn chủ sỡ hữu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thế với vốn chủ sỡ hữu bình quân sử dụng trong kì. Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn chủ sỡ hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sỡ hữu. Đây cũng là chỉ tiêu mà được quan tâm nhất. Trong bảng 2.17 ,ta thấy tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu năm 2010 giảm so với năm 2009 là 15,77%. Cụ thể, tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu năm 2009 là 41,68%, tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kì tạo ra 41,68 đồng lợi nhuận sau thuế; còn tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2010 là 25,91% , tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kì tạo ra 25,91 đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty, giảm 15,77 đồng so với năm 2009. Điều này do 2 nguyên nhân: một là do lợi nhuận sau thuế năm 2010 giảm so với năm 2009 là 23,63%; hai là do năm 2010, các chủ sở hữu đã góp thêm vốn vào công ty, khiến vốn chủ sỡ hữu công ty tăng 5,41%. Trong thời gian tới, công ty cần tích cực tìm biện pháp tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của mình.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và các giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty tôn phương nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w