7. Kết cấu của Luận văn
4.3 Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp
Trong giới hạn về thời gian, chi phí, nhân lực…nghiên cứu thực hiện theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp này có thể giúp người nghiên cứu có thể chủ động lựa chọn đối tượng nghiên cứu đạt đúng mục tiêu (trong trường hợp mẫu nhỏ). Tuy nhiên, phương pháp chọn mẫu này là phương pháp phi xác suất nên ta không thể đo lường sai số thu mẫu và khả năng tổng quát hóa thấp. Ngoài ra, qui mô mẫu mới chỉ đạt giới hạn dưới, tức qui mô mẫu vừa đủ để sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính. Vì thế, trong nghiên cứu tiếp theo để đạt tính khái quát cao, qui mô mẫu cần mở rộng với số mẫu bằng mười lăm lần các tham số ước lượng. Do đó nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện với mẫu lớn hơn, chọn mẫu theo xác suất và có phân lớp đối tượng để tăng tính khái quát của nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu mới giải thích phần nào sự biến thiên của độc lập vào các biến phụ thuộc. Một tỷ lệ lớn sự biến thiên đó chưa được mô hình giải thích, còn nhiều biến quan sát cần bổ sung vào mô hình. Kiến nghị để hoàn thiện nghiên cứu hơn nên đưa vào thang đo nhiều thành phần, biến quan sát để giải thích mô hình tốt hơn.
Các thang đo một phần được vận dụng từ các nghiên cứu trước đó, một phần do quá trình nghiên cứu định tính của tác giả nên chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu. Nhất là đây là một nghiên cứu khám phá trong lĩnh vực mới, không có số liệu thực nghiệm để so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu. Cần có nhiều phân tích đa nhóm để tìm ra sự khác biệt giữa các nhóm người
KẾT LUẬN
Trong xu hướng phát triển của xã hội, thương mại điện tử đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Là một nghiên cứu khám phá trong lĩnh vực thương mại điện tử, mong muốn của luận văn đó là đi tìm ra những yếu tố tác động đến hành vi mua nhóm qua mạng, một loại hình mới của thương mại điện tử đang rất phát triển trong thời gian gần đây ở thế giới và cả Việt Nam. Mà đối tượng nghiên cứu chính là hành vi mua hàng theo nhóm qua mạng của người tiêu dùng thành phố Nha Trang. Để từ đó đưa ra được một số thông tin, đề xuất giúp những công ty có website bán hàng qua mạng có thể nâng cao được hiệu quả bán hàng, cũng như một số thông tin giúp các nhà cung cấp có thể tham gia vào mô hình này sao cho hợp lý để đem đến những lợi ích cho mình.
Thông qua phương pháp nghiên cứu đã được trang bị trong quá trình học tập, luận văn lấy cơ sở lý luận dựa trên hành vi mua hàng, những đặc điểm của thương mại điện tử, những mô hình về chấp nhận công nghệ, mô hình giải thích hành vi được tiếp cận ở trong và ngoài nước. Nghiên cứu sơ bộ bằng định tính để hiểu rõ hơn về thương mại điện tử trong nước, có những hiểu biết cơ bản về hình thức mua hàng nhóm qua mạng. Những cơ sở lý thuyết đó làm nền tảng cho nghiên cứu chính thức bằng định lượng. Qua mô hình đề xuất, bảng câu hỏi nghiên cứu và khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu cũng đã phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua nhóm qua mạng. Kết quả từ việc khảo sát và phân tích ở trên cho phép tác giả cung cấp một số thông tin, và đưa ra một số gợi ý về giải pháp đối với những website bán hàng theo nhóm, đối với những nhà cung cấp và đối với một số gợi ý về chính sách.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu có liên quan cũng như chủ động thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để làm cơ sở đưa ra những phân tích đánh giá. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như đã đề cập ở trên. Vì thế, nếu có điều kiện phát triển, tác giả hy vọng sẽ tiếp tục công việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện lý thuyết, bổ sung vào những thiếu sót trong kết quả nghiên cứu để đưa ra những kết quả sát thực hơn.
Cuối cùng, một lần nữa tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô, đặc biệt là TS Nguyễn Văn Ngọc, thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt
1. Bộ công thương (2010), Báo cáo thương mại điện tử 2010. 2. Bộ công thương (2011), Báo cáo thương mại điện tử 2011.
3. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (2012), Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2012.
4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.
5. Hoàng Quốc Cường (2010), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ mua hàng điện tử qua mạng, ĐH Bách Khoa HCM .
6. Lê Anh Mai (2007), Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, ĐH kinh tế HCM.
7. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Nghiên cứu khoa học marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, NXB Đại hoc Quốc gia TP HCM. 8. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình “ Thương mại điện tử
căn bản, NXB ĐH Ngoại thương.
9. Phạm Bá Duy (2004), Khảo sát một số yếu tố tác động vào sự sẵn sàng thương mại điện tử, ĐH Bách khoa HCM.
B. Tiếng Anh
10. Ajen, I. (1985), From Intentions to actions : A theory of planned behavior, in : Kuhl, J & Beskmann, J., Action control : From cognition to behavioe, Springer, New York,p.11~39
11. Ajzen I, Fishbein M( 1975). Belief, Attitude, Intention and behavior an introduction to theory and research, Addition-Wesley, Reading, MA.
12. Anders Haslingger, Selma Hodzic, Claudio Opazo (2007). Customer behaviour in Online shopping. Kristianstad University, Master Thesis.
13. Athiyaman A. (2002), Internet user’s intention to purchase air travel online: An Imperial Investigation, Marketing Intelligence & planning, 20:4,pp.234~42
14. Bauer, R.A (1960). Cusumer Behavior As Risk Taking, In D. Cox (ed.), Risk Takig and Information Handling in Consumer Behavior, Harvard University Press, pp. 23- 34.
15. Chen, L.D., Gillenson, M.L, Sherrell, D.L, (2002), Enticing online consumer: An extended tecnology acceptance perspective, Information and Management.
16. Cheong,J and Park,M (2005)Mobile internet acceptance in Korea, Internet research: Electric networking Applicatinons and policy
17. David, D.Fred, and Arbor, Ann. (1989). Perceived Usuefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology. MIS Quarterly September 1989.
18. David F.D, (1993), User acceptiont of computer technology: System characteristics user perceptions and behavior characteristics, interantionals Man-Machine Studies, Vol 38, p475~487.
19. Dellaert,B.,Monsuwe,T.P.,& Ruyter,K.(2004). What drives consumers to shop online? A literature review, International Journal of service Industry managerment. 20. Eliasson Malin, Holkko Lafourcade Johanna, Smajovic Senida (2009). A study of
women’s online purchasing behavior. Jonkoping University.
21. Fusilier, M and Durlabhji (2005) An exploration of student internet use in India: the technology acceptance model and the theory of planned behavior. Campus wideInformation Systems
22. Gefen D. and Straub W., (2000), “ The relative importance of perceived ease of use in IS adoption: A study of E-commerrce adoption”, Journal of Association for Information System.
23. Hair, J. F, Bush, R.P & Ortinau, D.J. 2000, Marketing Research : A Practical Aproach for the new Millennium, McGraw-Hill, USA
24. Harwick, J., and Barki, H. “ Explaining the Role of User Participation in Information System Use,” Management ( 40:4), 1994
25. Joongho Ahn, Jinsoo Park, Dongwon Lee. 6/2001. Risk-focused E-commerce Adoption Model - A Cross Country Study. University of Minnesota.
26. Karahanna, E., and Straub, D.W. “The Psycholoical Origins of Perceived Usefullness and Ease of Use,” Information Management ( 35:4), 1999, pp.237~250 27. Khalil Md Nor, Emad Abu Shanab, and J. Michael Pearson, “Internet Banking Acceptance in Malaysia Based on the Theory of Reasoned Action,” Journal of Information Systems & Technology Management, Vol. 5(1), 2008, pp. 3-14.
28. Kotler P, Levy .SJ(1969), Broadening the concept of marketing, the journal of marketing
29. Limayem ., and Rowe F., (2001), Factors affecting intentions to buy through the web in Hongkong and in France, 5th International conference on the management of networked enterprises, Mahdia.
30. Limayem M. and Frini (2000) “ Factors affecting intentions to buy through the web : A comparitive study of buyers and non buyers”, proceeding of the 5th AIM conference, France.
31. Lucas, H.C.J and Spitler, V.K . “ Technology Use and Performance : A field study of Broker Workstations, ”Decision Sciences (30:2), 1999
32. Marios Koufaris. 2002. Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to Online Consumer Behavior. Information Systems Research.
33. Mathieson, K., (1991), Prediction user intention: Comparing the Technology Acceptance Model with Theory of Planned, Behavior Information System resesrch. 34. Morteza A. Safavi (2007). Predicting important factors of customer behaviour on
Online Shopping in iran. Lulea University of Technology, Master Thesis.
35. Paul J. Hu, Patrick Y.K. Chau, Olivia R. Liu Sheng, Kar Yan Tam. 1999. Examining The Technology Acceptance Model Using Physician Acceptance of Telemedicine Technology. Journal of Management Information Systems.
36. Roger B Blachwell, Paul W.Miniard, James F.Engel, Cusumer behavior (2001), Harcourt College publishers
37. Scheppers, J. and Wetzels, m. “ A Mete-analysis of the Technology Acceptance Model: Investigating Subjective norm and Moderation Effects,” Insformation and Management (44), 2007 pp.90~103.
38. Song J., and Zahedi M., (2001), Web design in E-Commerce: A theory and empirical analysis, International Conference of information System, p.205~220 39. Taylor, S. and Todd., A., (1995), Understanding Information Technology usage: A
test of competing model, Information Systems Research.
40. Tzy-Wen Tang, Wen-Hai Chi (2009). The Role of Trust in Customer Online Shopping Behavior: Perspective of Technology Acceptance Model. National Dong- Hwa University, Taiwan.
41. Venkatesh et al. 9/2003. User Acceptance of Information Technology: Toward a Unified View. MIS Quaterly.
42. Venkatesh, V., M.Morris, G. Davis and F. Davis (2003). User acceptance of information technology: toward a unified view. MIS Quarterly, p.425-478.
43. Wan G. and Che,P.(2004) Chinese air traveler's acceptance towards electronic ticketing, Proceedings of Engineering managerment conference, IEEE international
PHỤ LỤC I
DÀN BÀI THẢO LUẬN
1. Theo anh chị mua hàng theo nhóm qua mạng có những ích lợi gi?
- Sẽ mua được hàng hóa, dịch vụ giá giảm
- Chất lượng hàng hóa vẫn đảm bảo vì các doanh nghiệp khuyến mãi để kích cầu chứ không phải bán hàng hư hỏng, quá hạn sử dụng.
- Thuận tiện, chỉ cần chọn trên máy tính không phải đi ra ngoài, lúc nào rảnh cũng có thể lướt web.
- Dễ dàng xem, so sánh giá cả qua mạng
- Hàng hóa hầu hết giá cả phù hợp và rẻ hơn so với thị trường. - Cảm giác an toàn , không bị nói thách, hay mua hớ.
- Có nhiều người cùng mua giống mình. - Được giao hàng tận nhà.
2. Theo anh chị mua hàng theo nhóm qua mạng có dễ thực hiện không?
- Dễ thực hiện, không gặp khó khăn gì.
- Trang web trình bày dễ hiểu dễ sử dụng, dễ thực hiện thao tác đặt mua hàng.
3. Theo anh chị có những rủi ro nào khi thực hiện mua hàng theo nhóm qua mạng như thế này?
- Hàng kém chất lượng/ gần hết hạn sử dụng vì giá rẻ.
- Mất thời gian đến văn phòng xem vì không tin vào các mô tả trên web.
- Hàng hóa không đa dạng. Một số mặt hàng chỉ có một số loại, kích cỡ, màu sắc nhất định.
- Sợ mất thông tin cá nhân (số điện thoại, địa chỉ nhà, email). - Tâm lý ngại ngùng khi sử dụng thẻ giảm giá dịch vụ.
- Không được trực tiếp cầm sản phẩm nên không chắc chắn về chất lượng. - Miêu tả, hình ảnh sản phẩm không rõ ràng, không giống thực tế.
- Có nhiều hàng Trung Quốc, hàng không có thương hiệu. - Giao hàng chậm, không đúng thời gian.
- Đã đặt hàng nhưng khi đến văn phòng nhận hàng mà lại không có hàng, rất tốn thời gian, công sức.
4. Theo anh chị, giá cả được giảm có phải là một yếu tố kích thích mua hàng theo nhóm không?Anh chị nghĩ như thế nào về các mức giá này?
- Nhìn chung là rẻ so với thị trường. - Mức giảm giá, khuyến mãi khá cao. - Giá cả là yếu tố thúc đẩy tôi mua.
- Mức giảm giá không thật sự như mức web thông báo.
5. Anh/chị nghĩ sao về các mặt hàng, phiếu giảm giá được bán trên website?( chất lượng, độ đa dạng)
- Chất lượng phù hợp với giá tiền. - Chất lượng đúng như website mô tả. - Chất lượng nói chung là tương đối ổn.
- Hàng hóa chưa đa dạng, chưa có nhiều hàng cao cấp.
6. Những người anh chị quen có nhiều người mua hàng theo nhóm không không? Anh chị có nghĩ đây là một xu thế mới không?
- Đây sẽ là một hình thức mua hàng phổ biến trong tương lai vì nó mang lại lợi ích cho ngươì tiêu dùng.
- Bạn bè, đồng nghiệp cũng có nhiều người tham gia mua.
- Nó sẽ phát triển nếu doanh nghiệp có website này làm ăn uy tín. - Nhiều thông tin, forum, báo mạng nói về hình thức này.
7. Có những điều kiện thuận lợi nào khiến anh chị muốn tham gia mua hàng?
- Có máy tính nối mạng, thời gian lướt web..
- Các trang web này thường xuyên update sản phẩm mới. - Họ có hệ thống quảng cáo qua mail, dịch vụ hỗ trợ, tư vấn tốt
8. Thái độ của anh chị đối với hình thức bán hàng này như thế nào?
- Tôi thấy thích thú.
- Sẽ giới thiệu bạn bè tham gia.
- Quan tâm đến vấn đề này và nghĩ là nó hữu ích.
- Bị cuốn hút, tôi thường xuyên truy cập để xem thông tin sản phẩm - Rất thích mua nhóm vì sẽ mua được những sản phẩm, dịch vụ giá rẻ. - Thường xuyên vào vào xem các deal như một thói quen.
9. Anh chị có dự định tham gia mua hàng theo nhóm nữa không?
- Sẽ vẫn tiếp tục mua nhóm nếu có nhu cầu - Có deal/ mặt hàng tốt sẽ tiếp tục mua.
PHỤ LỤC II
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thưa quý anh chị,
Tôi là học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh khóa 2011, trường đại học Nha Trang. Hiện tôi đang nghiên cứu đề tài: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng theo nhóm qua mạng của người tiêu dùng thành phố Nha Trang”.
Những thông tin quý anh chị cung cấp khi điền vào phiếu khảo sát này là một sự giúp đỡ rất quý báu đối với tôi. Xin chân thành cảm ơn!
---
I/ KHỞI ĐỘNG:
1/ Anh chị đã từng mua hàng theo nhóm qua mạng ? Đúng Tiếp tục
Sai Ngừng
2/ Anh chị thường mua hàng ở website nào? ( có thể trả lời nhiều lựa chọn khác nhau)
Muachung.vn Cungmua.com Hotdeal.vn Nhommua.com Runhau.vn Cucre.vn Giaresaigon.vn Ggmart.vn(giagood.vn) Khác ( Vui lòng ghi rõ)…...
3/ Xin anh chị cho biết anh chị biết các website mua nhóm này từ nguồn thông tin
nào?
Bạn bè, đồng nghiệp, người thân Các forum trên mạng, mạng xã hội
Tự tìm kiếm thông tin Đường link/pop up, banner quảng cáo
từ các trang web khác
Áp phíc, băng rôn, tờ rơi Khác(Vui lòng ghi rõ)…...
4/ Anh chị thường mua mặt hàng gì? ( có thể trả lời nhiều lựa chọn khác nhau)
Phiếu giảm giá các dịch vụ du lịch
Phiếu giảm giá dịch vụ(đào tạo,spa, nha khoa, ăn uống, khách sạn…)
Sách truyện Điện máy
Thực phẩm Khác ( Vui lòng ghi rõ)………
5/ Anh/chị mua hàng khoảng bao nhiêu lần trong một tháng?... 6/ Mức độ truy cập website mua nhóm của anh chị?
Thường xuyên Thỉnh thoảng
Chỉ truy cập khi cần mua hàng Chỉ truy cập một cách tình cờ theo đường link quảng cáo.
7/ Trung bình anh/chị thường phải trả bao nhiêu tiền cho một lần mua?
Dưới 200.000 Từ 200.000 đến 500.000
Từ 500.000 đến 1.000.000 Trên 1.000.000
8/ Sau khi đặt mua trên mạng, anh chị thường chọn hình thức nào hơn trong 2 hình