8. Cấu trúc luận văn
1.5. Kết luận chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận của dạy học theo quan điểm kiến tạo với sự hỗ trợ của PHT. Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy:
- DHKT nhấn mạnh vai trò cá nhân trong mối tương tác xã hội với bạn học và GV. DHKT với sự hỗ trợ của PHT sẽ tạo ra môi trường học tập để HS có cơ hội thể hiện mình như bày tỏ các quan điểm, trình bày các ý tưởng, kinh nghiệm cũng như vốn kiến thức của riêng mình trước GV và tập thể lớp. Việc tổ chức dạy học theo quan điểm kiến tạo được bắt đầu từ quan niệm có trước của HS, tổ chức quá trình dạy học để HS có thể tích cực, chủ động bộc lộ các quan niệm có trước và làm cho chúng được thách thức, được kiểm nghiệm. Mục tiêu của DHKT là giúp HS thay đổi quan niệm sai một cách tự nguyện bằng hoạt động nhận thức của bản thân, quan niệm đúng do HS xây dựng nên sẽ tồn tại bền vững.
- Việc vận dụng LTKT trong dạy học là một trong những cách tiếp cận dạy học tích cực, hiệu quả. DHKT với sự hỗ trợ của PHT sẽ phát huy được tính tích cực của HS trong học tập và sẽ nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các quan điểm của DHKT phù hợp với các kết quả nghiên cứu trong tâm lí học, giáo dục học hiện đại và trong nhận thức luận. Vì vậy, vận dụng LTKT vào dạy học vật lí trong điều kiện hiện nay là việc làm có cơ sở khoa học và hết sức cần thiết.
Chương 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHƯƠNG “TĨNH HỌC VẬT RẮN” VẬT LÍ 10 NÂNG CAO THEO QUAN ĐIỂM KIẾN TẠO VỚI
SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP