Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội” pptx (Trang 49 - 52)

Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển của thị trường tín dụng tại VN còn gặp những trở ngại như:

Môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng chưa thực sự đồng bộ, đặc biệt là các quy định về tín dụng. Các quy định về cho vay tiêu dùng chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Những quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng chưa được pháp lý hóa mà chỉ tồn tại ở các văn bản và quy chế giữa ngân hàng và khách hàng. Quyền sở hữu bất động sản và những thủ tục đăng ký thế chấp còn rất phức tạp và rườm rà.

Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi về thuế cho những người đi vay tiền mua nhà như được khấu trừ chi phí vào thu nhập chịu thuế như các quốc gia khác đã làm.

Tính chất cạnh tranh về lãi suất đối với các tổ chức tín dụng khác ở trong và ngoài quốc doanh cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị phần của ngân hàng. Lãi suất biến động qua từng thời kỳ kéo theo các sản phẩm của ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh Hà Nội cũng như của các ngân hàng khác cũng thường xuyên biến động nhưng sự những lãi suất đó hoàn toàn là khác nhau chính vì vậy, giá của những khoản vay cũng khác nhau đối với khách hàng của từng ngân hàng. Sự hấp dẫn của sản phẩm bởi lãi suất là điều khiến khách hàng lựa chọn những ngân hàng có mức lãi suất thấp và có nhiều ưu đãi về dịch vụ, tiện ích khách hàng. Do đó, ngân hàng phải có những bước đi thận trọng và tăng thêm tiện ích sản phẩm để thu hút những khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình.

Trong hoạt động CV đối với CBCNV, đây là đối tượng chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế xã hội do Nhà nước quản lý. Đó là những người có thu nhập ổn định, có sự bảo lãnh của Thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả nợ từ việc trích một phần thu nhập hàng tháng. Thông thường đây là đối tượng có tỷ lệ quá

hạn thấp nhất, khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện cá khoản vay này cũng có một số vấn đề phát sinh như: không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng cử đại diện thay mặt bên vay thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đầy đủ với NH vì các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định, theo dõi khoản vay thu nợ phần lớn phụ thuộc vào đại diện của doanh nghiệp, vì vậy các trường hợp lừa đảo, khách hàng bị buộc thôi việc bất thường Chi nhánh NH khó có điều kiện nắm bắt được. Do đó hạn chế phần nào hạn chế việc mở rộng CV

Về phía khách hàng: Tâm lý chung của người việt Nam là ngại vay mượn, còn người vay được thì lo đồng tiền mất giá, áp lực trả lãi lớn buộc họ phải xoay xở trả cả gốc trước hạn.Chính điều này đã làm hạn chế số lượng khách hàng vay của Chi nhánh.

Nguyên nhân chủ quan

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân: Vì là ngân hàng từ trong Sài Gòn phát triển ra ngoài Hà Nội, ngân hàng vẫn chưa có nhiều chi nhánh tại khu vực phía bắc nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Do đó, việc tiếp cận của ngân hàng với khách hàng bị hạn chế rất nhiều. Nhiều khách hàng thích giao dịch, sử dụng những sản phẩm dịch vụ ở gần nơi sinh sống hay cơ quan làm việc, sự hạn chế về số lượng chi nhánh đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của ngân hàng.

Cho vay du học rất tiềm năng vì thời gian gần đây, xu hướng sinh viên học sinh đi du học đã tăng một cách đột biến, ngân hàng vẫn chưa thực sự có những chiến lược và vị thế trong lĩnh vực này. Sự thiếu hướng dẫn cụ thể của các chứng từ chứng minh tài chính, … bằng các chứng từ còn tồn tại và chưa hấp dẫn được khách hàng.

Kỹ năng cho vay cũng như chất lượng của cán bộ tín dụng cũng chưa tốt: Nhân viên đảm nhận các công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản chưa được huấn luyện bài bản và một bộ phận còn yếu kém trong việc đánh giá tài sản đảm bảo, đặt biệt là đánh giá thu nhập của khách hàng. Do đó, rất khó khăn trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và các điều kiện vay đối với từng khách hàng cụ thể.

Do tính chất của các khoản cho vay tiêu dùng: Tuy các món vay tiêu dùng tuy nhỏ song quy trình thẩm định, phát tiền vay, trả nợ không thay đổi so với các khoản vay lớn, phần lớn có phần phức tạp hơn vì khách hàng phải trả nợ theo tháng. Chính vì vậy, khối lượng công việc phát sinh nhiều trong khi đó lực lượng CBTD của Chi nhánh

còn mỏng, thêm vào đó, đa số CBTD còn rất trẻ, tuổi đời trung bình khoảng 25 – 26 tuổi mới ra trường do đó chưa tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn.

Sự mất cân đối về cơ cấu nguồn vốn: Những yếu tố không phù hợp của các sản phẩm CV cho mục đích tiêu dùng thường xuất phát từ cơ cấu nguồn vốn mất cân đối với tỷ trọng vốn trung, dài hạn thấp và cũng xuất phát từ yêu cầu hạn chế rủi ro của NH do việc kéo dài thời hạn cho vay hay cho vay với giá trị lớn…Phần lớn các khoản CVTD có kỳ hạn dài, đặc biệt đối với các khoản CV để mua nhà ở và phương tiện đi lại có thời hạn từ 3 - 10 năm, trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là ngắn hạn có thời hạn từ 3 - 1 năm

Quản lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều vấn đề bất cập. Ví dụ như, cho vay khách hàng được đảm bảo bằng chính miếng đất mà họ đã mua, rủi ro tín dụng là tương đối cao bởi giá nhà đất thường xuyên biến động và thị trường nhà đất có thể đóng băng bất cứ lúc nào như ở nước Mỹ vừa qua. Gây tổn thất không chỉ tới ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng do khách hàng không trả được nợ và đất cũng không bán được. Hay chi phí và bảo quản tài sản đảm bảo cũng là yếu tố gây khó khăn đối với ngân hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin CNTT vẫn còn yếu: Tuy được chú trọng đầu tư, nhưng năng lực xây dựng và triển khai các dự án tin học còn hạn chế, chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này, mặt khác, việc tổ chức thực hiện yếu, lúng túng dẫn đến thực trạng CNTT vẫn còn yếu kém so với các NHTM khác

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TIÊU DÙNG TI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG

THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội” pptx (Trang 49 - 52)