Các quy trình sử dụng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội” pptx (Trang 39 - 42)

+ Nếu khách hàng lần đầu tiên vay vốn nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng kí thông tin bản thân,hiểu rõ điều kiện vay vốn và thiết lập hồ sơ vay.

+Nếu khách hàng đã từng vay vốn tại ngân hàng thì nhân viên tín dụng có thể bỏ qua việc hướng dẫn khách hàng đăng kí thông tin bản thân mà chỉ phải xem xét lại điều kiện , hồ sơ và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

+ Thông báo cho khách hàng hồ sơ của họ có được chấp nhận hay không.

Bước 2: Tiến hành thẩm định,kiểm tra hồ sơ

+ Bao gồm :kiểm tra tính xác thực của hồ sơ bằng cách tìm hiểu thông tin khách hàng qua các cơ quan phát hành ra những giấy tờ trong hồ sơ và từ các nguồn thông tin khác.

+ Kiểm tra muc đích vay vốn : đối chiếu nhu cầu xin vay với các hóa đơn hàng hóa của khách hàng.

+ Đánh giá khả năng tài chính của khách hàng thông qua thu nhập hàng tháng,thông qua tài sản đảm bảo

+ Tổng hợp nội dung thẩm định sau đó lập bản báo cáo thẩm định cho vay.

Bước 3: Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm :

với trường hợp người vay phải cầm cố, thế chấp tài sản mà tài sản cầm cố thế chấp đó pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bước 4: Tiến hành kiểm tra và lưu nhập vào kho tài sản , các giấy tờ liên quan đến tài sản mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp.

Nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra tài sản được đem ra cầm cố thế chấp ở những tiêu chí sau:

-Kiểm tra tính hợp lệ của tài sản được đem ra cầm cố thế chấp.

-tiến hành xem xét tài sản được cầm cố thế chấp theo các mặt: Chu vi, thể tích, hình dáng, diện mạo ,chủng loại tài sản cầm cố thế chấp.

- Nếu tài sản cầm cố,thế chấp là đất đai hoặc những thứ gắn liền với đất :cần kiểm tra giấy chứng nhận quyền Sử dụng đất hoặc tài sản liên quan đó. Đặc biệt về mặt pháp lí ai là người đứng tên của tài sản được đưa ra cầm cố, thế chấp.

- Tài sản cầm cố là phương tiện giao thông vận tải: phải mua bảo hiểm ứng với loại hình phương tiện đó và khách hàng được phép khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản đó..

- Tài sản này được định giá căn cứ vào thị trường song nhưng cũng cần chú ý đến những yếu tố khác khi phải xử lí tài sản được cầm cố,thế chấp đó.

Lưu ,nhập kho giấy tờ liên quan đến tài sản được cầm cố thế chấp

- Giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với quyền sử dụng đất đai. - Nếu tài sản cầm cố là phương tiện vận tải ngân hàng giữ bản chính của giấy tờ bảo hiểm loại tài sản đó nhưng khách hàng được giữ tài sản và bản sao được công chứng có xác nhận đang cầm cố tại ngân hàng,giấy tờ bảo hiểm ngân hàng giữ trong kho và được là người hưởng quyền lợi bảo hiểm đầu tiên.

Bước 5: giải ngân tài sản được cầm cố ,thế chấp:

Theo quy định pháp luật quá trình giải ngân gồm:

+ Mở sổ theo dõi việc cho vay.

+ Chứng từ giải ngân như sau: nhân viên tín dụng đưa ra cho khách hàng yêu cầu cung cấp các hô sơ , chứng từ của hợp đồng hàng hóa , bảng kê khai chi tiết, chi phí…

+ Chứng từ của ngân hàng là bảng kê rút vốn cộng ủy nhiệm chi. + Nạp thông tin vào chương trình điện toán , luân chuyển chứng từ. + Nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra sau giải ngân.

Bước 6: Thu nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ sang quá hạn và xử lý nợ quá hạn.

Nếu khách hàng trả khoản nợ thông thường: -Cho vào máy thu nợ

- Lập giấy đề nghị giải toả(đã có mẫu sẵn) sau đó xác nhận khách hàng đã trả hết nợ.

- tiến hành thủ tục xuất kho những giấy tờ có liên quan đến tài sản được đem cầm cố thế chấp.Và để được nhận lại giấy tờ của tài sản đang được giữ thì khách hàng phải kí đầy đủ vào phần xuất kho giấy tờ có giá.

-Ghi Vào sổ theo dõi việc cho vay, thu nợ. Gia hạn nợ:

- Để được gia hạn nợ thì cần phải theo những điều kiện sau đây: + không trả được nợ là do nguyên nhân khách quan

+ chậm trả là phải có xác nhận của người mua hàng, người thanh toán. + Nêu rõ lí do không trả nợ trong đơn đề nghị gia hạn nợ.

- khi xin gia hạn nợ phải được thực hiện trước khi đến hạn trả nợ.

 Chuyển sang nợ quá hạn khi : được tiến hành theo quy định của ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội.

2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Hà Nội:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội” pptx (Trang 39 - 42)